Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Ôn Gia Bảo làm giàu ra sao?



HỒ SƠ



HỒ SƠ


New York Times bị chặn tại Trung Quốc


BẮC KINH (Washington Post) -Nhà cầm quyền Trung Quốc hôm Thứ Sáu đã cho đóng trang mạng của báo New York Times ngay sau khi đăng một bài phóng sự điều tra nói là gia đình Thủ Tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) có tài sản trị giá tổng cộng tới 2.7 tỷ dollars.

Thủ Tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao)
Phản ứng cương quyết và mau chóng này không là điều lạ ở vào một thời điểm được coi là “nhạy cảm” của chính trị Trung Quốc khi đang sắp đến giai đoạn chuyển giao quyền lực trong ban lãnh đạo. Ðể người dân đọc biết và bàn tán rộng rãi về những tin nổ lớn gây chấn động dư luận bị coi là phương hại đến an ninh trật tự xã hội và uy tín của đảng cầm quyền.
Cả hai phiên bản Anh ngữ và Hoa ngữ của trang mạng đều đồng thời bị đóng lại. Trên lưới điện toán và các dụng cụ điện tử di động, vào bộ dò đánh lên hàng chữ New York Times hay bằng chữ Hán đều không có trả lời. Trang BBC TV cũng bị gián đoạn một thời gian ngắn khi tường trình về bài báo New York Times.
Ðây là một thua thiệt đáng kể cho tờ New York Times trong nỗ lực đi vào thị trường Trung Quốc. Tờ báo đã đầu tư khá tốn kém, thuê thêm hơn 30 ký giả mới, thông dịch viên và kỹ thuật gia, để mở trang mạng Hoa ngữ từ cuối tháng 6 vừa qua.
Nữ phát ngôn viên Eileen Murphy tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng truy cập đầy đủ trở lại trang mạng sẽ sớm được phục hồi và sẽ yêu cầu nhà chức trách Trung Quốc bảo đảm rằng độc giả có thể tiếp tục đọc những bài vở tin tức tuân thủ đúng tiêu chuẩn chuyên nghiệp của New York Times.” Bà nói thêm: “Xã hội Trung Quốc càng ngày càng cởi mở hơn và truyền thông đa dạng hơn. Sự đáp ứng với trang mạng Hoa ngữ cho thấy Times có thể đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực nâng cao phẩm chất báo chí cho nhân dân Trung Quốc.”
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc gọi bài báo của tờ New York Times là một hành động có tính cách bôi nhọ và mang hàm ý xấu. Trong cuộc họp báo thường ngày, phát ngôn viên Hong Lei của bộ nói rằng việc ngăn chặn trang nhà của tờ New York Times là “theo đúng luật lệ hiện hành,” tuy nhiên không bình luận hay bác bỏ nội dung bài báo.
Hồi tháng 6, bản tin của Bloomberg News cho hay đại gia đình của Phó Chủ Tịch Nước Tập Cận Bình (Xi Jinping), người sắp lên chức lãnh đạo thay thế Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào vào tháng 11, có tài sản tới $376 triệu. Sau đó trang điện tử Bloomberg hoàn toàn bị Trung Quốc đóng cửa.
Mặc dầu ở một đất nước mà “sự giầu sang và quyền lực hội tụ” như tờ New York Times viết, tài sản khổng lồ của gia đình Thủ Tướng Ôn Gia Bảo được nêu lên vẫn là trái bom gây sự kinh ngạc lớn. Ký giả David Barboza và ban biên tập đã nghiên cứu thu thập chi tiết từ nhiều nguồn khác nhau và những số liệu căn cứ theo hồ sơ tài liệu chính thức để làm bài phóng sự.
Ôn Gia Bảo, 70 tuổi, quê quán ở Thiên Tân, bà mẹ là giáo viên và ông bố đã bị đưa đi làm việc nuôi heo vào thời kỳ cải tạo Cách Mạng Văn Hóa. Năm ngoái, kể lại thời niên thiếu của mình trong một lần phát biểu trước công chúng, Ôn đã nói “gia đình tôi hết sức nghèo.” Nhưng từ khi vào vị trí lãnh đạo, phó thủ tướng năm 1998 và 5 năm sau là thủ tướng, bây giờ tình trạng hoàn toàn đảo ngược, gia đình của ông cũng như của nhiều cán bộ đảng viên cao cấp khác ở Trung Quốc là những đại gia có tài sản đứng hàng đầu các triệu phú trên thế giới.
Bà góa phụ Yang Zhiun, mẹ ông, năm nay 90 tuổi, căn cứ trên hồ sơ các công ty xí nghiệp và tài liệu của các cơ quan giám sát, từ năm 2007 đã giữ một tài sản trị giá $120 triệu. Bằng cách nào bà thu góp được khoản tiền ấy, ít nhất trên giấy tờ, là điều chưa rõ; cũng như không biết bà có thật sự hiểu rằng tên của mình đang đứng làm chủ nhiều tài sản như vậy không.
Theo New York Times, trải qua hơn 10 năm cầm quyền của Ôn Gia Bảo, gia đình và thân quyến của ông từ con trai con gái, đến em ruột, em rể và những người họ hàng xa gần khác, đã trở nên giầu có vượt bậc. Trong nhiều trường hợp, tên các đương sự này không tìm thấy trên giấy tờ vì được che đậy qua một mạng lưới phức tạp các thủ thuật tinh vi về đầu tư quản lý của một xã hội đầy rẫy điều bí ẩn.
Tờ New York Times nói rằng họ tìm thấy những cổ phần của gia đình Ôn Gia Bảo trong nhiều ngân hàng, tổ hợp tài chính, công ty du lịch, thương mại, xây dựng, các dự án phát triển hạ tầng cơ sở và cả các tổ chức kinh doanh nước ngoài. Gia đình này chiếm vị trí trọng yếu trong Tổ hợp Bảo hiểm Ping An, một trong những tổ hợp tài chính lớn hàng đầu thế giới.
Ở vị trí thủ tướng trong một nền kinh tế mà nhà nước hãy còn nắm giữ vai trò chỉ đạo, Ôn Gia Bảo có rất nhiều quyền hạn đối với các công ty xí nghiệp và điều kiện để thân nhân của ông có thể dựa vào đó sử dụng để làm giầu, có hay không có sự tán trợ của ông là điều người ta chưa thể biết hết. Chẳng hạn người em trai của ông có một công ty đã ký được hợp đồng hơn $30 triệu về việc xử lý nước thải và phế liệu y tế cho các thành phố lớn. Hợp đồng này có sau khi nhà nước ban hành quy định kiểm soát chặt chẽ các chất thải sau vụ bệnh dịch SARS năm 2003.
Năm 2004, Hội Ðồng Chính Phủ mà Ôn Gia Bảo là chủ tịch ban hành quy chế cho phép các công ty tài chính mở rộng không giới hạn lãnh vực hoạt động. Ping An đã trở thành một công ty công cộng, bán IPO (cổ phiếu công khai) gây vốn được $1.8 tỷ và gia đình Ôn Gia Bảo đã thủ lợi bằng việc đầu tư trước khi công ty ra công khai. Các tài liệu kế toán năm 2007, năm cuối cùng mà hồ sơ chứng khoán được phổ biến, cho biết gia đình và những đối tác nắm giữ $2.2 tỷ chứng khoán của Ping An.
Mặc dầu đảng Cộng Sản Trung Quốc yêu cầu cán bộ công nhân viên kê khai tài sản của mình và gia đình nhưng đòi hỏi này chỉ liên hệ đến những thân nhân trực tiếp bao gồm vợ và con; anh chị em và những người họ hàng quyến thuộc khác không nằm trong quy định ấy và trở thành một ngõ dễ dàng cho sự trốn tránh.
Trương Bồi Lợi (Zhang Beili), bà vợ của Ôn Gia Bảo, là người rất ít khi xuất hiện trong những sinh hoạt chính thức cùng với chồng. Nhưng dân chúng Trung Quốc cũng như giới kinh doanh thương mại ngoại quốc đều biết đến bà với biệt danh “Nữ hoàng kim cương.” Là một cựu kỹ sư địa chất, bà là người đã giúp lập ra những quy định trong ngành thương mại hột xoàn và đá quý, thành lập thị trường trao đổi kim cương ở Thượng Hải và trung tâm xét nghiệm ở Bắc Kinh mà tất cả những giới buôn bán kim cương đều cần phải có chứng chỉ xác nhận của trung tâm này. Bà Trương là chủ tịch công ty quốc doanh kim cương do bà thành lập năm 1993, đến nay người em trai của bà và mấy người thân khác nắm giữ tới 80% cổ phần.
Tài liệu do Wikileaks tiết lộ nói rằng có lúc Thủ Tướng Ôn Gia Bảo muốn ly dị với bà Trương vì bà lợi dụng khai thác quá đáng vị trí lãnh đạo của ông vào việc làm ăn. Tuy nhiên đến nay gia đình này vẫn ổn định bình thường và dịch vụ kinh doanh tiếp tục không có gì trở ngại.
Thủ Tướng Ôn Gia Bảo nổi tiếng là người có chủ trương đổi mới, ông nhiều lần lên tiếng kêu gọi cải cách kinh tế và cả chính trị ở Trung Quốc. Ông cũng là người mạnh mẽ đề xướng thanh lọc nhân sự, tiêu trừ tham nhũng. Tuy không thể rõ ông có thực tâm thi hành đến đâu nhưng sự kiện này chắc chắn khiến ông gặp sự chống đối của một số phe phái trong đảng. Vào thời gian cuối cùng của nhiệm kỳ và trước khi ông rời khỏi vị trí lãnh đạo và có lẽ chỉ còn giữ một chức vị tượng trưng, không hiểu việc phổ biến công khai hiện tượng tiêu cực từ gia đình ông có phải là nằm trong mưu đồ đấu tranh nội bộ rất thường thấy ở chế độ độc tài đảng trị này hay không.
Rất nhiều tình tiết cũng như thắc mắc nghi vấn về chuyện Thủ Tướng Ôn Gia Bảo như trình bày trong bài báo New York Times, sẽ còn phải chờ thời gian mới có thể hiểu sự thật. Chính ông cũng đã từng có lần hé lộ cho thấy rằng biết tất cả những dư luận đồn đại về mình và gia đình, nhưng luôn luôn khẳng định là “chưa bao giờ lợi dụng chức quyền để kiếm lợi ích riêng.” Trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh hồi tháng 3, Thủ Tướng Ôn Gia bảo tuyên bố: “Tôi có đủ can đảm đối diện với nhân dân và lịch sử. Có những người sẽ tán đồng các việc tôi đã làm nhưng cũng có nhiều người sẽ chỉ trích. Chung cuộc thì lịch sử sẽ có lời phán xét tối hậu.” (HC)

