Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

NHÂN NGÀY MẤT CỦA CỐ BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC NGUYỄN VĂN HUYÊN 19 THÁNG 10 NĂM 1975




CHUYỆN ĐÃ CŨ NHƯNG VẪN MANG Ý NGHĨA MỚI

- "Thế nào là Đảng đoàn? Đã có Bộ trưởng, Thứ trưởng tại sao lại cần có Đảng đoàn? Đảng đoàn bao gồm tất cả các Thứ trưởng là Đảng viên, thêm 1 hay 2 thành viên khác phụ trách các Vụ quan trọng. Thế thì Đảng đoàn bàn những việc gì? Tại sao tôi là Bộ trưởng mà lại không được biết những gì Đảng đoàn bàn và quyết định...? (hách và có lý đấy chứ? (linhgia)
Trước những câu hỏi dồn dập của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, ông Dương Xuân Nghiêm (Nghiên chứ không phải Nghiêm (Quynh) - khi đó là Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ - đã lặng cả người.
Dẫu vậy, cái tiếng chưa phải là đảng viên của ông Bộ trưởng cũng không tránh khỏi lời "ì xèo" rằng: phải là đảng viên mới có thể lãnh đạo được quần chúng. Nghe được những điều này, ông đã rất trăn trở và đi đến quyết định... xin thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Lý do của ông là vì ... chưa phải là đảng viên nên có thể gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo ngành, nên xin để người khác giữ chức vụ quan trọng này!
Biết chuyện, ngay lập tức, Bác Hồ đến gặp trực tiếp Bộ trưởng Huyên và ôn tồn nói: "Chú đã làm việc rất tốt, điều đó chứng tỏ không phải cứ phải là đảng viên thì mới làm việc hiệu quả. Vấn đề cốt yếu là có tư tưởng yêu nước thương dân, có phương pháp làm việc đúng, nhiệt tình và công tác tích cực thì sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chú có đủ những yếu tố đó, vì vậy Bác khuyên chú cứ tiếp tục giữ trọng trách mà Chính phủ giao. Đây cũng là chú làm việc vì dân vì nước".
Tới năm 1960, chi bộ văn phòng Bộ Giáo dục nhất trí giới thiệu và kết nạp ông Nguyễn Văn Huyên vào Đảng. Đề nghị kết nạp đã được Đảng uỷ cơ quan Bộ giáo dục và Đảng uỷ Văn phòng Trung ương đồng ý. (Không thấy nói tới: Ông Huyên có đồng ý hay không? (linhgia) Nhưng khi thông qua Ban Bí thư thì chính Bác Hồ đã góp ý: "Để chú Huyên ngoài Đảng sẽ có lợi hơn là trong Đảng”. Ý kiến của Bác mọi người đều hiểu và nhất trí, vì vậy việc kết nạp ông Huyên đã không tiến hành. Và theo chỉ thị của Trung ương, nhất thiết trong mọi quan hệ với Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Đảng đoàn và Đảng ủy Bộ giáo dục phải nhìn nhận ông như "một đảng viên chưa vào Đảng".
Theo Tùng Anh
VietnamNet
*

Nguyễn Văn Huyên


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 


                                                                       
Sinh
Mất
Quốc tịch
Việt Nam
Học vấn
Giáo sư, tiến sỹ
Nguyễn Văn Huyên (1908-1975) là một Giáo sư, tiến sỹ, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Ông cũng là người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất với 28 năm, 350 ngày.
 

