Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Tư thế người trí thức


Tư thế người trí thức




Tiến sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận cúi khom đến gập nửa thân người ôm lấy bàn tay ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi lễ trao giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật ngày 27/5/2012 tại Nhà hát lớn Hà Nội


    Bức ảnh thể hiện một tư thế .....của người trí thức VN


 
đây là tư thế nhận giải Nobel Y Học từ Quốc Vương Thụy Điển của Giáo sư Yamanaka, 50 tuổi, người Nhật Bản tại Stockholm ngày 10/12 vừa qua. 
 
  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


 
 
và đây là tư thế khi escort Công Chúa Thụy Điển vào buổi dạ tiệc sau khi nhận giải thưởng


 
 
  
 
Xin ghi thêm, bộ đồ lễ phục GS Yamanaka bận hôm ấy là ông ta đi mướn (rent) ở 1 tiệm muớn quần áo ở Stockholm với giá 200 USD và tiền mua quà cho cộng sự viên của ông là 1500 USD.

 


Nguồn : Sankei shimbun
 

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Đón xuân Tây, đọc thơ Ta.... hihihi!!!


GIÀ MÀ CÒN GÂN
-



Cụ Ba Búa chín mươi tuổi chẵn
Cưới cô vợ nhỏ nhắn, hai mươi.
Hai năm sau, mặt cụ thật tươi
Cô vợ đã thành "người sản phụ".
Hôm vợ sinh, y tá hỏi cụ:
"Ở tuổi này mà cụ còn gân,
Cụ làm sao, như có phép thần?"
Cụ chỉ cười: "Cái thân thì...lão,
Nhưng cái máy vẫn còn hoàn hảo!"
Một năm sau, "tái đáo bảo sanh",
Cô vợ lại ôm bụng chình ình,
Bầu đã dính, còn nhanh hơn trước.
Cô y tá nhìn cụ, thán phục:
"Quả cụ là một bực phi thường!"
Cụ Ba nói, với giọng nhún nhường:
"Vẫn là máy bình thường, chạy khoẻ!"
Năm sau nữa, cô vợ lại... đẻ.
Ông cụ mặt hể hả, hân hoan,
Bảo y tá: "Máy vẫn còn ngon!"
Cô y tá nhẹ nhàng bảo cụ:
"Dạ, đúng vậy, nhưng dầu đã cũ.
Cụ cần thay. Cháu nó... đen thui!".