Vua Minh Mạng Trị Tội Bọn Cường Hào Ác Bá Tỉnh, Huyện, Xã


Bùi Xuân Đính
Ôn Cố Tri Tân

(i)

Vua Minh Mạng Trị Con Hư Để LàmGương Cho Thiên Hạ

Vua Minh Mạng (1791 - 1841) nổi tiếng trong lịch sử nhà Nguyễn nói riêng, các vương triều phong kiến Đại Việt nói chung không chỉ là vị vua giỏi việc hành chính,  giỏi thơ văn mà còn rất nghiêm khắc với trăm quan, người thân; không để các tình cảm thân quen làm ảnh hưởng công việc; không để vợ con, anh em ỷ thế mình mà làm những việc ngang trái. Ông còn nổi tiếng trong việc dạy con. Tuy có tới 142 người con (gồm 78 trai - thường có tên gắn với chữ “Miên”, 64 gái) và tuy rất bận với công việc trong triều, song ông luôn để ý đến họ, thấy họ sai là chấn chỉnh luôn. Câu chuyện dưới đây là ví dụ điển hình về việc răn dạy con rất nghiêm khắc của ông.
Trong số các con trai của Vua Minh Mạng có Hoàng tử Miên Phú. Cậy thế vua cha, Phú thường chơi bời lêu lổng. Vào một đêm tháng Một năm Ất Mùi (tháng 12 năm 1835), trời rét, Miên Phú cùng bọn phủ thuộc là Hoàng Văn Vân, Bùi Văn Nghị, Bùi Văn Quế tổ chức đua ngựa ở ngoài hoàng thành. Đua được mấy vòng, Miên Phú về trước, mấy tên phủ thuộc tiếp tục cho ngựa chạy thi. Vó ngựa rầm rập gây náo loạn nhiều đường phố. Một bà già đi bên đường tránh không kịp, bị ngựa của Hoàng Văn Vân xéo chết !
Vua Minh Mạng được tin, sai các quan đại thần là Trương Văn Quế, Tôn Thất Bằng, Phan Bá Đạt đi điều tra. Ngày hôm sau, Vua nhận được lời Tâu của các qaun, liền dụ rằng : “Trẫm rất buồn giận, thường ngày Trẫm vẫn rất nghiêm khắc với các hoàng tử, hễ sai phạm là trừng phạt ngay, chưa từng dung tha một chút nào. Miên Phú từ nhỏ bẩm tính ngu đần, lời nói việc làm đều bỉ ổi, lớn lên chỉ rong chơi. Trẫm đã nhiều lần nghiêm khắc dạy bảo, nhưng không biết chừa và sửa lỗi. Nay (Phú) lại gần gũi với lũ tiểu nhân tổ chức phi ngựa ngoài đường lớn Kinh thành là nơi quan quân đi lại đông đúc để đến nỗi xéo chết mạng người. Sao còn xứng đáng là công tử nữa. Lại không vâng lời cha dạy bảo, thực là đứa con xấu xa, tội nào còn lớn hơn nữa. Nay để giữ công bằng, quyết không có lý nghị thân, nghị quý (1). Phàm các em và con cháu chớ nên coi khinh, lấy thân để thử pháp luật, gương sáng chẳng xa, ai nấy phải kính nể”.
Rồi Vua ra lệnh tước mũ áo của Miên Phú, cách lương bổng hàng năm, giam lỏng ở nhà riêng để tự mình sửa lỗi, không cho ra ngoài một bước, không được dự vào hàng các hoàng tử, chỉ được gọi tên là Phú. Phú còn phải bồi thường cho người bị hại 200 lạng bạc.
Đối với bọn Hoàng Văn Vân, Vua Minh Mạng cũng chỉ rõ : “Vân là đứa con côn đồ, nương tựa nơi cửa quyền, ngày ngày cám dỗ người khác càn quấy, quen làm những điều bất thiện. Lại dám phóng ngựa ở nơi công đường, thực là không coi ai vào đâu. Nếu xét án thì khó mà khép tội giết người vì lầm lỡ được, phải xử tội thực phạt”.
Rồi Vua sai chém Vân ngay sau khi hết hạn tạm giam, để “răn những kẻ bám vào cửa quyền không coi pháp luật vào đâu”. Anh em tên Bùi Văn Nghị, Bùi Văn Quế bị đày đi phát vãng ở nơi xa, khi đến nơi còn bị đánh 100 gậy.
Lời bàn:
Câu chuyện có thật trên đây được ghi trong sách Đại Nam thực lục - bộ chính sử của nhà Nguyễn trên đây gợi lên những suy nghĩ về thái độ ứng xử trước pháp luật của ba thành phần xã hội.
Trước hết là Hoàng tử Miên Phú. Là con vua, nhưng Phú không những không biết giữ cho cha, theo gương cha để trở thành người tốt, để xứng đáng là “con ông cháu cha; con vua cháu chúa”, đặng kế tục được sự nghiệp của cha; mà còn ỷ thế cha mình để chơi bời lêu lổng, kết giao với cả bọn du thủ du thực, làm càn, vi phạm pháp luật, gây chết người, dẫn đến bị tước cả danh hiệu, bổng lộc, bị phạt giam ... Cho hay, một con người dù đã có nền, có móng, có bệ đỡ chắc chắn, nhưng không biết tu thân, tích đức, thì nền móng, bệ đỡ đó cũng sớm bị “tan tành”. Và giữa Hoàng tử quý phái và người tầm thường, giữa người lẽ ra đáng được trân trọng, nể phục với kẻ đáng bị lên án, khinh bỉ; giữa người thuộc tầng lớp “thượng thượng lưu” với kẻ tội đồ chỉ là khoảng cách rất mỏng manh.
Thứ hai, là bọn Hoàng Văn Vân, Bùi Văn Quế, Bùi Văn Nghị. Là người trong phủ thuộc, lẽ ra phải có trách nhiệm giám sát, quản lý các hoạt động, hành vi của con vua, để góp phần cùng vua rèn, giáo dục hoàng tử; hơn thế nữa, còn có điều kiện để học tập những cái tốt, điểm hay của dòng phái nhà vua. Vậy mà, bọn Vân, Quế, Nghị không những không làm được điều đó mà còn ỷ thế là phủ thuộc của con vua để càn quấy, coi thường pháp luật. Chúng không những phạm tội mà còn gián tiếp đẩy con vua vào vòng tội lỗi. Và bị vua ra lệnh thẳng tay trị tội chẳng có gì oan ức với chúng.
Thứ ba là Vua Minh Mạng. Là người nổi tiếng thượng tôn pháp luật, đã không biết bao lần, ông sâu sát, nghiêm minh xét từng vụ án các quan phạm tội, kể cả các quan có nhiều công lao và từng là cận thần của mình. Điều này hẳn là bình thường và “dễ dàng” với một vị quân vương. Song với các em và các con mình, một vị quân vương dù “rắn” đến mấy, cũng phải có lúc “mềm lòng”, lưỡng lự trong việc xử lý, bởi liên quan đến tình cảm máu mủ ruột rà, nhất là khi phải áp dụng các biện pháp phạt bổng, đánh gậy với họ - những người từ bé sớm được yêu chiều, sống trong nhung lụa.
Tuy nhiên, Vua Minh Mạng lại không nghĩ như vậy. Ông hiểu rằng, nếu “nương tay” với Miên Phú, trăm quan và muôn dân sẽ chẳng “tâm phục khẩu phục” khi cho rằng, vua chỉ nghiêm với quan, dân mà lại dung túng cho cái sai của con em mình. Ông cũng hiểu rõ, nếu nương tay với Phú, Phú sẽ càng được thế ỷ vào vua cha, tiếp tục làm những điều càn bậy. Khi đó, ông không chỉ “mất con” mà còn mất đánh cả thành danh uy tín của mình. Vì thế, ông đã thẳng tay phạt con mình quen thói ỷ thế cha làm vua để chơi bời lêu lổng, kết thân với bọn xấu làm điều bất lương; trị tội nghiêm khắc cả các thuộc hạ của con, dùng con làm “bình phong, lá chắn” để càn quấy, gây rối trật tự xã hội. Minh Mạng là điển hình của việc dạy con biết sống theo pháp luật, làm gương cho cả thiên hạ.