Tiểu sử

Ông sinh ngày 16 tháng 11 năm 1908 tại Hà Nội, nguyên quán tại xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Thân phụ ông là công chức cho chính quyền thuộc địa Pháp và mất khi ông mới 8 tuổi, mẹ làm nội trợ. Chị gái ông là Nguyễn Thị Mão (sau này là vợ Khâm sai Bắc bộ Phan Kế Toại), tốt nghiệp khoá 1924-1927 Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, là nữ giáo viên đầu tiên của Việt Nam đã hỗ trợ 2 anh em đi học ở Pháp
Năm 18 tuổi, ông và người em trai là Nguyễn Văn Hưởng[1] được gia đình cho đi Pháp du học. Ông học tú tài rồi Cử nhân Văn khoa năm 1929, Cử nhân Luật năm 1931 tại Đại học Sorbonne. Trong thời gian nghiên cứu Tiến sĩ ở Pháp, ông dạy học tại Trường Ngôn ngữ Đông phương. Năm 1934 ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris[2] với luận án chính "Hát đối đáp nam nữ thanh niên ở An Nam" và luận án phụ "Nhập môn nghiên cứu nhà sàn ở Đông Nam Á". Hai bản luận án này được xếp loại xuất sắc, được in thành sách và xuất bản ở Pháp với sự hoan nghênh của giới chuyên môn Pháp, Đức, Hà Lan...
Năm 1935 ông trở về nước, khước từ làm quan, dạy học tại Trường Bưởi (trường Bảo hộ), Ban Tú tài bản xứ. Năm 1936 ông kết hôn với tiểu thư Vi Kim Ngọc, con gái Tổng đốc Thái bình Vi Văn Định. Năm 1938 ông tham gia Hội truyền bá chữ quốc ngữ và chuyển sang nghiên cứu tại Trường Viễn Đông Bác cổ với chức danh Ủy viên thường trực, năm 1941 ông là Ủy viên Hội đồng nghiên cứu khoa học Đông dương. Năm 1938, ông giúp thành lập bộ môn Lịch sử văn minh Việt Nam tại trường Đại học Luật Hà Nội.
Trong cuộc Cách mạng tháng Tám, ông là một trong những người đại diện trí thức Thủ đô cùng với Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Xiển, Hồ Hữu Tường ký bức điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị, nhường quyền kiểm soát đất nước cho nhân dân qua chính phủ cách mạng. Sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử giữ chức Giám đốc Đại học vụ, Bộ Quốc gia giáo dục kiêm Giám đốc Viện Bác cổ. Tháng 11 năm 1946, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục) của Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và giữ chức vụ này trong 29 năm cho đến khi mất vào tháng 10 năm 1975 dù không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Phụ tá cho ông có ba Thứ trưởng: Võ Thuần Nho, Hồ Trúc, Lê Liêm. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam từ khoá 2 đến khoá 7, ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ông qua đời ngày 19 tháng 10 năm 1975 tại Hà Nội.

Gia đình

Phu nhân là bà Vi Kim Ngọc con gái của nguyên Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định. Ông bà có với nhau 4 người con:
  1. Nguyễn Kim Nữ Hạnh (1937-2010), hay Nguyễn Kim Hạnh, nguyên kỹ sư thông tin của Tổng cục Đường sắt, tác giả cuốn hồi ký “Tiếp bước chân cha”.
  2. Nguyễn Kim Bích Hà, hay Nguyễn Bích Hà, Phó giáo sư, Tiến sĩ hóa học, Hiệu trưởng Trường dân lập Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội)
  3. Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ y khoa, Thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  4. Nguyễn Văn Huy, Phó giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.[5]




Đặt một câu hỏi thẳng thắn như thế với một tổ chức Đảng, ông bộ trưởng đứng ở vị trí nào?

Là một bộ trưởng ông có thể coi tổ chức đảng trong bộ như một bộ phận giúp việc cho bộ trưởng.
Là một quần chúng ông phải coi tất cả các đảng viên trong bộ đều là người lãnh đạo của ông.
Rất tiếc ngay từ đầu chúng ta đã dễ dãi chấp nhận công thức cai trị của chế độ cộng sản. Đảng là trên hết, đảng viên là tầng lớp cao nhất trong mọi tầng lớp xã hội. Là quần chúng, thì ông bộ trưởng hay anh lao công đều như nhau, cũng phải chịu sự lãnh đạo của bất kỳ anh đảng viên nào.
Sự công nhận đó đã củng cố thêm thói tự cao tự đại cộng sản, một quan niệm mà nó đã lỗi thời ngay từ khi nó sinh ra. Nó không biện chứng như chủ nghĩa duy vật đã từng rêu rao và nó là động lực chính cản trở sự tiến bộ xã hội lẽ ra phải có ở Xã hội Việt Nam từ lâu rồi. Đó là sự lẫn lộn giữa chất và lượng giữa thiểu số và đa số. Đảng viên dù có ưu tú đến mấy cũng không thể lấy chất đổi thành lượng, vẫn là thiểu số trong cộng đồng dân tộc. Ấy thế mà từ bao giờ chúng ta vẫn chấp nhận sự đảo lộn phi lý, đa số phục tùng thiểu số?

Ông Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên cũng hỏi một câu có tính dằn mặt cho sự tự tôn có tính hoang tưởng của siêu bộ phận ở cái bộ mà ông chính là người phụ trách.lãnh đạo. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét