Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015


         
Đầu súng trăng treo

Thân mến tặng các bạn Bùi văn Ba, Hoàng Hải, Bùi hữu Chiến ...và những bạn từng ngồi chung chiếu “Tiếp quản” !
                                        
Tuyệt vời !
Thật không dám khen “Phò Mã tốt áo”. Nhưng phải công nhận rằng : Ông “Nhà Thơ - Hoạ Sĩ” này đã vẽ nên bức tranh tuyệt vời. Trước khi bước vào trận đánh, chờ giặc tới mà lại đem treo “Chị Hằng” vào đầu mũi súng ! Thì hỏi rằng : Đánh giặc có khác chi làm thơ ? Lại nữa, còn rất dân dã. Bức tranh ông vẽ nó phảng phất bút pháp của dòng “Tranh Bờ Hồ”. Các tác giả của những họa phẩm này, thường cao hứng đặt vào tranh những cánh buồm, những mảnh trăng vào chỗ bất ngờ nhất. Tăng thêm cảm hứng cho người từ vùng quê lên thành phố mua tranh.

Không biết tác giả định cho anh chiến sĩ quan sát vầng trăng ở tư thế nào ? Nhưng nếu được tả toàn cảnh bức tranh, thì tôi sẽ cho hai anh chiến sĩ nằm gác chân lên nhau. Truyền cho nhau hơi ấm đồng đội, xua đi cái lành lạnh đầu thu, chung tâm trạng hồi hộp sắp vào trận đánh ... Chợt trở mình và thấy mảnh trăng hạ huyền mắc vào đầu khẩu súng trường ghếch trên bụi Mua bên gối. Một đêm lại sắp qua ! Cái cảm giác này, chỉ những người đã từng chung chiến hào mới biết nâng niu, trân trọng. Cái cảm giác yên bình đối với người bên cạnh.
Tôi chuyển ngành, ra ngoài quân đội đã lâu. Nhưng vào đầu năm 1975 lại được sống cái không khí náo nức mỗi khi vào mùa chiến dịch. Cũng ba lô cóc, tăng võng, mũ tai bèo ... Hệt một anh chiến sĩ giải phóng !
Mũi một lên đường trước chừng mươi ngày gì đó, do anh Tư T. làm trưởng đoàn. Mũi hai chúng tôi xuất phát vào sáng ngày 29 tháng 4 – 1975 do anh L.V dẫn đầu. “Thê đội 2” này là một “binh chủng hợp thành”, không thể thiếu, nếu muốn phát triển và củng cố vững chắc, sau khi “đầu cầu” đã được đánh chiếm. Như thế có nghĩa là : Tuy hai mũi, nhưng chung một nhiệm vụ tiếp quản các cơ sở truyền hình của đối phương, khi có điều kiện. Còn một đặc điểm chung là đều xuất phát trước giờ giải phóng. Mũi một tiếp quản đài chiều ngày 30/4/1975, thì mũi hai vào chậm ba ngày, chiều 3/5/1975 mới hiệp quân được với mũi một.
Chuyện không có gì đáng nói, nếu như sau này, ai đó không có sự ngộ nhận, dẫn đến biến cái vinh dự của ngày 30 ấy thành cái thế độc tôn ... ngay cả với chiến hữu của mình ! Vầng trăng ai nỡ xẻ làm đôi ? Hay hồn ma bóng quỷ từ thời Trịnh-Nguyễn lại hiện hình ở thế kỷ hai mươi này ?
Ngay giữa sân Đài Truyền Hình Giải Phóng tập hợp 4 lực lượng :
- Người cũ của Đài Sài Gòn ở lại bàn giao.
- Người từ căn cứ kháng chiến ® tiến vào.
- Người đi tập kết từ năm 1954 trở về.
- Người Miền Bắc tham gia tiếp quản.
Đến đây xin phép cho tôi tạm dẹp cái hình ảnh thơ mộng “Đầu súng trăng treo”, để nói lên một sự thật phũ phàng.  Những hình ảnh không ai muốn có. Những hình ảnh không ngờ mà có.
Biết thân biết phận, nên cái lực lượng thuộc chế độ cũ, không dám ho he hóc hách ... Chờ những quyết định ban ra từ ”Quý anh Giải phóng”.
Lực lượng Miền Bắc, tăng cường cho tiếp quản, cũng thấy rõ cái vị trí “phết phẩy” của mình.
Duy chỉ có hai lực lượng, gốc là Miền Nam, nhưng một là qua tập kết, được đào tạo những kiến thức cơ bản để tiếp quản. Một là lực lượng đã có “công lao” trụ lại, nay từ bưng biền trở về giải phóng quê hương. Cái “chiếu trên”, “chiếu dưới”, lúc này mới thực sự thành vấn đề. Tất nhiên lực lượng tại chỗ, lực lượng “Rờ” phải độc chiếm thượng phong. Mặc cho những nấm mồ viễn xứ, tuy đã lên đến hàng triệu vẫn trở thành đồ rởm (?) Hai lực lượng “Ngụy” và “Miền Bắc” có trở thành ngoại đạo, cũng là chuyện tất nhiên !

Đơn cử mấy chuyện dưới đây :
Không biết nẩy sinh từ những mâu thuẫn nào ? Mà một anh lái xe Miền Bắc, nguyên Bí thư Chi Bộ ... (Vì sợ mang tiếng nặc danh, nên xin nói tên thật) Anh Hoàng Hải, đã đứng giữa sân đài Truyền hình (Sài Gòn) gào lên :
- Thằng “7” T. kia ! Mày có nghĩ ngày nào sẽ quay lại Miền Bắc không ? Tao thề sẽ nhổ vào bộ mặt chó má của mày ! ...
Các xe từ Uỷ ban Phát Thanh Truyền Hình Miền Bắc vào, khi quay ra đều được lật cả cốp xe lên kiểm soát, giữa sân Đài và trước mặt những anh em của “Chế độ cũ”. Cái gì có thể nói ở đây ? Sự nghiêm chỉnh hay lòng đố kỵ được nguỵ trang ? Nói trắng ra là anh 7 sợ người ta chuyển hết hàng từ Miền Nam ra Miền Bắc. Cái nơi đã thắt lưng buộc bụng nuôi anh ta khôn lớn, dành đủ đặc quyền đặc lợi cho những đứa con xa xứ xa nhà. Đào tạo anh ta nên người để anh ta có đủ năng lực làm “Cách mạng Rờ”. Thật là vu vơ và hồ đồ, vì nếu có thế thì còn đâu chiếc Phôn Va Ghen để ngày ngày anh tự lái đưa chị 7 đến Đài ?
Đồng chí ĐTH, thường vụ duy nhất từ Đảng Uỷ Miền Bắc cử vào, cũng sớm bị quy là quan hệ vô nguyên tắc với gia đình sống ở Miền Nam (?) Đó là quan hệ giữa ông bố già và anh con trai xa nhà hơn 20 năm đi tập kết. Thật không còn gì mỉa mai hơn ?
Ông VTD, thời đó là phó tổng biên tập của Đài Truyền hình Việt Nam, khi nhắc đến anh 7, đã phải cay đắng thốt lên :
- Ôi cái thằng ? Nó là em vợ mình đấy ! Nhưng ngay với mình, nó đối xử cũng có ra sao đâu, nói chi ... ?
Tôi đau lòng phải dẫn ra những điều phi đồng chí, thiếu đồng loại ấy để chứng minh giấc mộng “Đầu súng trăng treo” đã phút chốc trở nên hão huyền !
Dẫn ra một số chuyện để thấy cái hiện tượng kỳ thị ấy đâu có phải là cá biệt ? Trước khi vào câu chuyện của tôi. Một anh chàng Miền Bắc được cử đi tiếp quản. Ngoài cái nhiệt tình và trình độ cần thiết ra, không còn cái danh hiệu gì bảo đảm thêm. Tuy đã được nhiều lần lãnh đạo ngành, giới thiệu là nằm trong mớ “những viên gạch đầu tiên”, được đào tạo ở nước ngoài, nhưng lại vẫn ... không Đoàn, không Đảng. Như thế có nghĩa là : Trước anh 7, tôi chỉ là con tép riu, còn anh 7 lại là tay nhậu mắm có cỡ ! Một điều nữa là tôi vốn chủ quan, nghĩ rằng đúng là cứ làm, nên khi anh 7 và lực lượng của anh dương bẫy ra thì tôi sập bẫy là cái chắc.      Than ôi !