Chẳng bù cho một số người trong xã hội ta ngày nay, cậy có tiền, cậy có quyền, nuông chiều con để con hư hỏng; không ít kẻ cậy thế của cha mẹ để làm càn, nhận hối lộ của các cơ quan dưới quyền cha mình, một số kẻ “choai choai” thì càn quấy, vi phạm pháp luật, sau đó lại được cha mẹ dùng tiền, dùng thế “bảo lãnh” xin về, mà những vụ các “công tử nhà quan, nhà giàu” tổ chức đua xe máy, thậm chí đua ô tô trong một vài năm gần đây là ví dụ điển hình.
Câu chuyện này cần nêu lên để những người đó suy ngẫm.

(1) Nghị thân: những người thân thích của vua. Nghị quý : những người có chức tước lớn, được vua quý trọng. Theo luật pháp phong kiến, những người này thuộc diện bát nghị, khi phạm tội sẽ được tha tội hoặc giảm tội.

* Bài đăng trong tập sách Những câu chuyện pháp luật thời phong kiến của tác giả, Nxb. Tư pháp, 2005. Tác giả có chỉnh sửa lại lời bình.

(ii)

Vua Minh Mạng Trị Tội Bọn Cường Hào Ác Bá Tỉnh, Huyện, Xã

Thời phong kiến, hệ thống thanh tra của nhà nước gồm các cơ quan: Đô Ngự sử (từ thời Nguyễn đổi thành Viện Đô sát) ở cấp trung ương, Giám sát Ngự sử ở cấp liên trấn (thời Nguyễn là cấp liên tỉnh) và Hiến ty ở cấp trấn (thời Nguyễn là tỉnh). Mỗi cơ quan, mỗi cấp thanh tra này có chức năng, nhiệm vụ riêng, song đều có nhiệm vụ chung là kiểm tra, giám sát quan lại, phát hiện các vụ việc tiêu cực của họ. Các cơ quan cũng như các chức quan của hệ thống thanh tra này hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào nhau và cũng không phụ thuộc vào cơ quan hành chính cũng như cơ quan ngành dọc cùng cấp hoặc trên cấp. Chẳng hạn, một vị Hiến sát sứ ở Hiến ty (thanh tra cấp tỉnh), phát hiện một vị quan tỉnh tham tang, có quyền tâu thẳng lên Viện Đô sát, thậm chí tâu thẳng lên vua, không cần thông qua Giám sát Ngự sử (thanh tra cấp liên tỉnh); cũng không phải thông qua Tổng đốc hay Tuần phủ là các quan đứng đầu tỉnh đó.
Ngoài ra, những khi một địa phương nào đó trải qua binh đao, quan lại ức hiếp dân chúng gây tao loạn, các vua thường cử đoàn thanh tra đặc biệt, gọi là Kinh lược sứ, gồm các quan đại thần có uy tín, tài năng và công tâm đến, có nhiệm vụ làm rõ nguyên nhân, ổn định tình hình; được toàn quyền giải quyết các vụ việc ở địa phương đó rồi tâu báo lại với vua.
Vào tháng Tư­ năm Đinh Hợi, triều Vua Minh Mạng (tháng 5 năm 1827), tại trấn Nam Định (từ năm 1831 đổi thành tỉnh Nam Định), nhân dân gặp nhiều đau khổ vì nạn trộm cư­ớp hoành hành và quan lại địa phương nhũng nhiễu, hà hiếp. Nhiều đơn thư kêu cứu liên tiếp gửi vào triều đình Huế. Vua Minh Mạng bèn phái một đoàn kinh l­ược sứ, đứng đầu là các quan đại thần Nguyễn Văn Hiếu Nguyễn Kim Xán ra Bắc xem xét tình hình.
Đến Nam Định, các quan Kinh lư­ợc một mặt khẩn cấp xét cấp tiền gạo cho những người bị hại ở các làng quê; mặt khác đi đến các phủ huyện nào cũng cho phép người dân được đến gặp quan thanh tra triều đình phản ánh tình hình quan lại địa phương.
Sau một thời gian, đoàn Kinh lược sứ thu được rất nhiều chứng cứ về các hành vi tham tang, ức hiếp dân chúng của quan lại các cấp trấn này. Một số quan cấp phủ, huyện bị đưa ra xét xử ngay, khiến cho nhiều quan các phủ huyện khác lo sợ. Từ nỗi lo sợ “dắt dây” của quan lại các phủ huyện, các quan Kinh lược sứ phát hiện ra đầu mối của tình hình tao loạn ở trấn Nam Định chính là một số quan chức trấn này, gồm Cai án Phạm Thanh, Thư ký Bùi Khắc Tham. Họ là những kẻ “gian tham, giảo quyệt, hung ác, ng­ười trong vùng đều oán giận”. Nghe tin có quan Kinh lược sứ của triều đình về, các quan tham này đều lo sợ, đến nỗi Phạm Thanh bỏ cả ấn tín, công sở chạy trốn.
Vụ việc đư­ợc tâu lên Vua Minh Mạng. Vua lệnh cho các quan Kinh lược sứ phải bắt bằng đ­ược Phạm Thanh, bằng không sẽ bị xử theo luật “cố thả”. Vua lại dụ quở  trách các quan trấn thần Nam Định: “Lũ các ngươi làm quan trong hạt lại để có nhiều kẻ tham lam, làm hại dân, rồi lại bao che cho chúng mà nói dối vua, dám tâu rằng không xét thấy việc tham bỉ. Đến như­ Phạm Thanh tội lớn, khi Kinh lư­ợc sứ đến nơi thì sự việc vỡ lở nên lọt tin ra để nó trốn đ­ược. Các ng­ươi trị dân thì vỗ nuôi sai pháp, giặc nổi như­ ong; xét quan thì không biết phân biệt, dung túng thiên vị, như­ thế thì khép vào tội cách chức ch­ưa thỏa”.
Rồi Vua ra lệnh giải chức của  các quan đầu trấn Nam Định là Đỗ Văn Thịnh, Trần Chính Đức, Vũ Đức Khuê; đồng thời lệnh cho họ trong ba tháng phải bắt được những kẻ phạm tội, căn cứ vào đó để xét giảm tội hay không.
Nghe tin vậy, Bùi Khắc Kham cũng bỏ trốn, như­ng ít lâu sau cùng bị bắt với Phạm Thanh. Nhân dân địa phư­ơng lại đem các việc làm xấu xa của họ ra tố cáo. Vua Minh Mạng sai giải bọn Thanh - Kham đến chợ trung tâm của trấn, chém ngang lư­ng, tịch thu gia tài của chúng đem chia cho những ng­ười dân nghèo.
Đoàn Kinh l­ược sứ còn đi xem xét một số phủ, huyện khác, điều tra và đề nghị trị tội một số quan lại thoái hóa. Tri phủ Kiến X­ương Nguyễn Công Tuy tham tang phải tội chết, Đồng Tri phủ Ứng Hòa Phan Thọ Vực và Tri huyện Đại An Nguyễn Văn Nghiêm cố ý dung túng cho các nha lại nhũng nhiễu hại dân đều bị cách chức. Nhiều quan của các nha phủ khác qua tra xét thấy không xứng đáng chức đã bị truất bãi về làm dân.