__._,_.___
Image

Muốn sống phải liều con ạ



Muốn sống được phải liều con ạ

Gia đình nọ có hai đứa con trai lớn, đều sắp lấy vợ. Ông bố chỉ có một căn nhà mới mua, không biết cho con nào, bèn gọi hai đứa lại, bảo mỗi đứa kể một câu chuyện thật buồn cười. Đứa nào có chuyện kể hay nhất, sẽ được căn nhà đó.
Người con cả kể: Có một cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy gạch lớn, mỗi ngày xuất xưởng hàng vạn viên, công việc nhiều, làm không xuể. May sao một hôm đang đi kiểm tra chất lượng một mẻ gạch xây tường mới ra lò, bị một viên gạch rơi trúng đầu. Anh ta sửng sốt khi thấy đầu anh ta không bị vỡ mà viên gạch bị vỡ tan. Từ đó, anh ta không dùng máy nữa mà dùng ngay đầu mình để kiểm tra chất lượng sản phẩm từng mẻ gạch cho nhanh. Nghe nói chất lượng sản phẩm của nhà máy gạch này kém hoài, nên đã một năm anh ta dùng đầu mình để kiểm tra chất lượng gạch, các viên gạch sản xuất ra đều bị vỡ mà đầu anh ta vẫn vô sự.
Nghe xong, ông bố cười hi hi.
Còn người con thứ hai kể: Một đập thủy điện có vốn đầu tư hơn hai trăm tỉ đồng đang được xây dựng ở Kon Tum dài tám mươi mét, thành bức tường bê tông của đập dày hơn một mét rưỡi. Để xây một con đập như vậy, lõi đập phải dùng xếp đá hộc, bơm vữa xi măng, đổ bê tông liên tục với mác 150 để chịu được tác động lực ngoại lai của công trình, đến xe tăng húc cũng không đổ. Nào ngờ, sau gần bốn năm xây dựng, sắp đưa vào sử dụng, có chiếc xe Ben chỉ tình cờ va quệt vào thành tường bê tông của đập đã làm cho sáu mươi mét thân đập bị đổ sập, vỡ vụn, nằm ngổn ngang dưới suối. Lạ hơn nữa là tường của đập bị sụp đổ hoàn toàn mà chiếc xe Ben gây nên tai nạn chỉ bị "xây xát" nhẹ ở phần kính, tương tự như chuyện viên gạch rơi trúng đầu cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy gạch thì vỡ tan, còn đầu người cán bộ ấy lại không việc gì mà anh con vừa kể. Kiểm tra hiện trường, hóa ra lõi thân đập bê tông họ làm đâu có như yêu cầu thiết kế mà chỉ được làm bằng đất, cát và đá cùng “lơ thơ” những khung sắt “gầy nhom”.
Nghe xong, ông bố ôm bụng cười sặc sụa, phán rằng:
- Câu chuyện thằng cả kể hay, nhưng là chuyện bịa như thật, Còn câu chuyện thằng út kể hay hơn vì đó là chuyện thật mà như bịa. Vì vậy, thằng hai được bố cho căn nhà mới mua. Đó là một căn nhà dành cho những người thu nhập thấp, nhưng bố cũng phải bỏ ra tất cả số tiền dành dụm bao năm mới có được đấy.
Nghe vậy, cậu con trai thứ hai sợ tái mặt, chắp tay vái bố không chịu nhận căn nhà bố vừa cho. Anh ta nói: Thưa bố, nhà của bố cho là quý, nhưng bố bạn con cũng vừa mua một căn nhà dành cho những người thu nhập thấp. Nhà vừa trao tay đã xuống cấp, tường bị ngấm nước ẩm ướt, bẩn thỉu. Lan can thì chắp nối sơ sài, mối hàn xiêu vẹo, sống mà luôn cảm thấy bất an. Gia đình của một anh bạn khác ở quê cũng được chính quyền đưa vào diện cấp cho một trong số hàng trăm căn nhà “vượt lũ” dành cho các gai đình dân nghèo tại địa phương nhưng không dám nhận, vì quá sợ khi thấy chỉ một cơn dông, đã có 24 căn nhà vừa làm xong và 5 căn nhà chưa lợp mái bị sập, do những kẻ xây dựng đã rút ruột công trình để tham nhũng. Vì vậy, bố có ép, con cũng chả nhận nhà bố cho đâu, nguy hiểm lắm, bố ạ!
Ông bố cau mặt, mắng:
- Không ngờ con tôi lại hèn thế. Thế bố hỏi con, báo chí luôn đăng đường này, đường kia vừa làm xong đã hỏng, có cầu vừa xây xong đã sập, nếu con sợ thì chả lẽ ru rú ở nhà không dám đi đâu sao? Báo chí cũng đưa tin trường học này, trường học nọ vừa xây xong đã hỏng, nếu con sợ không cho con của các con vào học thì đành để chúng thất học à? Thời nay, muốn sống được phải liều, con ạ.
(Chuyện kể của bạn Nguyễn Đoàn)

Công an tấn công chùa Liên Trì


Công an tấn công chùa Liên Trì vì phát quà Noel cho Thương phế binh



VRNs (29.12.2012) – Sài Gòn – Chùa Liên Trì phát quà Noel cho các ông thương phế binh, hôm thứ Bảy 22.12.2012. 45 ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã nhận quà xong, ra về thì công an mới biết tin và điều đồng người đến gây rối.