Như đã kể ở “ KỶ NIỆM TIẾP QUẢN ”, năm 1975, tôi tiếp quản phần Văn Nghệ của Đài Truyền hình Sài Gòn. (Sau 30 tháng 4 đổi là Đài Truyền hình Giải Phóng). Tôi có một cái “hớ” (đó là bạn bè phê tôi, chứ tôi không cho rằng mình hớ) là ở ngay vào nhà một ông “Chuẩn tướng Ngụy”. Ông Phan duy Du. Ông này là bạn thân với gia đình bà cô bên ngoại của tôi. Bà Hoàng thị Phương đã nói với ông bà Du cho tôi ở nhờ để đi làm cho tiện vì nhà gần Đài. 39 Duy Tân với 9 Hồng Thập Tự chỉ một quãng đường.
Tôi không biết rằng ngôi nhà đó đã nằm trong tầm ngắm của một cái anh “4R” nào đó. Anh ta đã chiếm 3 căn hộ phía ngoài và tính làm nốt cả cái căn hộ của ông bà Du cho nó gọn một con hẻm. Để “làm cơ quan”. Thế là vô tình tôi đã thành vật chướng ngại trên “con đường giải phóng” của anh 4R. Tôi đã là cái gai nằm trong mắt quý anh 4. Không biết quý anh đã làm thế nào mà hư cấu nên cái lý lịch sặc mùi phản động, gán cho tôi ?
- Liên hệ với CIA. (hẳn là vì đã ở nhà ông Du ?)
- Chiều chiều đưa xe tải đi hôi tài sản, của đồng bào bên kia Cầu chữ Y. (dù cho đến lúc ấy tôi vẫn chưa biết cái Cầu chữ Y hình thù nó ra sao ? Nó là i dài hay i ngắn ?)
Chỉ chừng ấy tội thôi, một là “Gián Điệp”, hai là “Thổ Phỉ”  đã đủ cho tôi lãnh án “Bóc lịch dài dài” thậm chí có thể “Dựa cột” ! Khi nghe LMK cán bộ cùng tiếp quản (thậm chí còn là Xếp của tôi nữa), cho biết : Trong một cuộc họp nội bộ, 7R phụ trách bảo vệ đã thông báo như thế (?) “Dzậy” là kịch bản đã hoàn thành !
ĐTH cũng có lời khuyên với tôi :
- Cậu nên nhớ rằng : Mình là thường vụ duy nhất vào đây, thế mà cũng bị “xơi” mất một chân ! ... ở hoàn cảnh cậu, phải hết sức thận trọng !
Thân phận tôi lúc này thật là bèo bọt.Tôi nói với lái xe Bùi văn Ba, trưa nay đưa tôi về nhà, nghỉ trưa với tôi, rồi chuyển dùm đồ đạc cho tôi về Hiền Vương. Nơi Lê Nuôi cùng một số anh em tạm trú. Khoảng một giờ trưa hôm đó, chúng tôi khởi hành. Chiếc Com măng ca đít vuông vừa quành ra khỏi đầu hẻm, thì thấy phía trong rầm rập mấy chú bảo vệ, xách AKA đuổi theo, miệng hô xe dừng lại. Xe không dừng, mà các chú cũng không dám nổ súng. Khi ấy tôi mới biết là mình vừa qua một cửa ải và đã bị chém hụt.
Ở Hiền Vương chưa nóng chỗ, tôi lại phải chuyển về Cao Thắng. Trả lại chỗ cho anh em được phân chính thức ở đây. Thôi thì “Trâu chậm uống nước đục”, chịu khó leo lầu cao vậy. Những chỗ thuận lợi thì anh em đã ở kín. Tôi cùng Dương Minh Nguyên, Nguyễn Ngọc Ngoạn làm xóm giềng với nhau ở lầu 3. Tính ở lâu dài, nên cũng như các anh em khác, tôi sắm dần cho mình một số tiện nghi. Sau này khi thấy “cái mòi” nhân duyên không thể kham nổi. Tôi đã phải xin với Già Làng TL cho tôi khăn gói về với mẹ đẻ. Đài TH Giải phóng chấp thuận, và báo cho tôi biết chuẩn bị bàn giao để “Ô rơ lui”. Tin “Nội tuyến” cho tôi hay :
- Cậu cẩn thận ! sẽ có vây ráp và lột sạch đấy !
Hú hồn hú vía, tôi tuyên bố với bạn bè, những đồ đạc cồng kềnh, tiện nghi cho cuộc sống mới sắm, ai thích cái gì thì xin cứ “tuỳ nghi di tản” Tôi nhờ lái xe Bùi hữu Chiến lặng lẽ giúp tôi tản cư xa vùng khói lửa hơn.  Một lần nữa tôi lại luồn vây và chạy thoát cửa ải thứ hai.
Về trú nhờ nhà ông Phạm văn Quý (cậu ruột của Nguyễn Thành). ở Nguyễn Cư Trinh được vài ba ngày, thì thấy trong ngõ ngoài đường lại lảng vảng những bóng dáng khả nghi. Biết là có động, nên phải gấp rút chuyển sang kế hoạch B.
Bà con khối phố bỗng thấy một cái xe của Hải Quân Cách Mạng dừng ở đầu hẻm. Trên xe nhẩy xuống toàn Thiếu tá, Đại Uý, vũ khí cá nhân tề chỉnh rầm rập tiến vào căn hộ của ông Quý, tịch thu đồ đạc và “áp giải” một người vừa đến trú ngụ ra xe. Chiếc xe nổ máy trực chỉ doanh trại 16 Lê Thánh Tôn. (Căn cứ cũ của Lữ Thuỷ Quân Lục Chiến Sài Gòn) Xe vừa dừng bánh ở giữa sân thì đã thấy các cán bộ diễn viên nam nữ của Đoàn Văn Công Hải Quân ùa ra đón. Người bị “áp giải” hôm đó chính là tôi. Tôi lại thoát cửa ải thứ 3, với cảm giác hơi lạnh, lưỡi gươm của những Quý anh 2, anh 3, anh 4R ... vừa sợt qua gáy.
Về đến đây thì tôi đã có điều kiện ăn ngon ngủ yên. Giả dụ nếu tôi là tội phạm đào tẩu thì có thoát đằng trời. Trốn vào đâu được. Một cái lệnh là xong. Nhưng khốn nạn, đây chỉ là một sự trù úm, mang tính hiềm khích, một cuộc “Ngậm máu phun người”... Nên cái doanh trại quân đội này hẳn không có sân khấu để diễn cái trò hề ấy.
Hạ tuần tháng 8 âm lịch, anh em giúp tôi chuyển đồ xuống tầu. Tiền Phương Hải Quân điện về căn cứ, đề nghị hết sức giúp đỡ tôi, vì tôi đã giúp đỡ nhiều cho binh chủng. Một con tầu 200 tấn, loại tầu duyên hải, men theo bờ biển Việt Nam Thống Nhất. Ghé Nha Trang, ghé Quy Nhơn, ghé Đà Nẵng ... Hải trình 11 ngày mới trông thấy Hải đăng Hòn Dáu. Tầu cặp quân cảng Hải Phòng vào ngày thứ 12. Chuyến đi này, cùng đi có Thanh Phúc. Hai chúng tôi liên hoan với hải thuyền một bữa thoả thuê rồi mới chuyển đồ lên quân cảng. Tối hôm đó Phòng Chính trị cho một buổi chiếu phim. Xem phim xong, vào khoảng nửa đêm, anh em lại giúp tôi và Thanh Phúc đi nhờ chiếc ô tô chiếu phim, vượt Bến Bính về doanh trại Bộ Tư Lệnh. Nhờ có chuyến công tác của Thiếu tá Bình Lâm, chúng tôi theo xe anh về Hà Nội. Anh Bình Lâm đã đưa chúng tôi về với tổ ấm yên bình trên đất Bắc.
Phải một thời gian sau, Ân, một chú công an mới nói với tôi những điều mà tôi không hề hay biết. Ân nói :
- Khi biết anh đã “chạy” vào Tiền phương Hải quân, trong đó bố trí theo rõi, khi nào anh lên xe rút theo đường bộ, thì tổ chức vây bắt. Sau đó biết  anh đã theo tầu Hải Quân ra Bắc, thì giao nhiệm vụ chúng em đón lõng ở Bến Bính. Cất vó anh ở đấy. Nhưng phục mãi vẫn không thấy anh đâu, cuối cùng thì được biết anh đã về Hà Nội an toàn.
Lúc đó tôi đã mường tượng ra hai cửa ải nữa, không kém phần quyết liệt do các “chiến hữu”  của tôi đã bố trí để đón tiếp tôi ???
Nói đến tình chiến hữu, tôi chợt nhớ lại câu thơ “Đầu súng trăng treo”  của nhà thơ Chính Hữu ! Nhưng hỡi ôi ! Tuy cuộc “ù té” xẩy ra vào giữa tuần trăng, nhưng tôi mải cắm đầu cắm cổ chạy. Có kịp ngửng mặt lên đâu, mà biết mảnh trăng nó treo vào cái gì ? Có đúng vào đầu súng hay không ?