Lời bàn:
Vụ việc trên đây được ghi rõ trong sách Đại Nam thực lục - bộ quốc sử của nhà Nguyễn. Từ vụ việc này cho thấy những bài học giá trị với việc quản lý xã hội và công tác thanh tra, giám sát quan lại ở các địa phương.
Một là, mặc dù hệ thống thanh tra của Nhà nước phong kiến có đủ “lệ bộ”, quy chế thanh tra, kiểm tra, giám sát khá rõ ràng, thậm chí với nguyên tắc thanh tra độc lập - như đã nêu ở trên, nhưng vẫn có không ít vụ quan lại vi phạm pháp luật với hai tội danh, cũng là hai “đặc trưng” cơ bản là lợi dụng chức vụ để tham tang và ức hiếp dân chúng; nhiều vụ diễn ra rất trầm trọng, khiến triều đình phải cử đoàn thanh tra đặc biệt về xem xét mà vụ việc ở trấn Nam Định trên đây là điển hình. Đó là vì, chỉ cần lơi lỏng một chút trong công tác thanh, kiểm tra, các quan lại “sẵn sàng” lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật và nỗi lo ngại của người dân về những nỗi khổ ải mỗi khi phải đến cơ quan công quyền, cơ quan pháp luật; sự quan liêu của bộ máy công quyền, sự dung túng - và cả thông đồng, “bảo kê” của quan trên; tình trạng thông tin liên lạc kém v. v.  để phạm tội. Cho nên, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn phải thường xuyên, sâu sát mới có thể ngăn chặn, hạn chế tình trạng quan lại lợi dụng để phạm tội; không thể để khi sự việc xảy ra mới cử đoàn thanh tra đặc biệt về giải quyết, bởi khi đó, hậu quả đã rất nặng nề.
Hai là, cả một “bộ sậu” quan lại ở Nam Định, từ cấp trấn xuống cấp huyện  thoái hóa, biến chất, trở thành “tập đoàn cư­ờng hào” hà hiếp dân chúng nặng nề như­ thế, nếu không có sự sâu sát và nghiêm minh của các quan Kinh l­ược sứ thì  chắc chắn, những “quan cường hào” vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, sau khi “tai qua nạn khỏi” sẽ quay lại tham nhũng và ức hiếp dân, dân lại khổ thêm biết chừng nào. Cho hay, thanh tra phát hiện các vụ việc tiêu cực đã là cần thiết, giải quyết dứt điểm vụ việc đó, hay nói một cách khác, phải “trị tận gốc, bốc tận rễ” mới là điều quan trọng.
Ba là, công lao phát hiện ra những tiêu cực, thoái hóa biến chất của quan trấn Nam Định đầu tiên chính là những người dân ở trấn này. Cho hay, có hệ thống thanh tra các cấp với đầy đủ quy chế, quy tắc làm việc rõ ràng cũng chỉ là một điểu kiện ban đầu, để phát hiện ra các vụ việc tiêu cực của quan lại địa phương, người làm công tác thanh tra phải gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của người dân.
Bốn là, việc xử lý các quan lại thoái hóa, biến chất ở trấn Nam Định rất kiên quyết và nghiêm khắc còn có vai trò rất lớn của Vua Minh Mạng.
*Bài đã đăng trên tạp chí Kiểm tra (Ủy ban Kiêm tra Trung ương) số tháng 8 năm 2011, có tiêu đề “Sâu sát và nghiêm minh”. Nhân vụ Tiên Lãng, tác giả đổi lại tiêu đề để mọi người cùng suy ngẫm, nội dung không thay đổi.
..............................
......................................................................................................................

Nhà sư trẻ gốc Việt


Nhà sư trẻ gốc Việt trở thành
Cao tăng Tây Tạng

 
Lati Rinpoche, trái, vị thầy được Ðức Ðạt Lai Lạt Ma giao nhiệm vụ dạy kèm các vị tái sinh, trong đó có Thầy Don, phải. 
Đây là điều đặc biệt vì nhà sư là người đầu tiên rời Hoa Kỳ qua Ấn Độ xuống tóc trong một tu viện Tây Tạng vào dịp Tết Kỷ Mão 1999, khi mới 12 tuổi.
Đặc biệt hơn nữa, đây là người Việt Nam đầu tiên được truyền thừa trong lịch sử hơn ngàn năm của Phật giáo Tây Tạng.
 