Hòa thượng Thích Không Tánh kể: “Mấy ngày sau, công an canh suốt từ 7 giờ sang đến 5 giờ chiều”. Thầy cho biết thêm, mấy hôm nay họ cho côn đồ ném đá vào chùa. Không những thế, mấy hôm nay, công an còn cho một người mang súng săn đi quanh chùa bắn chết nhiều chim bồ câu do chùa Liên Trì đã nuôi từ hơn 10 năm nay. Thầy Tánh còn cho biết, trước đây chùa có nuôi hai con chó, thì một con họ quăng dây bắt và một con bỏ thuốc độc cho chó ăn chết.

Tuy khó khăn liên tục, nhưng Chùa Liên Trì vẫn không bỏ rơi người nghèo, nhất là các ông thương phế binh (TPB). Biết giờ công an canh, TPB không vào được, thầy Tánh đã mời họ đến lúc 6 – 7 giờ tối, nên 12 người nữa nhận được quà Noel.

Khi biết vậy, công an triển khai canh ngày đêm luôn. Hễ TPB nào đến gần chùa là họ đuổi về, không cho vào chùa.

Chùa Liên Trì hiện nay là nơi duy nhất dân oan các tỉnh miền Tây Nam có thể tá túc, nương nhờ. Hiện nay chùa nằm giữa đại công trình của thành phố mới, một công trình gây ra nhiều dân oan cho thành phố Sài Gòn này.

Hòa thượng Thích Không Tánh (sinh năm 1943) là Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Hòa thượng Thích Không Tánh đã bị tập trung đi học tập cải tạo 10 năm từ năm 1976 vì đã gửi thư lên thủ tướng phản đối việc nhà cầm quyền đã hủy bỏ việc miễn cho các nhà sư không phải đi nghĩa vụ quân sự. Năm 1987 Hòa thượng được trả tự do, về thường trú tại chùa Liên Trì, đường Lương Đình Của, quận 2, Sài Gòn.

Ngày 2 tháng 10 năm 1992, Hòa thượng lại bị phạt 5 năm tù và quản chế 5 năm về tội “lưu hành nhiều tài liệu có nội dung chống lại Nhà nước”. Bằng chứng kết tội là những bản viết tay, sao lại các giáo huấn/giáo chỉ của Đức cố đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, nhưng một năm sau bị áp lực mạnh của quốc tế, nhà cầm quyền phải thả Hòa thượng Thích Không Tánh về.

Trong số những TPB thường đến chùa Liên Trì nhận quà vào các dịp lễ Phật Đản, Quan Âm Bồ Tát thành đạo (lễ Phật giáo), lễ Giáng Sinh, Phục Sinh (lễ Công giáo) có không ít TPB là người Công giáo.

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

CHUYỆN CUỐI NĂM RỒNG




CHUYỆN CUỐI NĂM RỒNG

Những ngày cuối năm Thìn cũng sắp qua đi, một năm Tỵ nữa lại sắp đến. Cách đây 12 năm (một giáp) Nhà Văn, nguyên Trung Tướng, nguyên Phó Chủ Tịch Quốc hội nước ta, Trần Độ đã vắt kiệt những giọt tinh túy cả một cuộc đời “làm cách mạng” của mình để viết những trang Nhật Ký Rồng Rắn, gửi cho đảng, cho các đồng chí của mình, góp ý về tương lai đất nước.
Cuốn Nhật Ký đã bị Công an tịch thu, may thay những người yêu ông còn giữ được bản thảo làm đối chứng cho sự vu khống Trần Độ chống đảng, Trần Độ đã trở thành phần tử “phản” cách mạng. Đến nỗi trong đám tang ông, một lũ mặt dày bao vây o bế, ngăn cản, đe dọa người đến viếng. Thậm chí những vòng hoa gửi đến đều phải xóa đi dòng chứ “Vô cùng thương tiếc” hay không được gọi ông là Trung Tướng, mặc dù ông chưa hề bị cách chức (vòng hoa của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp). Trên đường đưa linh cữu của ông về an táng tại quê nhà (Thái Binh), cái đám đầu trâu mặt ngựa ấy còn tìm trăm phương ngàn kế ngăn chặn những xe của cựu chiến binh đưa tiễn ông.
Những người đó là ai? Họ không thể nhân danh cách mạng, không thể nhân danh dân tộc để làm những việc ấy. Cũng không phải là những việc làm tự phát do tư thù tư hận, mà do sự chỉ đạo của một nhóm người, họ cho rằng họ là những người cách mạng nhất xứ này.          Trước sau với Tổ Quốc, với nhân dân, Trần Độ vẫn là một chiến sĩ công huân. Khi ông lăn lộn với các chiến sĩ quyết tử bảo vệ Hà Nội (1946), khi ông làm Chính Ủy Đại Đoàn 312, lừng danh trong kháng chiến chống Pháp, khi ông vào Nam trực tiếp chỉ đạo sự nghiệp chống Mỹ cứu nước thì những người chống ông hôm nay họ ở đâu? Họ làm gì? Ai cho phép họ hỗn xược như thế với một ông già, chưa nói tới một ông già có công trạng không xoàng. Vẫn bài bản cũ rích họ tạo ra một hồ sơ giả để tố điêu ông lạm dụng tình dục, lôi kéo bè phái chống đảng (?). Thật ghê cho cái bọn lưu manh ngậm cứt phun người.
Ta hãy xem Trần Độ đã viết những gì:
(Trích Nhật ký)