                                        *

Phụ Lục :
1/ Ở nhà ông Phan Duy Du, tôi đã làm hai việc : Một là khuyên ông Du bàn giao bản sơ đồ mạng lưới cáp ngầm từ Việt Nam đi Mỹ. Hai là động viên ông Du đi tập trung học tập. Trấn an để bà Hoàn (vợ ông Du) Yên tâm không có chuyện hành hạ trả thù đối với ông Du.
2/ Tôi đã giúp mua rất nhiều trang thiết bị điện tử, để trang bị cho một số đoàn Văn công Quân đội Miền Bắc. Tôi cũng trang bị một số thiết bị điện tử. Khi mang ra cũng có giấy phép do Ban Quân Quản Đài Truyền Hình Giải Phóng cấp. Những thiết bị này tôi đã dùng trong giai đoạn thí nghiệm Truyền Hình Mầu 1978 – 1981 của ngành Truyền Hình. Ngoài ra không có vật dụng gì khác. Giấy phép do ông Phó ban Quân Quản ký, hiện tôi còn giữ làm kỷ niệm. (Các chú đón lõng tôi ở Bến Bính hẳn cũng khó “xực”).
3/ Còn về cái nhân vật “7R”, tôi chỉ xin nhắc lại màn kịch bi hài khi nguyên bí thư chi bộ Hoàng Hải, trước khi rời Sègòòng ra Bắc đã đứng giữa sân Đài,  mà ca một khúc theo điệu “Khổng Minh toạ lầu” :
- Tên 7 T. kia ! Mi có nghĩ là có lúc nào đó ? ... (Không thấy bảo vệ xông ra túm cổ tên ăn nói hỗn xược). Tôi hơi nghi ngờ sự nhẫn nhục ấy.

Gần ba chục năm trôi qua, khi kể lại câu chuyện nhơm nhếch này, tôi cứ có mặc cảm là đã vạch áo cho người xem lưng. Mà nghĩ cho cùng, có vén áo lên, lộ ra cái lưng ghẻ lở, để người ta xức thuốc cho thì có điều chi mà “mắc cỡ” ?
Cuối cùng. Trở lại với ý tưởng thơ mộng về trăng và súng đêm chiến hào, thì : Một khi bói không ra tình đồng đội thì thi sĩ nào có nổi cái “Inspiration poétique” đầu súng trăng treo ?

 

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015


Trao thưởng độc giả giành giải cuộc thi viết "45 năm VTV"
VTV NewsCập nhật 13:45:00 ngày 11/09/2015
VTV.vn - Sau hơn một tháng tổ chức, cuộc thi viết "45 năm VTV" đã thu hút hàng trăm độc giả tham gia dự thi viết bài, bày tỏ tình cảm sâu sắc đối với Đài Truyền hình Việt Nam.
Vào 14h00 ngày hôm nay (11/9), Báo điện tử VTV News đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi viết “45 năm VTV" nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam (7/9/1970 - 7/9/2015).
Sau hơn một tháng khởi động, BTC cuộc thi đã nhận được hàng trăm bài thi của độc giả ở khắp mọi miền Tổ quốc gửi về tham dự. Trong đó, có rất nhiều bài viết chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm sâu sắc và gắn bó của khán giả đối với Đài Truyền hình Việt Nam trong suốt chặng đường 45 năm phát triển vừa qua. Trong số các tác phẩm dự thi, BTC đã chọn ra 10 bài viết xuất sắc nhất để trao giải.
Danh sách độc giả nhận giải thưởng cuộc thi viết 45 năm VTV
VTV.vn - Ban Tổ chức sẽ trao thưởng cho các khán giả có bài viết xuất sắc vào 14h ngày mai (11/9) tại tòa soạn Báo điện tử VTV News.
Tại buổi lễ trao giải, bà Vũ Thanh Thủy - Tổng biên tập Báo điện tử VTV News đã gửi lời chúc mừng và cảm ơn đến các độc giả tham gia cuộc thi cũng như trực tiếp trao tặng những món quà ý nghĩa đến các bạn đọc đã giành được giải thưởng.

Bác Nam Hà (Ba Đình, Hà Nội) - tác giả lớn tuổi nhất của cuộc thi đã dành rất nhiều tâm huyết trong các bài dự thi của mình.

Bác Nguyễn Nguyên Tản (Hưng Yên) - thạc sĩ Văn học đã có bài viết nhiều cảm xúc dành cho Đài Truyền hình Việt Nam. Bác cũng đã sáng tác bài thơ "Những bộ phim lên sóng" để dành tặng VTV.

Anh trai của bạn Nguyễn Diễm Quỳnh (Tứ Kỳ, Hải Dương) cũng đã đại diện cho em gái để đến nhận giải thưởng. Bạn Nguyễn Diễm Quỳnh (sinh năm 1999) hiện đang là học sinh lớp 11. Trong bài dự thi của mình, Diễm Quỳnh đã chia sẻ những kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ gắn với VTV.
Với những độc giả ở xa, BTC sẽ gửi phần thưởng qua đường bưu điện theo địa chỉ đã đăng ký.
Một lần nữa, BTC cuộc thi viết "45 năm VTV" xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các độc giả đã gửi bài viết tham dự và hy vọng rằng khán giả sẽ tiếp tục ủng hộ cũng như dành tình cảm yêu mến cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) trong tương lai.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015


Lược lại lịch sử những vụ đánh bom tự sát, đang diễn ra hằng ngày tại một số nước Trung Đông từ trước đến nay, ta thấy không đáng kể gì so với vụ dưới đây mà tác giả là một nữ điệp báo Việt Nam đã thực hiện cách đây hơn nửa thế kỷ. Mời đọc:
Sự kiện đánh đắm Thông báo hạm Amyot D'inville của lực lượng công an Thanh Hóa, ngày 26/9/1950
Đăng ngày 06 - 02 - 2015
Bước sang năm 1947, bị thất bại nặng nề trong các chiến dịch Biên giới, Việt Bắc, chiến lược đánh nhanh thắng nhanh cũng sụp đổ, thực dân Pháp với âm mưu dùng người Việt trị người Việt chúng đã lôi kéo, mua chuộc các thế lực phản động, gây chia rẽ, nhằm chống phá chính quyền cách mạng.
Nắm được âm mưu của địch, Ty Điệp báo Trung ương đã chủ động, khéo léo đưa đồng chí Hoàng Đạo xâm nhập và đứng vững trong bộ máy Chính phủ Bảo Đại với vai trò Quốc vụ khanh. Để dễ dàng khống chế, thực dân Pháp chủ động đề nghị đưa chiến hạm Amyot D'Inville, một trong những Thông báo hạm lớn nhất của Pháp trong khu vực Thái Bình Dương đến đón phu nhân Quốc vụ khanh Hoàng Đạo ra Hà Nội.
Nhận thấy đây là thời cơ thuận lợi, Nha Công an Trung ương đã xây dựng kế hoạch quyết định đánh bom Amyot D'Inville. Điệp báo Hà Nội và Thanh Hóa được giao nhiệm vụ quan trọng này. Chị Nguyễn Thị Lợi - nữ chiến sĩ Công an Thanh Hóa tình nguyện xin được nhận nhiệm vụ.

Trong vai phu nhân của Quốc vụ khanh, đêm 26-9-1950, đồng chí Nguyễn Thị Lợi (bí số A16) lên tàu Amyot D'Inville. Lấy lý do sức khỏe, phu nhân Quốc vụ khanh vào phòng nghỉ mang theo 30kg thuốc nổ được đựng trong một chiếc vali, thực dân Pháp cứ ngỡ là thuốc phiện. Khoảng 30 phút sau, chiến hạm Amyot D'Inville nổ tung cùng hơn 200 sĩ quan Pháp và hàng trăm tấn thuốc nổ mà thực dân Pháp dự định chi viện cho quân đội Pháp ở Việt Nam, đồng thời làm phá sản âm mưu của thực dân Pháp.
Sự kiện này được coi là một dấu mốc quan trọng, một trong những chiến công vang dội của lực lượng tình báo Công an nhân dân Việt Nam nói chung, công an Thanh Hóa nói riêng trong thời kỳ đầu mới thành lập, góp phần làm nên thắng lợi chung trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Ngày 3-8-1995, Nhà nước ta truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân cho nữ điệp viên Nguyễn Thị Lợi.