Kusho Tenzin Drodon. (cháu ruột của MC Nam Lộc và nhà văn Nhã Ca, chủ nhiệm nhật báo Việt Báo )
Sinh tại Quận Cam, ở miền Nam California trong một gia đình khá giả, lên tám tuổi, cậu bé họ Phạm đã muốn trở thành một Geshe Tây Tạng.
Mà Geshe là gì?
Geshe là học vị trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng, tương đương với bằng Tiến sĩ về Phật học của Tây phương. Bình thường ra thì phải mất hai chục năm mới xong và nhiều người không xong nổi. Thế giới hiện chỉ có chừng 200 vị Geshe thôi.
Muốn được thành một Geshe thì phải thấm nhuần năm ngành học là Bát nhã ba la mật (Prajnaparamita), Trung quán luận (Madhyamika), Giới luật (Vinaya), A tỳ đạt ma luận (Abidharma) và Lý luận căn bản (Pramana Vidya).
Thấm nhuần ở đây là phải nhập tâm, bằng Tạng ngữ, trong vài chục năm tu tập gian nan, hầu có thể ứng đối tranh luận trong mọi tình huống về mọi chủ đề trong các cuộc khảo hạch thường xuyên và từ đó đi hoằng pháp cho nhân thế.
Đã vậy, từ thấp lên cao, học vị Geshe còn có bốn cấp là Dorampa, Lingtse, Tsorampa và cao nhất là Lharampa và trung bình thì phải sáu năm mới lên tới cấp tối ưu.
Thánh tăng Tây Tạng ngày nay, Kyabje Lati Rinpoche, được Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu hướng dẫn chú bé gốc Việt họ Phạm
Vị cao tăng Tây Tạng đã hướng dẫn chú bé họ Phạm là một Lharampa Geshe, một hóa thân của danh tăng Gongkar Rinpoche.
Ngài được tôn là châu báu trong hàng Thánh tăng Tây Tạng ngày nay, pháp danh là Kyabje Lati Rinpoche, hiện là cố vấn về Lý luận (Tsen-shabs) của đức Đạt Lai Lạt Ma. Môn sinh của Tulku Lati Rinpoche thường chỉ là những nhà sư được xác nhận là báo thân của một cao tăng, một vị đạo sư, một guru từ kiếp trước nguyện tái sinh để tiếp tục hạnh nguyện.
Và đức Đạt Lai Lạt Ma là người trực tiếp yêu cầu Tulku Lati Rinpoche dìu dắt chú bé.
Vì sao một chú bé sinh trong một gia đình Việt Nam tại Hoa Kỳ lại được nhận vào tu viện Tây Tạng, rồi được chính đức Đạt Lai Lạt Ma trao phó cho một vị cao tăng hàng đầu của Ngài việc hướng dẫn tu học đó?
Có lẽ phải đi từng bước để nhìn ra con đường học đạo của vị tăng người Việt này.
Với người Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đại từ Đại bi Bồ tát Quán Thế Âm. Việt Nam ta quen gọi vị Bồ tát ấy là Phật Quan Âm, vì vậy, nhiều người cũng gọi Ngài là Phật Sống Tây Tạng.
Người Tây Tạng tôn Ngài là "Kundun" với ý nghĩa ấy.
Trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng, một Lạt Ma được coi là hiện thân của Phật, và Bồ tát nguyện tái sinh để cứu độ chúng sinh. Bậc hóa thân ấy được tôn là Tulku ("Chu cô" theo cách phiên âm Hán-Việt). Danh hiệu Lạt Ma chỉ được dành cho những người giảng dạy giáo pháp và có thẩm quyền thực hành nghi lễ của Phật giáo. Trong số những người được chứng nhận là Lạt Ma, những vị uyên thâm và cao quý nhất thì được tôn là Rinpoche (nghĩa là "vô cùng quý báu").
 Trong hàng giáo phẩm và triều đình Tây Tạng, người ta thấy nhiều cao tăng được tôn vinh là Rinpoche.
Bây giờ, chúng ta có đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - một vị Phật Sống - ủy thác cho một Tulku Rinpoche việc dẫn đạo cho một nhà sư trẻ của Việt Nam...
Nhà sư này phải có gì đặc biệt mà có lẽ người thường như chúng ta chưa thấy hết được.
Cách đây bốn năm, nhật báo Orange County Register đã gửi một phái đoàn gồm hai nhà báo Anh Đỗ và Teri Sforza cùng đoàn nhiếp ảnh và truyền hình qua tận Ấn Độ để làm loạt phóng sự bốn kỳ về chú tiểu họ Phạm này. Người ta có thể tham khảo loạt bài được biên tập và trình bày công phu dưới tựa đề "The Boy Monk" tại trang nhà của tờ báo trong bốn số ra ngày 19 đến 22 tháng Giêng 2003.
Từ ngày đó đến nay, việc tu học của nhà sư này đã có sự tăng tiến.
Một người Mỹ xuất gia sang Ấn Độ tu Phật giáo đã là hiếm, nhưng vẫn có. Một người sinh tại Mỹ - thuộc thế hệ thứ nhì vì cha mẹ là người Việt tỵ nạn - thì lại hiếm hơn. Đây lại là người Mỹ đầu tiên được nhận vào tu viện Tây Tạng Gaden Shartse, trong tỉnh Mundgod của tiểu bang Karnataka ở miền Nam Ấn Độ để được tu học thành Sa di. Tên Mỹ-Việt Donald Phạm đổi thành Konchog Osel.
Người thân thì gọi là Kusho. Konchog có nghĩa là hiếm quý, Osel là tịnh quang, ánh sáng trong lành, và Kusho là một cao tăng.
Thế rồi, sau khi khảo hạch thì chính Tulku Lati Rinpoche đã thỉnh đức Đạt Lai Lạt Ma làm lễ thọ giới Cụ túc cho chú tiểu sa môn. Có mặt trong buổi lễ cử hành vào đúng ngày Phật Đản còn có bốn vị Rinpoche khác.
Chú được ban pháp danh là Tenzin Drodon,
 nghĩa là "Người nắm giữ Phật pháp" (Tenzin) "cứu độ chúng sinh" (Drodon).
Drodon là một pháp danh ít có trong hệ thống Tăng già Tây Tạng.
Ngày nay, Phật giáo Tây Tạng có một nhà sư dung mạo sáng rỡ, nói sành sõi tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Tây Tạng với phương ngữ quý phái của Kinh đô Lhasa, ở bên kia đỉnh núi tuyết ngàn trùng.
Vào mùa Xuân Đinh Hợi 2007, ở tuổi 21, Kusho sẽ thọ giới Tỳ kheo với đức Đạt Lai Lạt Ma, một điều kỳ lạ nữa. Trong lịch sử Tây Tạng, đây là người Việt đầu tiên được chính đức Đạt Lai Lạt Ma truyền thừa và truyền giới.
Có thể là sau này người ta mới được biết thêm rằng nhà sư trẻ cũng là hóa thân của một hành giả, nguyện tái sinh trong một gia đình Việt Nam tại Mỹ và tu học trong tu viện Tây Tạng tại Ấn vì lợi ích của chúng sinh.
Ba vị cao tăng đã lần lượt hướng dẫn nhà sư là Lharampa Geshe Tsultim Gyeltsen tại tu viện ở Long Beach, là Lharampa Geshe Lati Rinpoche, một vụ Tulku tại tu viện Gaden Shartse ở Ấn Độ và đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14.
Bây giờ, chúng ta mới tìm hiểu về nhân vật này.
Vừa ra đời, Donald Phạm đã chững chạc như người lớn.
Chú bé là học sinh ưu tú, thích âm nhạc, viết văn, trượt nước và chơi Nitendo!
Là học trò giỏi tại trường Aliso Viejo Middle School, chú bé đủ thứ game trong nhà và thừa điều kiện thành công trong một môi trường đầy cơ hội là Hoa Kỳ.
Ước nguyện ban đầu của chú là thành nhà văn hay bác sĩ.
Nhưng, khác mọi đứa trẻ cùng tuổi, chú ít nói, kín đáo nhìn mọi sự chung quanh và đặc biệt quan tâm đến người khác.
Cha mẹ chú là những người khá giả và chăm sóc kỹ lưỡng tâm hồn các con.
Mẹ chú sùng đạo từ khi còn ở Việt Nam.
Tại Hoa Kỳ thì cả gia đình thường đến ngôi chùa Tây Tạng ở Long Beach, do đức Đạt Lai Lạt Ma đặt tên là Thubten Dhargye Ling, để tu học Phật pháp.
Đây là một việc không dễ vì từ nhà đến chùa là 90 cây số và một tuần, gia đình lên chùa ba lần.
Donald vào chùa là có phản ứng khác lạ.
Tưởng đứa con lơ đãng nhìn quanh, bà mẹ ngạc nhiên vì chú nghe được hết và nói lại rành mạch những khái niệm rất lạ.
Thí dụ như hiện tượng "tâm viên ý mã" trong lúc thiền định!
Người lớn nghe đã thấy khó lãnh hội, huống hồ một đứa trẻ ở tuổi mẫu giáo!
Năm chú lên bốn, bà mẹ đọc báo thấy có tin là vị Đạo sư Lati Rinpoche sẽ đến thuyết pháp ở Los Angeles.
 Quá mừng khi được cơ hội gặp vị cao tăng mà mình đã đọc lời giảng trong sách từ khi còn mang thai chú bé, bà dẫn chú đi nghe và năm đó Donald đã quy y với Tulku Lati Rinpoche!
Khi chú lên năm, cô em kém chú hơn một tuổi bỗng khóc òa vì làm vỡ cái đĩa.
 Chú bé đứng cao hơn quầy bếp đã lên giọng trấn an:
"Đừng lo, đó chỉ là đồ vật thôi. Nếu chấp vào vật nhỏ như vậy thì khi chết, làm sao cái tâm bỏ được cái thân này?"
Rồi sau đó, thay vì là nhà văn hay bác sĩ, năm lên tám, chú muốn thành một Geshe!
Thấy con mình có ý đi tu để thành Geshe, bà mẹ trình bày với vị Hoà thượng trụ trì tu viện Phật giáo Tây Tạng tại Long Beach là Lharampa Geshe Tsultim Gyeltsen, thường được Phật tử quý mến gọi là Geshe La.
Hoà thượng Geshe La khuyên là hãy kiên nhẫn tìm hiểu tâm tư chú bé đã.
Cho con vào chùa là chuyện thường tình ở Á châu và Tây Tạng, nhưng chúng ta đang ở tại Hoa Kỳ, trong một khu vực trù phú lịch sự.
Con đường tới chùa là một chặng đường khá xa cần phải tìm hiểu.
 Mà cách tìm hiểu hay nhất là chính họ phải qua tận Ấn Độ thăm viếng một ngôi chùa Tây Tạng đủ lâu để thấy hết tận mắt.
Thày dạy, tu viện là một đại dương, có rất nhiều ngọc nga châu báu vật đấy nhưng cũng có cá mập.
Hãy tìm hiểu rồi mới quyết định cho chú bé.
Khi Donald Phạm lên chín, năm 1995, cha mẹ chú quyết định sang thăm tu viện, cách đó đúng là vạn dậm.
Bước đầu là từ California bay qua Ấn Độ, rồi đi xe buýt leo đèo băng suối tới một tu viện trong khu định cư của người Tây Tạng tại Mundgod, thuộc tiểu bang Karnatala ở miền Nam Ấn Độ.
Đó là tu viện Gaden Sharte của dòng Gelugpa Phật giáo Tây Tạng.
Khu vực định cư cho dân tỵ nạn thường không là một vùng đất trù phú thịnh vượng.
Sự nghèo khổ và thiếu thốn là quy luật chung. Huống hồ là nơi tu hành.
Người viện trưởng của Tu viện chính là ngài Tulku Lati Rinpoche mà gia đình họ Phạm đã đọc rồi đã gặp tại Los Angeles.
Phép sinh hoạt nơi đây là sự khắc khổ nghiêm ngặt. Mọi người thức giấc từ năm giờ sáng, chư tăng áo đỏ tụng kinh đến bảy giờ rồi ăn sáng.
Thực đơn khác hẳn bữa điểm tâm trong một ngôi nhà khang trang ở Laguna Niguel tại California. Bánh mì chấm trà có pha đường, bơ tẩm muối.
 Sau đó là học ngôn ngữ và tranh luận đến trưa.