…Hãy nhìn lại xem: từ năm 1975 đến 1985, mười năm xây dựng xã hội chủ nghĩa trong cả nước và nước có tên là: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa” thì đất nước ra thế nào ? Có phải suýt chết đói, suýt rơi xuống vực thẳm rồi không ? Thắng lợi 1975, ta đã thu lại một nửa nước no đủ và đầy hàng hoá, thế mà ta đã phát huy thắng lợi đó ra sao, mà đến những năm đầu của thập kỷ 80, cả nước đói nghèo, ngắc ngoải.
Đó có phải là một sự thật hiển nhiên không ?
Đảng cộng sản chân chính thì coi việc “phát triển đất nước” là quan trọng hơn là cố giữ vững và đề cao vai trò của Đảng.
Mọi tư duy phải xuất phát từ điểm này. Hồ Chí Minh cũng luôn nói về Đảng rằng Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của đất nước và dân tộc. Thế là rất đúng….

Vậy hãy cứ xem quanh ta: Đài Loan, Đại Hàn, Singapore và thêm nữa, Thái Lan và Malaysia, mấy nước này có do chủ nghĩa Mác-Lênin hướng dẫn không ? Những nước ấy có cần có một Đảng cộng sản lãnh đạo tuyệt đối theo chủ nghĩa xã hội không ? Thế mà cả 5 nước ấy, khi bắt đầu còn nghèo khổ, vậy mà chỉ sau khoảng 20-30 năm họ đã trở thành những nước phát triển rõ ràng, nhân dân đa số có đời sống khá phong lưu.
Họ không có một Đảng cộng sản “tài tình”, “sáng suốt”, mà chỉ có những chính khách, có được chính sách kinh tế xã hội thông minh và có hiệu quả…

…Không nên lạm dụng chữ cách mạng. Ta bây giờ không phải là cách mạng chống ai cả, không phải đánh đổ ai cả. Xây dựng hoà bình thì phải đoàn kết, có gì trở ngại thì hoá giải nó để tiến lên. Ta đã làm chủ đất nước. Vậy thì ta thực hiện cái nguyên lý mà Đảng cộng sản đã nêu ra và đề cao chất ngất. Đó là phê bình và tự phê bình. Ta có thể tự phê bình dân tộc, tự phê bình chính quyền, tự phê bình các cơ quan. Tự phê bình thì sẽ tiến bộ và có dân chủ. Tự ca ngợi, lại tự ca ngợi quá nhiều, quá đáng, thì đó là chỉ dấu báo hiệu sự tàn tạ.
Không được lạm dụng chữ cách mạng. Ta đang xây dựng thì chỉ có xây dựng: xây dựng xã hội chủ nghĩa, chứ không phải làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, không thể lúc nào cũng phải có chương trình hoạt động cách mạng, lúc nào cũng phải hành động cách mạng.