Tổng hợp


Xây xây cái lồn mẹ chúng mày!
Mình thú thật , mình ít hoặc có thể thừa nhận rằng mình không đọc về Nho giáo- Khổng tử kiểu tứ thư ngũ kinh, mà chỉ biết mỗi câu “ nhân chi sơ tánh bổn thiện” là hết rồi!
Tiện hôm nay đọc cái bài “ dân biết đách gì mà hỏi!” về cái chuyện xây Văn Miếu của bọn Phú Thọ hay Vĩnh phúc bắc kỳ gì đó thì hơi hơi nổi khùng vì cái bọn sở Vô văn hóa ở nơi đó nó vô văn hóa trên cả tuyệt vời! Thôi thì lạm bàn viết cuội một ít, chủ đích cũng là chửi lũ quái thai đó thôi, chứ ông Khổng tử già 2500 tuổi già bỏ mẹ , chửi ổng đâm thành hổn nhẻ!
Trong quan điểm triết lý của Khổng tử là ba cái quan hệ
“ đạo là năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con người được gọi là nhân luân, Mạnh Tử gọi là ngũ luân: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh em, bạn bè. Trong đó, ba mối quan hệ cơ bản nhất, Đổng Trọng Thư gọi là Tam cương - ba sợi dây ràng buộc con người từ trong quan hệ gia đình đến ngoài xã hội. Đức chính là các phẩm chất quan trọng nhất mà con người cần phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ cơ bản trên. Khổng Tử nhấn mạnh “Tam đức” (nhân, trí, dũng); ở Mạnh Tử là “Tứ đức” (nhân, nghĩa, lễ, trí); Đổng Trọng Thư là “ngũ thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Tam cương và ngũ thường được kết hợp và gọi tắt là đạo cương - thường.”
( cái này là tui đi ăn cắp của ông kia viết, chứ tôi biết đéo đâu! )
Đại khái chúng ta được nhớn lên trong cái chuẩn mực gạch thước kẻ đầu dòng của triết lý Khổng sư, nếu thằng con nào bứt ra khỏi cái vòng này hay bị cho là loại mất nết, hư hỏng xài không được- Nhưng tiếc cái trên thực tế anh Khổng cũng lang bang khắp xứ, chẳng ai dụng ảnh làm việc triều đình thì phải, nghe nói cái Nhạc Kinh của ảnh bị anh Tần tên Thủy Hoàng đốt mẹ nó mất nên tiêu! Còn có tứ thư thôi!
Đại khái thế! Ấy vậy mà quan tuần phủ Vĩnh Phúc xây cái miếu ( người nam gọi cái Miểu) to chà bá, nuốt hết 300 tỷ quy ra Obama 15 triệu , quy ra máu dân 1 lít phải mua hình như một triệu rưởi thì phải – tương đương 200.000 lít máu dân- mà 30 năm nuôi con từ sơ sinh cho tới được 6 lít máu trong người – chu choa, dân ta phải nuôi mười mấy ngàn mạng mới đổi ra được cái văn miếu thờ cái anh Khổng cha căng chú kiết nào ở đẩu ở đâu ấy.
Tổ mẹ mày mấy thằng quan kia, bay ít học ,bay dốt thì bay cũng phải chừa ít dốt cho thiên hạ chứ, sao bay giành hết mẹ nó vậy? Đã thế lại còn dám chê thiên hạ dốt hơn mình, tổ cha bây, cái giếng bay đang ngồi chồm hỗm bị che chắn hết bới cái mả anh Khổng của tụi bay hết rồi nên bay cố sống cố chết bám vào cái luận của anh Khổng để kiếm tiền lại quả đút túi à? Thật là chán cho cái bọn bay, có mỗi một tỉnh quèn, dân vừa ngheò vừa khổ mà bọn bay uống mẹ nó 200 ngàn lít máu dân, cứ làm như uống bia vậy! Tổ sư bố cái quân bán nước, chắc tính xây di tích Tàu để năm 2020 nhập Tàu bây dâng miếu bợ cặc bọn thiên triều à?


Tiên sư bố cụ kị mả tổ sư bọn bán nước cho Tàu, xây xây cái lồn mẹ chúng mày để chấm mút chứ biết cái đéo gì về Triết học của Khổng tử ( đéo phải của chị) mà bày đặt. Quân phung phí máu dân- để trăm năm sau con cháu tiếp nối sẽ học lịch sử rằng triều đại phong kiến cộng sản đã dùng xương máu của mấy trăm mấy triệu dân Việt xây lăng thờ Tàu , và có ai đó họ Hồ sẽ nhớ có một bà già gân họ Hồ đã từng ngồi tém môi phun trầu toèn toẹt mà chửi rằng “ xây xây cái lồn mẹ chúng mày!”
                                                           Hồ Lan Hương
                                                    (Nghĩa nữ cụ Linh Gia)

Top of Form
Bottom of Form

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015


THÊM MỘT CHUYỆN CỔ TÍCH

Gọi là cổ tích vì câu chuyện cũng đã hơn nửa thế kỷ (1954 – 2014) Đã sáu mươi năm, nhân dân ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên, nhất là hai huyện Nguyên Bình và Đại Từ, cùng với cán bộ và sỹ quan Trung Đoàn 367, ai cũng biết chuyện này nhưng không ai kể ra vì “lợi ích của cách mạng”. Chuyện im hơi lặng tiếng vì nói ra là làm hại cho cách mạng ở Việt Nam ta thì kể tối ngày không hết. Nghĩa là nhiều lắm!
Có nhiều chuyện, sau khi đất nước thống nhất thì nội dung đã được bạch hóa một phần hay toàn phần. Câu chuyện này cũng không ai nói nó đã được phép “hé” ra phần nào hay chưa? Nhưng xét riêng tôi, đã qua tuổi 83, sức nhớ đã lẩm cẩm, sức khỏe đã loạng quạng, không khéo mà mang theo xuống mồ thì nó phí của giời đi, nên mạo muội cứ viết ra đây để tùy những người có trách nhiệm cân nhắc xem cần bí mật đến đâu? Chứ về phía địch thì nó “toạc móng heo” từ đời tám hoánh rồi.
Câu chuyện sau đây nó liên quan đến Hiệp Định Geneve năm 1954về đình chiến ở 3 nước Đông Dương, nằm ở điều khoản bổ xung và thay thế vũ khí ở mỗi bên.

Lệnh của Bộ: “Phải bảo đảm cho vườn cây được xanh tốt!”… Chỉ nguyên nội dung này đủ làm lính vỡ mật. Cả một vạt rừng dài hàng cây số, rộng vài trăm mét, được lính tạo nên bằng cách chặt cành cây tươi từ những khu rừng xa, kéo về xếp thành rừng, che kín những khí tài vật dụng quân sự mới đưa từ xa đến. Cành cây muốn luôn tươi tốt phải thay ngày ba lượt. Sức lao động của cả nhiều trung đoàn chỉ đủ cho một nhiệm vụ. Ngoài ra những loại xe cộ di chuyển  thành vệt thành đường cũng phải xóa hết dấu vết. Lính ta có sáng kiến, khiêng ngay hẳn một căn nhà đặt giữa lối đi thế là đường thành sân trước, vườn sau. Lính đóng ngay vai chủ nhà, thật tiện…
Tất cả chỉ vì cái anh chàng Canada trong Ủy hội Quốc Tế Giám Sát đình chiến cứ rẫy lên đòi kiểm tra nơi này nơi nọ vì nghe nói Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang được ồ ạt đổ vũ khí vào. Nói thế không có nghĩa là ở phía nam không hề có chuyện ây? Thực ra cả hai phía đều phải tranh thủ làm cái việc cần thiết ấy, nhưng không bên nào muốn mình mang tiếng vi phạm Hiệp Định. Sự tăng viện cứ theo nhau tăng mãi cho đến khi bên này có B-52 thì phía bên kia phải có đến SAM2, MIG21. Như thế câu chuyện mới tâm đầu ý hợp.

Trở lại năm 1954, khi đơn vị chúng tôi về đứng chân ở Thạch Thất, chuẩn bị cho việc tiếp quản Hà Nội, thì có lệnh: Bàn giao Súng máy Phòng Không 12ly8 cho địa phương, chỉ giữ súng bộ binh và lên đường ngay nhận nhiệm vụ.
Bỏ Hà Nội lại phía sau lưng, chúng tôi theo đê sông Đáy, vượt sông Hồng sang Phúc Yên rồi theo chân Tam Đảo lên Thái Nguyên, men Sông Cầu vượt Bắc Kạn, qua Nà Phạc, rồi leo Col Lea sang Nguyên Bình, nơi đây đã là đất Cao Bằng. Nhiệm vụ hé dần sau từng ngày hành quân. Thế là chúng tôi bỏ nhiệm vụ tiếp quản Thủ Đô mà hành quân lên biên giới để tiếp nhận vũ khí phòng không thế hệ mới. Bắn bằng radar, liên động điện, cả trận địa một động tác rồi thì dựng màn đạn, bắn mà không cần nhìn thấy máy bay bằng mắt thường… chao ôi là mê ly!  Nhưng nhớ rằng, trước khi sờ được tay vào súng là việc phải dấu súng cho kỹ.

Ủy Ban Quốc Tế Đình Chiến gồm 3 anh Ấn Độ, Ba Lan và Ca Na Đa, phải hành quân bằng đường bộ theo lối Bắc Kạn – Bell’Air (Đèo Gió) qua Suối Tài Hồ Xìn. Cầu Tài Hồ Xìn đổ nghiêng xuống suối từ lâu, xe muốn sang Cao Bằng chỉ có 0000nước là lội qua suối.
Xe UBQT dừng ở phía nam suối. Anh Canada đề  nghị mọi người leo trên những thanh cầu gây trong luồng gió bắc thổi vù vù. Hai anh Ba Lan và Ấn Độ không chơi, anh Canada thích thì cứ leo.
Con suối đã được lính chúng tôi lội xuống dưới cái lạnh âm 5 độ C để moi đá cho sâu lòng suối. Làm suốt ngày đêm, 5 phút phải thay một tổ, nếu không muốn hóa đá. Tin tức báo cáo liên tục về Bộ Tổng, đầu dây đằng kia là Đại Tướng Tổng Tư Lệnh chỉ đạo.
Suốt một đời lính, cho đến tận bây giờ chưa có năm nào rét như thế, hơi thở ra bám vào râu, vào lông mày trắng như tuyết. Lá cây như bị lửa táp, chân tay nứt nẻ lại càng thấm thía với cái rát buốt.