 Quá ngọ là buổi học với các đạo sư cho đến chiều.
Cơm tối là cháo. Xong cơm là học tiếp về Phật pháp qua tranh luận, có khi đến nửa đêm...
Giáo trình đào tạo còn nặng hơn mọi trường tư thục ưu tú nhất của Mỹ!
Và không có các màn giải trí qua truyền hình, chơi game, nghe nhạc từ DVD... Cũng không có quà vặt, máy giặt máy xấy, nước nóng phòng riêng...
Làm sao cho con mình vào sống nơi đó?
Gia đình ở lại 6 tuần và chú Donald Phạm cho biết là muốn học đạo ở nơi đây.
Trường hợp của chú hiển nhiên đã được Geshe La và Tulku Rinpoche chú ý.
 Phải tìm lời giải trong phép khảo chứng bí truyền của Tây Tạng.
Vị cao tăng thực hiện buổi lễ linh thiêng ấy chính là Tuku Rinpoche.
Lời giải là chú bé này là một đứa trẻ đặc biệt, sẽ vào chùa thành một vị sư Tây Tạng. Donald Phạm cũng cảm thấy như vậy.
Việc cháu Donald muốn đi tu đã gây nhiều phản ứng và tranh luận trong đại gia đình. Đầu tiên thì chị và em không muốn xa Donald.
Còn ông ngoại thì hoàn toàn không vui! Điều ấy cũng thật dễ hiểu.
Nhưng ý của chú đã quyết và cha mẹ cũng thông cảm và hỗ trợ nên mọi người quen dần với quyết định này.
Gần bốn năm trôi qua, rồi vào dịp Tết Kỷ Mão 1999, cả gia đình Donald Phạm đã theo Hoà thượng Geshe La qua Ấn Độ. Chú sẽ ở lại nơi đây.
 Tết Nguyên đán Kỷ Mão thì xuống tóc, trở thành Sa di Kusho Konchog Osel.
 Tu viện có 1.500 người cùng học nhưng chú được chính đức Đạt Lai Lạt Ma ân cần phó thác cho vị Viện trưởng Tulku Lati Rinpoche trực tiếp hướng dẫn.
Mọi người ân cần gọi chú là Kusho-la.
Hai năm sau, Kusho được đưa lên Dharamsala, miền cực Bắc Ấn Độ, vào học viện Lý luận Phật giáo, Institute of Buddhist Dialectics.
 Có 300 sinh viên, học viện này nằm gần thị trấn McLeod Ganj của Ấn.
Thị trấn được gọi là "Little Lhasa", trụ sở của Chính quyền Lưu vong Tây Tạng, và học viện IBD là nơi đức Đạt Lai Lạt Ma thường giảng pháp.
Trong học viện, tiểu Sa di Kusho là người trẻ nhất và được chú ý vì khả năng lãnh hội lẫn tranh luận.
Chú còn được khen là từ tốn khiêm nhường và thường trầm lặng trước mối quan tâm của truyền thông báo chí.
Nhiều người đã luận rằng Kusho có thiện nghiệp để trở thành sư, và có phúc duyên được hướng dẫn bởi những vị cao tăng để theo đuổi Phật học đến chỗ thâm sâu.
Ngày nay, Kusho đã thành một vị sư 21 tuổi, và Xuân này sẽ thọ giới Tỳ kheo với chính đức Đạt Lai Lạt Ma, thành Shakya Bikshu Tenzin Drodon.
Trong khi ấy, gia đình ở nhà cũng thay đổi.
Càng luống tuổi, ông ngoại của Kusho càng thấy ra hai lẽ.
 Phần mình, thì đời người quả là hữu hạn.
Phần cháu ngoại Donald, thì việc cháu trở thành sư là một điều lành.
Đầu năm 2007, ông cụ lâm trọng bệnh và từ Ấn Độ, Kusho trở về thăm ông, có thể là lần cuối.
 Hai ông cháu gặp nhau trong một cảnh ngộ cảm động.
Được hỏi về chuyến thăm viếng, nhà sư trẻ giải thích là vì muốn cầu nguyện cho tâm của ông ngoại được thảnh thơi, vững mạnh, và buông xả hết mọi ưu phiền.
Kusho không tin là mình có "thần lực" hay khả năng hộ niệm để ông "siêu sinh tịnh độ" như ta thường nói.
Cháu chỉ muốn gặp ông, hàn huyên để ông vui với tuổi già, có cái nhìn lạc quan tích cực về mọi chuyện.
Riêng mình, thì đứa cháu rất cảm động nghe ông nói, rằng mình mừng cho cháu đã đi tìm hạnh phúc trong sự tu tập, vì hạnh phúc thật là khi mưu cầu cho hạnh phúc của người khác.
Hai ông cháu đã hoàn toàn cảm thông và cùng nhìn vào một hướng.
Nói đến chuyện "thần lực" hay "hóa thân", đề tài kỳ diệu khi ta nghĩ đến Phật giáo Tây Tạng, Kusho cười hiền hoà và giải thích bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh: Không, chú không là hoá thân hay đang tu tập để có thần lực thi hành được những việc siêu nhiên.
Việc tu tập để tìm thần lực hay khả năng siêu nhiên là điều sai.
Nhưng, khi tu tập, Kusho thấy hay nghĩ "mình là ai?" Là một chú bé Việt Nam, một thiếu niên Mỹ hay một Sa di Tây Tạng - Là tất cả!
Ban đầu, khi ở trong Tu viện Gaden thì còn mơ hồ vì có lúc thấy mình là một thiếu niên Mỹ, một đứa trẻ Việt Nam, và nhất là khác lạ với chúng bạn người Tây Tạng chung quanh.
Thế rồi một cách tiệm tiến và nhẹ nhàng tự nhiên, chú thấy mình tách rời với tất cả những "hành trang" ấy của quá khứ mà cảm nhận ra một sự thể gì bao nhiếp tất cả. Một sự an nhiên kỳ lạ khiến mình thấy thư thái và tự do hơn.
Cảm giác gọi là "giải thoát" ấy xuất phát từ sự tu tập hay từ ý chí của mình?
- Có lẽ, phép tu tập giúp cho ý chí ấy thành vững mạnh hơn và quan trọng nhất, giúp cho mình thấy được cách suy nghĩ tích cực và nuôi dưỡng nghị lực tích cực.
Kusho suy nghĩ rồi nói bằng tiếng Anh: "Positive Energy"
Nhưng, trong tu viện Gaden hay trong học viện ở Dharamsala, Sa môn Kusho có biết hay được biết gì về thế giới bên ngoài không, về "đời sống thật" không?
Ban đầu, trong tu viện thì chỉ học về kinh điển và phép luận giải, chứ qua học viện tại Dharamsala thì các học viên đều có thể xem truyền hình và đọc báo để biết về những gì đang xảy ra trên thế giới.
Chính đức Đạt Lai Lạt Ma đã muốn các học viên chứng đắc Phật pháp bằng cách hiểu được cộng đồng và thế giới.
Ngoài ra, giáo trình của học viện chẳng khác gì nhiều nếu so với một Đại học tân tiến, học viên được giáo dục để biết về thế giới cũng như Phật pháp.
Sau khi hoàn tất khóa học rất dài tại Dharamsala, Kusho sẽ trở lại tu viện Gaden và lúc ấy mới lại sống như một vị tăng trong chùa.
Nhưng, khi biết rằng thế giới này "khổ" - vì nạn đói ở Phi châu hay khủng bố tại Trung Đông chẳng hạn - học viên nghĩ sao? Và muốn làm gì để giải trừ cái khổ ấy?
Nhà sư trẻ suy nghĩ giây lát mới giải thích. Trước hết, những tin tức ấy có giá trị "khích lệ", là yếu tố càng thúc đẩy học viên phải tu tập để góp phần giải trừ cái khổ.
Nhưng, nhìn từ các tu viện, cái khổ ấy có là một ý niệm trừu tượng xa vời của "chúng sinh" hay của người khác không?
 Thí dụ như một bác sĩ vẫn có thể chữa chạy cho bệnh nhân sau khi học về những triệu chứng hay hậu quả của bệnh.
Một nhà xã hội cũng có thể học về khủng hoảng để góp phần giải quyết dù mình chẳng là nạn nhân...
Liệu cảm nhận về cái khổ này có là một khái niệm tách bạch xa vời vì không trực tiếp liên hệ đến mình ở trong chùa hay trong học viện?
Kusho tìm chữ diễn tả, cả Việt lẫn Anh, rằng sự hiểu biết về cái khổ ấy tác động rất mạnh vào tâm trí, nhưng theo hướng khác.
Ý thức về những vấn đề ấy khiến mình càng thêm tin tưởng vào Phật pháp và càng thôi thúc mình làm một cái gì đó để cứu giúp người khác.
Đây cũng là bước cần thiết để chứng nghiệm đức tin của mình.
Nếu tu học để thành sư mà không nghĩ đến việc giúp đỡ người khác thì là một sự lãng phí!
Phật giáo Tây Tạng rất chú ý đến việc tu dưỡng Bồ đề tâm, đến Bồ tát hạnh và coi việc giúp đỡ người khác là một bổn phận trọng yếu, một phần không thể tách rời trong đức từ bi của người Phật tử.
Nói đến người khác, Kusho có nghĩ đến người Việt và Phật giáo Việt Nam không?
Vị Sa môn trẻ này cám ơn mẹ cha là những Phật tử đã khuyến khích và giúp đỡ mình trên con đường học đạo.
Chính là tấm lòng yêu thương của bà mẹ đã khiến chú cố gắng tu tập để có thể làm tròn bổn phận với Việt Nam.
Vì vậy, sau giai đoạn tu chứng, nhà sư trẻ còn phải đi một bước rất xa là học hỏi thêm về Việt Nam và Phật giáo Việt Nam.
Phật giáo Tây Tạng theo Kim cang thừa (Varayana) của Đại thừa Mahayana, nhưng cũng áp dụng phép tu có đặc tính Mật tông và cả Bồ tát hạnh trong những giáo lý nền tảng của Phật giáo Nguyên thủy Theravada.
Vì vậy, trong giáo trình đào tạo và tu học, các học viên đều phải thấm nhuần những lý giải Tiểu thừa hay Nguyên thủy.
Sau này, Kusho sẽ học thêm về những đặc tính đa diện của Phật giáo Việt Nam và phải thông thạo tiếng Việt để tiếp xúc với Phật tử người Việt.
Một con đường rất dài... Khi viết, Kusho sử dụng cả hai tay, trái và phải, để viết chữ Tây Tạng hay tiếng Anh. Khi học, có lẽ cũng phải nhớ đến tương lai là tìm đến Phật giáo Việt Nam. Vả lại, chính đức Đạt Lai Lạt Ma đã căn giặn như vậy.
Hôm đó, sau khi được Ngài truyền giới, vị tiểu sa môn được đức Đạt Lai Lạt Ma gọi riêng ra chụp chung tấm hình.
 "Con giữ tấm hình này cho quê hương con. Cho nước Việt Nam".
 Kusho treo tấm hình trong trai phòng tại học viện, như một nhắc nhở hàng ngày.
Việc nhà sư Tenzin Drodon này sẽ chứng đắc học vị Geshe có thể chỉ là thời gian vì tâm nguyện như vậy.
Nhưng, việc một người có tâm hồn và giáo dục Việt Nam được tu học thành nhà sư Tây Tạng mới là một hạnh ngộ hiếm hoi.
Lời khuyên của Tulku Lati Rinpoche là Kusho hãy cố gắng tinh tấn tu học để trở thành một sa môn đầy đủ Bồ tát hạnh là Bi, Trí, Dũng để hoằng pháp lợi sanh cho nhân thế.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rõ hơn trong từng buổi gặp gỡ: "Đừng quên Việt Nam. Lòng từ bi và trí tuệ của con sẽ giúp ích rất nhiều cho quê hương con."
Pháp danh Drodon quý hiếm này, có lẽ Ngài chọn cho Kusho để hướng tới trách nhiệm với Việt Nam.
Sông Mekong xuất phát từ vùng đất Kham đã tái sinh của hai vị cao tăng Tây Tạng là Gehse La và Tulku Rinpoche. Nơi con sông này đổ ra biển chính là Việt Nam.
Phải chăng, đức Đạt Lai Lạt Ma đã thấy vạn sự từ đầu nguồn tiền kiếp, mà chưa đến lúc nói ra? 