Không biết tương lai loài người sẽ phát triển, tiến bộ thế nào và do đó đất nước ta sẽ gặp những tình huống thế nào ? Nhưng chắc chắn là những bước đi sắp tới của ta cũng không có thể lặp lại y nguyên những tình hình trước đây. Tuy nhiên, trước mắt ta thấy rất rõ là đất nước ta đang ở chỗ đã thực hiện được 3 chữ trong 5 chữ của chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra: đó là một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.
Ta đã đạt 3 chữ hoà bình, độc lập, thống nhất. Ta đang phải thực hiện cho được 2 chữ dân chủ và giàu mạnh.
Theo cách khác, cũng do Hồ Chí Minh nêu ra 3 chữ:
1. Độc lập,
2. Tự do,
3. Hạnh phúc.
Ta đã đạt được độc lập và phải tiếp tục thực hiện nốt tự do và hạnh phúc, cũng tức là hai chữ dân chủ và giàu mạnh.
Hồ Chí Minh đã nói một câu mà bây giờ rất nhiều người biết và nhắc đến: “Độc lập mà không có tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng vô nghĩa”...

…Nhưng tôi muốn kết thúc đoạn nhật ký này ở đây. Tôi chỉ biểu thị mong ước của tôi là các nhà lãnh đạo nên có sự đối thoại trực tiếp (đối thoại thực sự, chứ không phải là gặp qua loa lấy tiếng) với các bậc lão thành và các nhà trí thức có ý kiến khác. Đó là những người về tuổi tác, từng trải, kinh nghiệm và học vấn đều hơn rất nhiều so với phần đông những người có trách nhiệm ở bộ máy lãnh đạo và quản lý xã hội hiện nay. Tôi cũng cho rằng, cần phải truất bỏ ngay những thủ đoạn của các cơ quan Công an như:
• Quản chế khi không đủ lý lẽ và chứng cớ để kết tội (Hà Sỹ Phu, Mai Thái Lĩnh)
• Bắt giam người vô tội vạ (Nguyễn Thanh Giang trước đây). Đón bắt dọc đường như bắt cóc (gần đây: Vũ Cao Quận- Hải Phòng)
• Cho công an, những chú nhỏ đáng tuổi cháu nội, cháu ngoại đến nhà hạch sách, đòi gọi các cụ nhiều lần (Lê Hồng Hà, Hoàng Minh Chính).
• Khám nhà lấy tài liệu, cả khi vắng mặt (Vũ Cao Quận), và giữa đêm hôm (Lê Hồng Hà).
• Theo dõi, nghe trộm điện thoại, phá rối điện thoại, ngăn chặn điện thoại một cách tuỳ tiện, xâm phạm quyền thông tin và thư tín. (Hoàng Minh Chính, Trần Độ)
v. v…v. v…
Những hành vi đó không chỉ mất dân chủ, phi luật pháp, xâm phạm quyền tự do công dân, mà còn là những hành vi man rợ, vô văn hoá, bất lịch sự, rất đáng lên án và phỉ nhổ.
Tôi biết rất rõ là những ý kiến của tôi chưa thể đầy đủ, và chưa thể hoàn toàn chính xác. Tôi rất mong có dịp được gặp gỡ với những người có khả năng xét đoán để trao đổi ý kiến, và tôi sẽ được tranh luận, bổ sung, đào sâu hơn.
Việc này bộ phận lãnh đạo chủ chốt đứng ra chủ trì thì tốt nhất.
Còn nếu chúng tôi có gặp nhau năm bẩy người thì lập tức lại có sự dò xét, theo dõi, và rồi lại xì xào cho là chúng tôi bàn chuyện chống đối. Còn nếu chúng tôi có định hướng cho rõ ràng theo Hiến pháp thì lại phải xin phép "theo luật định" và xin phép thì chắc chắn không được cho phép.
Rõ ràng là dân chủ hoá là yêu cầu cấp bách quá rồi.
Không thể để đất nước quá ngột ngạt như thế này.
Tôi nói đây là nói với tất cả mọi người, nhưng cũng muốn được coi như là nói riêng với các nhà lãnh đạo chủ chốt.
Tôi kết thúc tập nhật ký này ở đây.
Ngày 30 tháng 4 và ngày 7 tháng 5 năm 2001