Doanh trại tuy đã làm xong ở Nước Hai, nhưng tình hình này thì không thể yên ổn tổ chức chuyển binh chủng, nên phải tính kế chuyển sâu vào nội địa, thế là phải chuyển tất cả về Đại Từ Thái Nguyên. Hành quân đường dài hàng trăm cây số, trước sự săn lùng của UBQT phải hành quân bí mật, phải xóa bỏ dấu vết, biết bao nhiêu việc mà lính ta chưa hề làm bao giờ. Đại đội của tôi được đơn vị giao cho nhiệm vụ đi sau cùng, xóa bỏ mọi dấu, kể cả phá cầu cống, không để lại bất kỳ dấu vết nào trên đường.
Pháo 88mm do Liên Xô thu được nguyên cả dây chuyền sản xuất ở Tiệp Khắc, chưa kịp sử dụng, chuyển cả sang Việt Nam “thử pháo”. Loại này 8 bánh do xe xích Tholachi kéo, các khí tài 4B, 2B đều do ô tô kéo, Vết xích xe kéo trên đường hoặc bãi tập kết, đại đội tôi phải xóa hết dấu vết, thậm chí mượn cầy của dân để cầy xóa. Cả đại đội cào bãi, quét đường, nửa tháng sau mới về đến Vai Cầy thì đã sát Tết.
Cả hai cuộc tiếp quản, một về Thủ đô thì ồn ào sôi nổi, một đi tiếp quản vũ khí, thì âm thầm lặng lẽ, nhưng với quân đội, việc hoàn thành mọi nhiệm vụ đều có một giá trị tinh thần ngang nhau, không thể so sánh,..
Sau một năm, ngày đêm luyện rèn, đơn vị đã nắm vững vũ khí mới và được chuyển đi bảo vệ yếu địa. Đầu năm 1956, chung quanh những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh,Thái Nguyên v.v… có những bãi pháo, người đi ngoài không biết những hoạt động bên trong của lính, chỉ sau ngày 5 tháng 8 năm 1964, những trận địa pháo mới công khai nổ súng bảo vệ thành phố. Một giấc mơ chiến đấu đã được công khai với mọi người. Chiến công đầu do những người lính “tiếp quản chậm” đã vang lừng bầu trời quê hương và thỏa lòng nhân dân yêu dấu.

Người lính rời khu vực doanh trại và pháo trường ra đi, để lại thung lũng Vai Cầy sau này thành thắng cảnh HỒ NÚI CỐC nổi tiếng.
Liệu có ai qua đây, còn thấy từ dưới lòng hồ vẳng lên tiếng hát của những chàng trai pháo thủ yêu đời thuở nào.

                                       Linhgia nguyên Khẩu Đội Trưởng


TÔI BIẾT GÌ VỀ CHÂN DUNG MỘT KẺ GIẾT NGƯỜI?

Kẻ giết người có một thân phận đầy mâu thuẫn, người ta hết lời lên án nó, nhưng cũng luôn vỗ béo nó để nó hoạt động.
Nó là Điếu thuốc lá!
Mỗi người có một trường hợp, một hoàn cảnh đến với điếu thuốc lá, không ai giống ai. Vì vậy ở đây tôi chỉ nói về trường hợp của tôi.

Cuối những năm ba mươi (thế kỷ trước), ở một tỉnh lẻ, đó là tỉnh Ninh Bình, ông bố tôi có một quyết định quan trọng là bỏ thuốc lào. Điếu ống, điếu bát trong nhà đều xếp xó hết. Bước đầu ông thay thế thuốc lào bằng thuốc lá. Bao thuốc Poupon có những 50 điếu, nhỏ như cái đầu đũa nhỏ. Một lần tôi thử hút, liền bị sặc khói, cổ họng đắng nghét. Chừa luôn! Vào những dịp lễ tết, trong nhà còn thấy những bao thuốc lạ, Camel hay Lucky Strike là quà biếu. Chắc cũng không khác gì Poupon, nên cũng không thèm. Sau này bố tôi còn đổi sang Job hay Bastos, có khi cả Mélia hay Esquire... nhưng gì cũng không lung lạc được tôi, không chơi là không chơi!
Cho đến một hôm, những ông thày dòng trường Lý Đoán dưới Phát Diệm lên chơi có đem biếu một hộp Cigare do nhà dòng sản xuất. Quà để xin bố tôi cho tôi vào học ở trường dòng. Bố tôi từ chối vì tôi đã được bán khoán cho Chùa Hương, đã chót theo Phật nên không thể theo Chúa. Bước ngoặt đầu đời mà tôi đã bỏ qua, nếu không sau này tôi đã có thể thành một frère thậm chí một père hết lòng phụng sự Chúa và biết đâu chẳng đã bị xử lý... Âu cũng là cái số!
Hộp cigare cứ để đó cho đến một hôm, cái điếu thuốc mầu đen nó kích thích sự tò mò của tôi, vì ngứa mắt nên tôi đã đốt thử. Lần này thì thảm hại hơn nhiều, tôi say lử và khó thở cho đến hôm sau. Biết mặt!

Sáu năm sau, năm 1945 khi đã làm thợ sắp chữ cho nhà in Quang Hoa thì vì đua đòi nên ra vào phì phèo điếu thuốc đã thành quen. Những năm đó chúng tôi mỗi lần phát hiện thị trường có loại thuốc lạ, đều báo cho nhau nếm thử. Nhiều lắm, phong phú lắm, nhưng bây giờ chỉ ấn tượng với vài thứ. Thuốc Ruby Queen có 10 điếu nhưng kèm theo có bức tranh trong tích Nhị thập tứ hiếu của Tàu. Macédoine với điếu thuốc cuốn rất lỏng chưa chi đã bẹp dí, nhưng có mùi hương rất lạ. Ai đó hút trong một căn phòng đóng kín thì người ngoài ghé mũi vào lỗ khóa cứ tưởng trong phòng có người đang đi mây về gió với Ả phù dung. Cuối cùng là “tên “sát nhân” Philip Morris. Thứ thuốc mà nhà Xuất bản Âm nhạc Đan Thanh thường mang đến kèm theo với két bia và phong kẹo lạc để đút lót chúng tôi (nhà in Minh Tân), khi muốn sớm nhận được ấn phẩm để phát hành, trong lúc tình hình chiến sự có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Thuốc lá hãm với bia và kẹo lạc đã cho tôi một trận say điên đảo, nhớ đến bây giờ. Loại thuốc lá này tôi đã mang theo người vào một đêm đông năm 1946, đêm rời Hà Nội ra đi.

Trong kháng chiến chống Pháp thi thoảng tôi vẫn gặp lại tên sát thủ Philip ấy, mỗi khi có người từ chi điếm Đống Năm mang về làm quà. Thời gian đó những loại thuốc lá như Zuk (du kích) Bazooka, Cẩm Lệ do kháng chiến sản xuất tràn lan thị trường, nhưng mỗi khi thấy cái mầu nâu hạt dẻ của bao thuốc Philip thường gây nôn nao trong người. Lúc này tôi dang là kế toán trưởng của một ngành trong Nam Hưng Công Ty (Ban Kinh Tài Liên Khu Ủy ba) Năm 1948 tôi mới mười bẩy tuổi, nhưng đã được ông phó Bí Thư thông báo: “Hội đã đặc cách xét kết nạp đồng chí vào Hội!”... Tôi cảm ơn ông và xin phép cho tôi còn suy nghĩ. Từ bước ngoặt đầu đời không đi theo  Chúa đây là bước ngoặt thứ hai, tôi vẫn lại chưa sẵn sàng đi theo Đảng. Người sớm phát hiện ra tính cách của tôi có thể là mấy anh Thày Dòng.
Đời tôi còn nhiều bước ngoặt mà xem ra bước nào cũng đầy tính bi hài. Dù ở đâu và làm gì, tôi vẫn gắn liền với tên sát thủ đầy tính bi hài như tôi.
Năm 1950 đang là cán sự 5 phòng Tài Chính Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến Khu đặc biệt Hà Nội, tôi xin chuyển sang Tư Lệnh Ba. Chiến sự đang lan rộng nên tôi không thể tìm thấy Tư Lệnh ba mà theo lời khuyên của một anh chính trị viên tiểu đoàn là bộ đội thì ở đâu cũng vẫn là bộ đội, nên tôi đầu quân vào tiểu đoàn Nguyễn Huệ Trung Doàn Ký Con. Quên đi cái điều ở đây không cần cán bộ tài chính như Tư Lệnh Ba nên tôi bỗng trở thành anh binh nhì, bỏ đi đến 7 bậc thang lương, được một bao thuốc lá Quân Nhân Đường 12. Thường xuyên là thuốc rời cuốn với giấy pelure, truyền tay nhau đến bỏng rát. Lâu lâu qua phố chợ, qua thị trấn vẫn có điếu Củi tạ (Cotab) mà đồn rằng sợi của nó là giấy. Kệ nó, vẫn thơm. Thuốc lá vẫn đến với lính lúc phong lưu, khi đói rách, nào có sá gì. Cái hương của anh Cotab rất dễ đánh hơi, có điếu thuốc, đố hút trộm được. Lính sáng kiến đục nhiều lỗ ở đáy cái hộp Aspirine, để che lửa khi hút, nhưng còn khói nó tỏa ra? chỉ cần đi dọc lán là biết khói tỏa ra từ cái màn nào. Thủ phạm đành ngoan ngoãn chìa ra mỗi đứa một hơi. Đời lính không chỉ một lần truyền tay nhau điếu thuốc, rít đến hơi cuối cùng trước khi ôm súng vào trận đánh.