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

CON CHÁU VUA THÀNH THÁI



Chuyện đời Hoàng tử
“sống bám vỉa hè“, chết nghèo



Trường trung học tư thục Quốc Tuấn, góc Trần Qúy Cáp + Đoàn Thị Điểm (là một biệt thự rộng lớn) nghe nói là của vua Thành Thái ngày xưa.                                                                      

Thành Thái là vị vua thứ 10 của triều đình nhà Nguyễn, do tinh thần dân tộc nên bị giặc Pháp ép thoái vị, đi đày suốt 31 năm ròng rã. Năm 1947 trở về quê hương, vương triều này lại bị giặc Pháp dùng thủ đoạn thâm độc phân tán các hoàng tử mỗi người một nơi. Trong số 17 hoàng tử con vua Thành Thái, hoàng tử thứ 7 tên Nguyễn Phước Vĩnh Giu cùng con cháu vương triều sống rải rác khắp nhiều tỉnh miền Tây. “Con vua thất thế lại ra quét chùa”, số phận của con cháu vua Thành Thái đa phần chua chát, người chạy xe ôm, người bán vé số, người làm bảo vệ.Mang tiếng là hoàng tử nhưng ông Nguyễn Phước Vĩnh Giu (SN 1922, hoàng tử thứ 7 con vua Thành Thái) lại không một ngày được sống trong nhung lụa. Hoàng tử phải bôn ba nhiều việc để kiếm sống: từ công nhân cầu đường, mở hiệu sửa chữa xe đạp, đóng bàn ghế, làm thêm ở một số phòng trà, quán bar rồi cuối đời chết trong cảnh nghèo khó.Ký ức ngang tàngÔng Nguyễn Phước Bảo Tài (SN 1964, con trai hoàng tử Vĩnh Giu, cháu nội vua Thành Thái) hiện đang sống ở gần con rạch Ba Hiệp (ấp Nhơn Hưng, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Cần Thơ). Lối đến nhà vị hoàng tôn (cháu vua) là con đường mòn sâu hun hút dọc theo con rạch, hai bên cỏ dại mọc ngang người. Nơi “thâm sơn cùng cốc” này lại là nơi thờ tự của một vị vua, một hoàng tử.