Đó! Trần Độ đã chống Đảng, đã phản cách mạng như thế đó!
Tôi cho rằng có nhiều điểm Trần Độ nêu ra đã được Nguyễn Phú Trọng đưa vào Nghị quyết Trung Ương 4 khóa XI, như vấn đề phát động Phê và Tự Phê, lập lại dân chủ bền vững trong đảng v.v…
Để kết thúc “Câu Chuyện Cuối Năm” xin kể lại một câu chuyện không nên có như sau:

Vào dịp kỷ niệm 50 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ (2004) tôi đã nghỉ hưu, nhưng có hợp tác với VTV làm phim “Điện Biên Phủ Sự Kiện và Nhân Chứng”. Trong những nhân vật của chiến thắng lịch sử ấy có Trần Độ, nguyên Chính ủy Đại Đoàn 312. Trần Độ đương nhiên là một nhân chứng lịch sử. Có một cảnh, tôi đưa 15 giây lời phát biểu của Trần Độ nói về việc học tập chính trị chống hữu khuynh trong chiến dịch. Trong kho tư liệu của tôi có nguyên hình ảnh Trần Độ phát biểu, tôi thu từ năm 1994. Nhưng sau vụ Đám tang Trần Độ, tôi đã tế nhị chỉ đưa lời nói, còn hình, tôi thay vào đó một ảnh Trần Độ đội mũ lưới trong chiến dịch. Thế mà cũng có kẻ tâu lên là đạo diễn Nam Hà đưa Trần Độ phát biểu trong phim. Vũ Văn Hiến lúc đó là Tổng Biên Tập đã nói với tôi: “Em rất hiểu bác, nhưng xin bác bỏ cái cảnh đó đi, bác đừng tham bát bỏ mâm mà có khi phim không ra được…!” Quả nhiên sau đó, phim chưa hoàn tất mà Nguyễn Khoa Điềm (Trưởng ban Văn hóa và Tư tưởng) đòi duyệt phim. Phim đưa duyệt, Khoa Điềm đã căng mắt mà không thấy Trần Độ đâu. Chỉ vì phút chót tôi đã bứng nguyên khúc Trần Độ mà thay vào đó là Cao Pha (nguyên Cục phó cục Quân Báo, đã từng đi với mũi 312)…
         Tôi đã nói với Vũ Văn Hiến: Trong đám tang Trần Độ, đảng đã tự bôi gio trát trấu vào mặt mình, tôi đã giúp các anh rửa bộ mặt nhem nhuốc, nhưng các anh không muốn thì tôi cũng đành chịu.

Ấy đấy, cuối năm Rồng leo kể chuyện “Mèo mửa” để bà con nghe chơi.

linhgia


MỘT GÓC RIÊNG VÔ CẢM


MỘT GÓC RIÊNG VÔ CẢM

(Truyện ngắn... có thật)

Trời bừng sáng sau cơn mưa đêm… Bầu không khí tươi mát ùa vào căn phòng trực cấp cứu của bệnh viện. Cô y tá trẻ mặc bộ blue trắng nhận ca trực, cô vừa lật cuốn sổ ghi chép của ca trước vừa sửa lại bình hoa tươi trên bàn. Hai má cô ửng hồng, đôi mắt long lanh và làn môi xinh tươi như hoa hồng mới nở.


Cách đó không xa, ông bác sĩ tuổi trung niên ngồi trước bàn làm việc của mình, mỉm cười nhìn dòng chữ “Thầy thuốc như mẹ hiền” uốn bằng đèn huỳnh quang màu đỏ tươi rực rỡ vừa mới sắm.

Bỗng một chiếc xe gắn máy phóng thẳng tới cửa phòng cấp cứu. Gã lái xe mặt mày bậm trợn, ngồi sau là cô gái mặc mỗi chiếc áo nịt, phấn son nhòe nhoẹt. Cô ta đang ôm một thằng bé chừng mười tuổi được quấn trong cái áo khoác phụ nữ loang máu.