Khói thuốc lá gây nên nỗi hưng phấn tức thì và gây nên cái chết tiềm tàng như bệnh ung thư thì ai cũng đã biết, nhưng nó gây nên những cái chết ngay lập tức, thì không phải ai cũng biết. Muốn tường tận xin cứ tìm đến những ông bà du kích trong cả hai thời kháng chiến. Khói thuốc lá vô tình đã báo cho đối phương biết sự có mặt và nơi ẩn náu rất cần bí mật của lực lượng phục kích.

Khi về Ban 1 Phòng Tham Mưu Đại đoàn 304, thi thoảng còn được hút thuốc của tư lệnh Hoàng Minh Thảo. Năm 1953, sau trận tiêu diệt đồn Noọng Hét (Thượng Lào) Trung Đoàn 66 lấy được một thùng Coolicut đem biếu tư lệnh Đại Đoàn. Anh Thảo biết lính của mình hút thuốc nên khi qua lán đã cho 1 hộp. Lâu lâu anh hỏi còn thuốc không? thì dù còn, tôi cũng báo cáo hết để anh cho thêm. Thứ thuốc này đựng trong hộp sắt, được hút chân không nên khi mở thường phát ra tiếng xì. Thuốc được nén thành cục cứng như gỗ, phải bửa ra và vò thành sợi. Giấy sẵn ngay trong hộp, một phía có quết hồ, chỉ liếm nước bọt là có thể quấn thành điếu thuốc ngon lành. Thuốc sống thì có mùi nho khô còn hút lên thì khỏi phải chê.
Cuối năm 1953 đi Trần Đình, được tiếp súc với lính 367 nên đã biết mùi vị Đại Tiền Môn, Trung Hoa Bài. Năm 1955 Cao Vân Xanh đã bỏ một điếu Đại Tiền Môn vào phong thư binh sĩ gửi cho tôi với câu: “Tiền Môn một điếu thơm lừng, nhớ về một thuở lán rừng ngát hương”, đó là kỷ niệm một thời Đèo Chẹn, Cò Nòi, với cuộc chiến đấu có thể chấm dứt từng ngày. Hút một điếu thuốc để nhớ nhau. Ôi cuộc đời!

Sau Điện Biên Phủ, về lại Đồng Bằng, trận địa của tôi ở gần Tía, sát vùng địch chiếm, nên cần thứ gì dân vẫn có thể mua giúp. Khi đó có thứ thuốc Grand Prix cùng hãng Mic với Cotab nhưng hút đậm hơn nhiều. Tiền rủng rẻng vì đi chiến dịch không tiêu gì, nên bây giờ trong hầm tôi vẫn có hàng tút thuốc, mặn này bõ nhạt ngày xưa. So với anh Gaulois thì hơn xa, Grand Prix chỉ có trong hộp Rations Cinq (tiêu chuẩn cho 5 sĩ quan quân đội Pháp).

Cuối năm 1954, tôi được cử đi dự Hội Diễn Văn Nghệ Toàn Quân ở Thủ Đô. Về đến Hà Nội thì bố đã mất, mẹ và ba em gái đã bỏ đi Nam...Khi quay về Cao Bằng tôi làm quà cho anh em một cân kẹo Nougat mua ở Hàng Bông và một bao thuốc lá đầy duyên nợ là cái anh Philip Morris. Vừa đặt chân đến đơn vị là bị lột sạch ngay, còn bị phát hiện là dùng nước hoa. Cái thứ nước Ce que femme veut (thứ mà đàn bà thích) tôi đã cẩn thận xịt trong slip mà vẫn bị mấy anh công nông phát hiện để lên án mình là “Tạch tạch sè”.

Giữa thế kỷ 20, thế giới ngày càng xuất hiện nhiều loại thuốc lá có đầu lọc, được dân chơi gọi là “thuốc có cán”. Thứ thuốc cigare to bằng ngón tay cái hầu như là sản phẩm dành cho chính khách hoặc đại gia.  Năm 1939 tờ Ngày Nay có bài châm biếm: Một anh Xã Việt điTây, chụp ảnh ngậm điếu xì gà gửi về cho vợ. Vợ cầm bức ảnh và òa khóc: “ Trời ơi! không biết chồng tôi ăn nói thế nào mà bị người ta đóng nõ vào mồm”. Thật là cười ra nước mắt.

Hòa bình lập lại, phe ta ào ạt viện trợ, tôi nhớ nhất bao thuốc Bérati hàng viện trợ của Albanie, gout Turque nên hút cứ ngai ngái, không giống ai, nhưng vẫn trân trọng vì đây là quà của cô bạn gái nhỏ bé mua cho. Thời đó thuốc Trung Quốc, ngoài Đại Tiền Môn, Trung Hoa Bài, còn Trùng Cửu, Song Hỉ v.v...
Từ1955 đến 1975 ở Hà Nội có một khu gọi là Cao Xà Lá gồm ba nhà máy Cao Xu, Xà Phòng, Thuốc Lá. Riêng anh thuốc lá thì phát triển búa xua: Bông Lúa, Trường Sơn, Tam Đảo, Hoàn Kiếm, Điện Biên, Xuân Mới, Thủ Đô, Thăng Long. Các thứ này lại chia ra loại có bao bạc, loại không, dành cho từng loại miệng cóc hay chuột chù, ngậm trùn hay hút khói (bao cấp mà) Thế mà vẫn có anh không đủ tiền hút thuốc lá, đành quay lại thuốc lào, nên có khẩu hiệu: “Xa Điện Biên, rời Tam Đảo, vượt Trường Sơn sang Lào”. Hầu hết các loại thuốc lá của Việt Nam đều chung một dòng hương liệu nhập từ Trung Quốc. Sau này lại thêm nhà máy Sông Cầu với Tam Thanh, Nhị Thanh, Chim D’rao và nhà máy Thanh Hóa với Du Lịch. Thuốc lá Thăng Long còn được nâng cấp với hộp nhôm dẹp 20 điếu và hộp sắt tròn 50 điếu. Kể ra thế để biết cái anh sát nhân này nó được o bế, vỗ béo ra sao? Sau này thuốc lá Việt Nam đều chung một công ty mẹ là Vinataba. Mới đây còn nghe ông Thủ Tướng nước ta định ký kết hợp tác với anh Bulgataba để cùng với Vinataba đóng góp cho cái nguyên nhân gây ung thư toàn thế giới.

Năm 1973 đi thực tập (học lỏm) ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức, lần đầu tiên nhận phụ cấp tôi đã mua một bao Duette giá 6 Mác (bằng giá 200 nan hoa xe đạp). Cô bạn Đức đá mé: Liệu thời gian ở đây anh hút hết mấy bao này? Đây là thứ thuốc cao cấp của Đông Đức hơn cả Kent của Tây Đức. Quả nhiên sau này chỉ thường xuyên dùng Ép Dếch (F6) hay Klub.

Năm 1975 vào tiếp quản Sài Gòn, khi đó mới “kiến kỳ hình” cái anh nhà máy Mic, lò đào tạo sát thủ các loại mà trước nay chỉ mới “văn kỳ thanh”. Mic, Job, Bastos, Mélia, Cotab, Grand Prix v.v... đều đã từng từ đó mà ra. Sài Gòn lúc này càng đầy rẫy những thuốc lá ngoại nhập, tôi chỉ kể cái thứ tôi quen dùng: Ruby Quân Tiếp Vụ, Capstan (cho anh phát súng tim anh nát). Rồi A Lào, rồi Số Một (Number One) Đặc biệt có cái mầu của anh Dunhill, được gọi là “Đỏ Đun” để chỉ mầu sơn loại xe đạp Peugeot mới nhập.

Ở Hà Nội cần loại thuốc hiếm nào cứ lên Ngõ Gạch. Sài Gòn cũng có một phố như thế nhưng cũng chỉ bán ở vỉa hè, dễ lưu động, cái gì không có ở đây thì sẽ cho người đi lấy. Cái thứ Héros và Zesst thấy từ hồi đó, nay đã trở thành món hàng lậu cộm cán. Cái anh 555 và Craven A (Mèo đen) đã được nội địa hóa. Anh Khatoco Khánh Hòa góp thêm White Horse vào mục đích gây ung thư. Miền Bắc có thuốc Bông Lúa thì miền Nam có Đà Lạt nặng và khét nổi tiếng, chỉ một số dân Tây Nguyên là khoái.
Sau này khi đã hạn chế hút vì huyết áp, vào dịp Tết, con cái cho bao thuốc Sobranie, hay bao Black Mild hút cho thơm râu. Thứ thuốc thơm mùi bánh kẹo, nịnh người ngửi chứ không nịnh người hút. Năm nay con trai cho bố bao Bodéga (Cigarette của Đức) hút chơi vài điếu rồi gửi lại cho con tiếp bạn.