 

Hoàng tôn trước bàn thờ ông nội và cha là vua Thành Thái, hoàng tử Vĩnh Giu

Mới bước vào cửa nhà ông Bảo Tài, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt khách là bàn thờ đơn sơ nhưng toát lên vẻ trang trọng với di ảnh là vua Thành Thái chỉnh tề trong áo bào màu đỏ, đội mũ xung thiên (một loại mũ chỉ dành cho vua triều Nguyễn); phía dưới là di ảnh của hoàng tử Vĩnh Giu, phong thái rất trí thức với áo vét và cặp kính trắng.Biết nhiều chuyện “thâm cung bí sư” của gia tộc, ông Bảo Tài hiểu khá rõ về cha mình và ông nội. “Tôi sống cùng cha từ nhỏ nên biết nhiều chuyện về cha và ông nội, cả những ngày bị lưu đày ở tận châu Phi”, ông nói nói. Trước đây khi còn sống, người cha thường kể chuyện về ông nội cho đứa con nghe. Ngày trẻ tuổi, vua Thành Thái được học cả chữ Nôm, chữ Hán và tiếng Pháp, đọc nhiều sách vở nên hiểu biết toàn diện.Bởi vậy dù bị giặc Pháp khống chế gắt gao nhưng ông là một vị vua có tinh thần dân tộc và nhận kết cục bị giặc ép thoái vị, đày đi nước ngoài. Sau khoảng thời gian “bước đệm” bị quản thúc ở Vũng Tàu, năm 1916 vua và toàn bộ gia tộc bị lưu đày ra đảo Réunion ở châu Phi, một thuộc địa của Pháp. “Ở đó ông nội thuê một căn nhà, sống khá khép kín, sinh thêm được bảy người con, trong đó có cha tôi”, ông Tài nói.Vị hoàng tôn này cho biết thêm, dù bị lưu đày nhưng vua Thành Thái vẫn giữ được một lối sống nề nếp, gia phong, phân công việc rạch ròi cho từng người. “Khi đó cha tôi có nhiệm vụ lo bữa ăn sáng cho ông nội và tìm lá trầu. Khi đó tìm lá trầu rất vất vả, chỉ vài gia đình người Việt sống ở đó trồng cây trầu làm kiểng, cha thường ghé đến mua”, hoàng tôn nhớ lại.Không xao nhãng chuyện học hành của con cái, vua Thành Thái xin con vào học ở một chủng viện Thiên chúa giáo, nơi dành cho người nghèo và dân bản địa. Ngoài ra, ông tự dạy tiếng Hán và tiếng Pháp cho con.“Bà nội tôi là Hoàng phi Chí Lạc, người xứ Huế, rất cam chịu, đảm đang, giỏi thơ văn. Để hướng con cái nhớ về cội nguồn dân tộc, bà dạy cha và các cô chú bác tôi nói tiếng Việt, viết chữ Nôm; ngoài ra còn dạy múa hát, đàn ca sáo nhị. Sau này về già, cha tôi vì thế vẫn giữ thói quen hay ngân nga đàn sáo”, vị hoàng tôn nhắc lại trong niềm tự hào.Hoàng tử thất thế sống bám vỉa hèSau 31 năm bị lưu đày, năm 1947 vua Thành Thái được thực dân Pháp cho về nước, nhưng thành viên trong gia đình bị chia rẽ, không được sống chung. Bản thân cựu hoàng sống ở Vũng Tàu, đến khi chết được rước về Huế chôn cất cùng tổ tông. Trong khi đó, các hoàng tử mỗi người phiêu bạt một nơi, tất cả đều được chính quyền bảo hộ theo dõi gắt gao, nếu thấy ai có biểu hiện chống đối thì chúng sẵn sàng trừ khử.Giặc Pháp còn thâm độc triệt tiêu đường học hành của con cháu cựu hoàng, thực hiện chính sách “ngu dân” để trừ hậu hoạ. Hậu duệ vương triều này không được học hành tử tế, cũng là nguyên nhân khiến sau này nghèo khó vì không có nghề nghiệp, việc làm.




Vua Thành Thái

Sau một thời gian được sống với cựu hoàng ở Vũng Tàu, năm 1949 hoàng tử Vĩnh Giu bị giặc ép xuống Cần Thơ. “Ba tôi kể, khi mới xuống đây bị giặc theo dõi “nhất cử nhất động”. Nhờ người dân che chở nên ông được an toàn. Sau sáu tháng, ông xin được vào làm công nhân ở ty công chánh chuyên làm cầu đường”, ông Tài nhớ lại. Sau mấy chục năm bôn ba khắp miền Tây làm công nhân xây dựng cầu đường, ông tha thẩn về ở rể trên đường Phan Đình Phùng (phường An Lạc, quận Ninh Kiều, Cần Thơ), trưng biển sửa chữa, bơm vá xe đạp.Cuộc sống càng thêm khó khăn khi vợ chồng hoàng tử sinh đến 6 người con trai và 1 con gái. “Để có tiền nuôi chúng tôi, má bán mía lạnh, chuối nướng ở trước cửa nhà. Còn ba ngoài sửa xe đạp còn đi mua ve chai, đóng bàn ghế cho những người chở cá ở chợ. Nhờ ca hát, vũ công giỏi, đặc biệt có khiếu đánh đàn tỳ bà, đàn tranh nên ban đêm ba tôi đi làm thêm ở một số phòng trà, quán bar kiếm thêm tiền”, vẫn lời ông Tài.Ông Tài cho biết, cả gia đình ông sống ở Cần Thơ đến 50 năm mà không ai biết cha con ông là hậu duệ vua Thành Thái. Chỉ đến khi vào khoảng năm 2005, khi  Võ Văn Kiệt ghé thăm ông Vĩnh Giu, mọi người mới giật mình biêt chuyện.“Cha tôi sống ẩn dật và kín tiếng, chỉ nói những gì cần nói”, ông Tài nhớ về cha. Có lẽ được trực tiếp vua cha dạy dỗ trong thời gian lưu đày, ông Vĩnh Giu vẫn giữ được phong thái của một hoàng tử, dù thất thế. Dù phải làm những nghề không được nhiều người coi trọng, sống trong nghèo khó nhưng ông vẫn giữ được cho mình một lối sống kiểu cách, nho nhã.“Cha tôi từ nhỏ đến lúc mất chỉ ăn bằng dĩa chứ không ăn bằng chén bát như những người bình thường. Đôi khi bữa ăn rất đơn giản, chỉ cần một dĩa cơm với bát muối ớt, bát mỡ hành. Đặc biệt cha tôi thích ăn bánh mỳ chấm sữa và khoai tây chiên”, ông Tài hồi tưởng. Những buổi sáng và chiều tối, ông hay đeo giày thể thao, mặc quần cộc, áo phông đi tập thể dục, uống cà phê thư giãn.




Hoàng tử Vĩnh Giu

Những lúc rảnh rỗi, vị hoàng tử này mở đài phát thanh nghe tình hình thời sự, thậm chí còn nghe cả đài tiếng Pháp. “Cha tôi hay theo dõi mảng chính trị thế giới, đọc vanh vách tên và tiểu sử các vị nguyên thủ quốc gia, những người nổi tiếng thế giới. Ông không chỉ nghe, mà còn đoán biết được xu thế thời cuộc”.  
Minh Sơn
 
__._,_.___