Về cuối đời, hơn 70 năm tự nguyện cho sát thủ làm thịt, tôi hút Era do một người bạn giới thiệu vì nó ngon mà lại rẻ, chỉ 3 nghìn một bao. Khi ông trẻ tôi từ Pháp về chơi, tôi mời cụ hút, cụ khen ngon. Khi cụ trở lại Pháp tôi biếu cụ một tút, nghe đâu các cụ tây cụ đầm vùng Alsace đều khen ngon và đều xin thêm để dành, mặc cho ai đó luôn miệng rằng:
-          Thuốc lá là thuốc độc!
Dù ai nói ngả nói nghiêng thế nào về thuốc lá, thì người lính cao xạ pháo Đoàn 361 năm xưa vẫn bồi hồi nghĩ tới lúc nhận điếu thuốc từ tay Bác Hồ trao cho ngay bên mâm pháo. Điếu thuốc vừa là quà tặng khen thưởng của Bác, vừa là điếu thuốc Bác mời để bác cháu ta cùng ăn mừng chiến thắng.

Nhìn bao thuốc lá với những dòng chữ in gần kín cả hai mặt, nào là Hút thuốc là có hại cho sức khỏe, Thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư... Mọi người có thấy nó giống cái gì không? Giống một lũ phạm nhân ôm cái bảng ghi rõ tội trạng trước ngực nhưng không bị bỏ tù mà được thả rông khắp kẻ chợ cùng quê.
Không biết từ bao giờ lại nảy ra cái tục đốt điếu thuốc rồi cắm lên bát hương. Như thế là điếu thuốc không chỉ đeo đẳng suốt cả đời người mà còn theo cả người chết sang thế giới bên kia. Cái kết luận thuốc lá gây ra bệnh ung thư, cho đến bây giờ thiên hạ vẫn bán tín bán nghi. Xem ra nó cũng giống “IS”, khó mà tận diệt.
                                                                                                                                                                                                                                                                             

  CHUYẾN ĐI ĐẶC BIỆT 40 NĂM TRƯỚC

Để chuẩn bị cho việc tiếp quản “đài Sài Gòn”, chúng tôi đã có đoàn thứ nhất (đoàn nhẹ) do ông Huỳnh Văn Tiểng làm trưởng đoàn, ông Đặng Trung Hiếu và một số cán bộ khung, một số phóng viên… Đoàn lên đường vào giữa tháng 4 năm 1975. Đoàn chúng tôi (đoàn nặng) gồm thành phần kỹ thuật đủ kiện toàn cho đoàn đi trước. 40 năm đã qua, làm sao nhớ hết được, cố vận dụng bộ não cũng chỉ nhớ loáng thoáng những khuôn mặt trên chiếc xe PAZ. Hầu hết là anh chị em “tập kết” kèm theo vợ chồng của họ. Dân Bắc gồm có 2 lái xe (Hải và một người nữa, hình như Điền thì phải?) Hữu Liên (Cameraman) Ái Vân (nữ ca sĩ) xin ở trường nhạc về bổ xung cho đội ngũ Phát thanh viên, Cương râu, bác sĩ Yến biên tập viên và tôi, Nam Hà đạo diễn văn nghệ. Các anh Sáu Điểm, Sáu Khải, Tấn Mầu, chuyên viên kỹ thuật, các chị Thêm, Loan, Năm kỹ thuật viên âm thanh, Các chị Lan Hương và Kiều Oanh phát thanh viên, Ngô Phụng Ánh, biên tập viên v.v.. có cháu Quang con anh Đặng Trung Hiếu nữa. Không biết còn những ai mà cái đầu già (84) của tôi nhớ không nổi.Xe do anh Lê Võ chỉ huy.
Đoàn viên được trang bị ballot, tăng võng, mũ tai bèo, mì chính, ruốc thịt, đồ hộp Hạ Long, một số thuốc thông thường và một đèn piles. Đoàn không được trang bị vũ khí, nhưng tôi thì có hai khẩu súng ngắn, 1 khẩu Colt của phi công Mỹ bắn đạn 9mm cỡ dài, chiến lợi phẩm do một đơn vị tặng khi tôi còn ở Văn công Quân đội, một khẩu K59 do Nguyễn Thành đưa cho với hơn chục viên đạn.
Xe rời Hà Nội vào lúc 9 giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975. Địa điểm xuất phát là trước số nhà 45 Bà Triệu. Vỉa hè nơi đưa tiễn cũng lốm đốm lệ rơi, những giọt nước mắt khi kẻ ở người đi.
Hành trình khá khẩn trương vì tình hình chiến sự biến đổi từng phút, từng giờ. Lộ trình bám sát đường Một cho đến khi phải rẽ lên đường Trường Sơn. Hai lái xe thay phiên nhau, giờ nghỉ chỉ là tối thiểu, thật cần thiết mới phải nghỉ. Đêm đầu tiên nghỉ ở Hà Tĩnh, 4 giờ sáng xe đã nổ máy lên đường. Khoảng 11 giờ trưa, giữa phà Sông Gianh nghe tin đài báo Dương Văn Minh đã đầu hàng, thật ý nghĩa khi đứng giữa con sông chia cắt một thời mà nghe tin đất nước liền một dải, lúc đó chỉ ước ao có đôi cánh để bay thẳng ngay vào Sài Gòn. Tuy thế lộ trình cũng đã thay đổi về cơ bản, hành quân thẳng đường một. Xe qua cầu Bến Hải vào lúc nhập nhoạng tối, thị trấn Hồ Xá một thời sôi nổi ồn ào với các đoàn ra vào tham quan giới tuyến, nay tiêu điều vắng vẻ, dấu tích bom đạn khắp nơi, xe phải bò từ từ trên con đường còn lỗ chỗ vết đạn pháo, cũng phải đến 10 giờ đêm mới tới Đài Huế. Ở đây anh em ta đã tiếp quản. Lúc này ăn cái gì cũng thấy ngon, ăn vội ăn vàng rồi lăn ra sàn mà ngủ, 3 giờ sáng đã đánh thức nhau dậy lên đường. Hôm nay là 1 tháng 5 rồi. Dọc đường vào Đà Nẵng đã thấy nhiều khác lạ, quân trang, quân dụng, đồ lề của dân của lính vứt rải rác suốt lối đi, lần đầu tiên dân miền Bắc thấy cái rổ cái rá bằng nhôm. Xe qua Hải Vân vào Đà Nẵng vẫn không giảm tốc độ, chạy nuốt đường, tối đó đến Quy Nhơn mới nghỉ lại. Lúc này Hoàng Minh Phương đã tiếp quản và làm giám đốc đài Quy Nhơn. Dù cho giám đốc rất ân cần cũng xin cảm tạ để tranh thủ nghỉ, đường còn dài.
5 giờ sáng ngày 2 tháng 5 xe đã lại nổ máy bon trên con đường thiên lý. Qua Nha Trang cũng không có thì giờ ngắm cảnh, vượt Cam Ranh cũng không biết rằng ở nơi đó đang có mẹ và các em gái, đã xa nhau hơn hai chục năm ròng. Dọc đường đã gặp những cây cầu hỏng, lối đi mới mở vòng xuống suối. Xe cộ trên đường, cái chạy ra, cái chạy vào, lác đác những chiếc xe mà đồ đạc lẫn với người chất đầy trên nóc và đeo bám khắp xung quanh. Chắc chắn trong số đó có những người lính cộng hòa mới buông súng trước đây ít phút. Cảm giác “đối phương” còn lẩn quất đâu đây, gần thật gần. Trong đầu đôi lúc cũng thoáng qua hình ảnh phục kích ven đường, một tràng súng máy, một quả bazoka vụt ra… thì thế nào nhỉ? Thế nào thì xe cũng vẫn không giảm tốc độ.
Đêm 2 tháng 5 ngủ dã chiến tại một trường học ở Phan Rang. Những chiếc ghế dài, những chiếc bàn học kê sát lại. Điện không có, leo lét ánh đèn dầu.
Sáng 3 tháng 5 rời Phan Rang vào Phan Thiết. Nghỉ ăn trưa tại Phan Thiết rồi lại tiến vào con đường ngổn ngang chiến cụ, vật dụng chiến tranh, vòng qua Biên Hòa để vào Sài Gòn. Vào đến địa phận Sài Gòn đã chạm trán các loại xe cộ chen nhau chạy tới chạy lui, những chiếc xe mà ống sả vắt lên trời phun khói thành dòng như rồng lượn, tiếng nổ rộ lên như những tràng súng liên thanh tóe ra hai bên phố đông nghịt người. Vào đến Sài Gòn thì mọi niềm tự hào về chiếc Karosa do Tiệp Khắc sản xuất đều đã bị những chiếc xe siêu trường siêu trọng ở đây đè bẹp dí.
Đèn xanh, đèn đỏ ở các ngã tư đường vẫn hoạt động đều đặn. Tới tận 17 giờ xe chúng tôi mới lách được đến đường Hồng Thập Tự, tiến vào cái cổng số 9, mà ở đó đã có những anh em của mũi đi trước đang canh giữ. Họ đã vào đây ngay chiều 30 tháng 4. Cùng một nhiệm vụ nhưng mũi trước mũi sau đã không đến được cùng một lúc, vì nhiều lẽ, nhưng chẳng có lẽ nào mà mũi một mới là đi tiếp quản còn mũi hai chỉ là dây máu ăn phần như sau này có những đầu óc thiển cận từng suy nghĩ.
Lực lượng bổ xung được chi viện cho cả Sài Gòn lẫn Cần Thơ. Lê Võ cùng chị Loan, chị Năm, Kiều Oanh đi Cần Thơ. Theo dự kiến đi Cần Thơ còn có Lâm Mộc Khôn, nhưng vì lý do nào đấy Khôn đã cố ở lại Sài Gòn ngồi vào cái vị trí đã định của tôi? Phải chăng vì thế mà sau này gây cho tôi nhiều rắc rối để cuối cùng tôi phải xin với ông Trần Lâm để quay về Bắc? Có chăng chỉ là suy diễn? nếu thế tôi sẵn sàng tạ lỗi cùng vong linh người đã khuất.
Đi chuyến này, ngoài nhiệm vụ công tôi còn một số nhiệm vụ tư cũng ít nhiều quan trọng.
Tôi phải chuyển thư của bà Ái cho bà Phương (cô họ tôi), liên lạc với vợ chồng anh Bình chị Nhật con cụ Phùng Như Thăng (bố vợ tôi sau này) Thư và ảnh của Tô Hải gửi gia đình, chuyển thư của Nguyễn Thành gửi ông cậu ruột, chuyển thư của Văn An cho ông anh cả ở ngành Bưu điện, tìm bố đẻ cho Bùi Tòng, chuyển lá thư của cô Tuyết gửi cho mẹ em Tú và nhất là tìm lại gia đình mà tôi đã thất lạc từ năm 1948. gồm Mẹ và các em Trâm, Chi, Bút.
Cả một núi công việc mang sứ mệnh cao cả mà chỉ trong 1 tuần lễ tôi đã hoàn tất, và còn hơn thế nữa, cũng chỉ vì cách quản lý xã hội của cái chế độ cũ ở đây nó đơn giản và hiệu quả mà thôi.

Đó là hình ảnh của chiếc xe và những con người dân sự đầu tiên, chở đầy băng nhạc và phim ảnh, từ Thủ Đô Hà Nội tiến thẳng vào vùng mới giải phóng. Chiếc xe PAZ do Liên xô chế tạo, sơn hai mầu trắng vàng và dòng chữ bên hông :
TIẾNG NÓI VIỆT NAM.
                                                     


SUY NGHĨ NGẮN
VỀ CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM

Tôi không phải là nhà nghiên cứu, càng không phải là nhà tạo mẫu, vì vây nói là suy nghĩ, cũng chỉ là nằm dài nghĩ quẩn trong cái oi bức của mùa hè.

Trước tiên xin nói là chiếc áo dài bắt nguồn từ chiếc áo ngắn. Chiếc áo năm thân hay áo tứ thân chỉ vì cái khung cửi ngày xưa nó chỉ cho ra khổ vải vừa bằng một bên thân áo. Cái khổ vải hẹp đến nỗi khi may quần phải táp thêm miếng vải, nên gọi là quần chân què. Tại sao ống quần lại rộng? Vì đàn ông cũng như đàn bà ta khi cần... cũng chỉ vạch quần là xong. Nó không cần cả dẫy khuy dưới đũng như quần tây.
Nói chiếc áo dài bắt nguồn từ chiếc áo ngắn vì nó chính là chiếc áo cánh vai liền, các cụ nhà ta đã bỏ đi hai cái túi và kéo dài cả vạt trước lẫn vạt sau. Thần tình ở chỗ các cụ bỏ luôn cả dẫy khuy, chỗ hở ra được “đậy” bằng một chiếc yếm (may mà các cụ không dở hơi như lũ con cháu sau này?) rồi sáng kiến bắt chéo hai vạt, thắt lưng bỏ múi như một cái nơ, kết hợp với mớ thắt lưng nhiễu đủ mầu,  vừa hấp dẫn vừa kín đáo cả khi đi khi đứng. Lẳng lơ nhất các cụ khi các cụ chế ra cái vai đổi “áo đổi vai” làm cái áo trữ tình hẳn lên mà vẫn đậm nét truyền thống.

Áo dài (dài thân, dài tay) là áo nhà giàu vì vậy mới có lớp người được gọi là “dân áo ngắn”, dân nghèo. Áo dài cần cho đàn bà vì nó kín đáo, nó tha thướt. Áo dài của đàn ông để thêm oai nghiêm. trang trọng. Áo dài của đàn ông thường được may năm thân, với cái vạt con bên ngực phải làm chỗ đính khuy. Áo của đàn ông xưa thì ngắn đến trên đầu gối, có thể buông xõa hay có thắt lưng ngang sườn, bằng vải mộc hay nái (lụa thô) với hai mầu là thâm (đen) hay nâu, các hương chức, lý dịch thường mặc khi có công vụ. Sang hơn là loại áo dài 5 thân (bốn vạt cả, một vạt con) dài đến dưới đầu gối, thường mặc với quần ống sớ, phổ biến là quần vải chúc bâu mầu trắng. Áo dài có cổ đứng và được may bằng the, sa, nhiễu, đoạn, hay gấm, khuy xương hay khuy đồng hoặc mã não và thường được lót bên trong bằng chiếc áo dài mầu trắng. Đây là y phục của quan lại, nhà giàu. Cũng là y phục của nho sinh Cửa Khổng Sân Trình, và cũng là y phục không bắt buộc ở trường công lập.

Chiếc áo dài của nam giới ít thay đổi so với áo dài của nữ, đổi luôn xoành xoạch mà cũng chẳng tôn được cái đẹp cái quý lên là mấy.
Nào là áo dài tay ngắn, tay rộng, tay bó, thậm chí không có tay. Cổ cao cổ thấp, thậm chí không cổ, có loại được  cài mắc lên người chỉ bằng hai sợi giây như chiếc “Rốp”... Từ thời ông “Le Mur” (Ô.Tường), ông này có sáng kiến ngược, may liền hai cái vạt áo trước của các cụ thành một vạt, các bà các cô đã gọi cái áo đó là áo “Lơ Muya”.
Từ ông Tường đến bà Minh Hạnh đều là những nhà cải cách vào hạng “to đầu”, đến các nhà cải cách hạng choai choai ra sức phá phách đến tươm cả cái truyền thống ra mà vẫn chưa thật thuyết phục. Gần đây có một nhà sáng chế, biến cái áo tứ thân thành những mảng màu trên thân trước tấm áo dài. Cũng chưa đi đến đâu? và cũng không thay thế được bộ y phuc truyền thống “Mớ ba mớ bẩy” của các dì các mợ ngày xưa.
Thời nước nhà chưa thống nhất, trong Nam có bà Trần Lệ Xuân, bà này xẻ cái cổ áo dài thành hình thuyền. Người hưởng ứng cũng lắm mà kẻ chê bai cũng nhiều. Cũng vì bà là vợ ông cố vấn, mệnh phụ phu nhân nên không được “xếch xy”. Báo chí miền Bắc cũng phê phán mổ xẻ. Thật oan cho bà cố vấn và cái sự cải cách của bà. Cứ như hiện nay, ngày hôm qua thứ ba 23 tháng 6 năm 2015, trong một chương trình ca nhạc của kênh QPVN đưa lên hình ảnh một nữ ca sĩ với chiếc áo dài xẻ cổ từ vai đến ức hở cả cái “hẻm...dzú” ra thì sự cải cách của bà cố vấn chỉ là “hạng bét”.
Ngày xưa, đẹp nhất là những tấm áo dài lụa hàng vân với các họa tiết và mầu sắc nhã nhặn, chỉ hở ra một chút bên hông từ cạp quần đến khe áo xẻ đã làm mê mẩn mấy ông tây hội họa. Phàm cái nửa kín nửa hở càng kích thích sự tò mò và làm giàu thêm óc tưởng tượng.

Ngày nay tôi vẫn ủng hộ các họa tiết trên thân áo chỉ vừa vặn tôn cái thân áo lên chứ đừng biến thiếu nữ thành cái cột để rồng leo, đừng mang những bức họa với họa tiết nặng nề làm biến dạng cả tấm thân thon thả của người mặc áo.

Đá nói là vài ý kiến ngắn... Thì đến đây nên thôi là phải!