Gã lái xe giật thằng bé trên tay cô gái rồi bồng vào trong phòng, nói với cô y tá:
- Bác sĩ ơi cấp cứu!...
Cô y tá rời mắt khỏi cuốn sổ:
- Sao vậy?
- Thằng bé bị tai nạn giao thông!
- Anh là bố nó à?
- Không, tôi lái xe ôm…
- Thế còn cô kia?

Cô y tá liếc mắt về phía cô gái ăn mặc hở hang đứng ngoài cửa rồi bĩu môi cau mặt! Nước mưa đã cuốn trôi lớp son phấn rẻ tiền trên mặt cô ta để lộ ra lớp da nhợt nhạt. “Trông chẳng khác gì gái điếm đứng đường mạt hạng. Vào nơi công cộng mà dám phô ra như thế à!?...” -Cô y tá nghĩ.
Quả thật cô gái mặc áo ngực ấy là một gái điếm nghèo, sáng sớm nay cô đang đi xe ôm của gã kia về phòng trọ thì gặp thằng bé bị tai nạn nằm ngất bên đường. Chiếc xe nào đã quẹt phải nó rồi bỏ chạy luôn. Thương hại, cô cởi áo khoác quấn cho thằng bé rồi cùng anh xe ôm đưa nó đến đây.

Gã xe ôm bối rối liếc qua cô gái, ấp úng trả lời cô y tá:
- À! Cô này…
Cô y tá xinh đẹp không thèm nhìn hai người, cất giọng lạnh lùng:
- Sang bên kia làm thủ tục nhập viện.

Gã xe ôm đặt thằng bé xuống thềm, rồi chạy sang dãy nhà đối diện. Người bảo vệ chỉ cho gã cái lỗ hình vuông bằng hai bàn tay trên tấm kính dày, chung quanh bịt lưới sắt. Gã khom lưng nhìn vào trong ô vuông đó, thấy gương mặt hồng hào của người nữ nhân viên ngồi sau chiếc bàn chất đầy sổ sách. Gã nhũn nhặn:

- Chị ơi, cho tôi làm thủ tục nhập viện…
Người phụ nữ không ngẩng mặt lên, nói máy móc:
- Tên gì? Hộ khẩu? Chứng minh nhân dân?...
- Dạ… thằng nhỏ mà!...
- Thằng nhỏ à?... Anh là gì của nó?
- Tôi lái xe ôm… Thấy nó bị tai nạn nên chở tới đây.
- Rắc rối đây! Sao anh không gọi bố mẹ nó tới làm thủ tục nhập viện?
Gã xe ôm nói lắp bắp:
- Tôi đâu biết bố mẹ nó… Với lại gấp quá! Cấp cứu mà!
- Thôi được! Nộp tiền tạm ứng viện phí.
- … Bao nhiêu chị?
- Hai triệu.
Gã xe ôm ngẩn ra, hắn biết trong túi mình có chưa tới hai trăm ngàn. Gã móc hết tiền ra rồi nói với chị nhân viên:

- Tôi chỉ có bi nhiêu… Chị làm ơn cho thằng bé nhập viện, rồi tôi sẽ tìm bố mẹ nó tới thanh toán.

- Không được! Anh không biết bố mẹ nó thì làm sao mà tìm?
- Chị làm ơn… Thằng bé sắp chết!...
- Đã bảo không được! - Chị nhân viên gắt, cộc cằn máy móc - Bệnh viện đã quy định.

Gã xe ôm đành chạy trở lại lại phòng cấp cứu, hỏi cô gái điếm:
- Cô có tiền không?...
Cô gái khẽ quay đi, moi trong chiếc áo nịt ra mấy tờ bạc được xếp cuốn chặt rồi đưa cho anh xe ôm. Anh ta mở ra: Chưa tới trăm ngàn!...

- Bi nhiêu nhằm nhò gì? - Anh xe ôm lắc đầu cau mặt.
Mặt anh xe ôm xám ngắt, mắt đỏ ngầu, hai hàm răng nghiến chặt của anh ta như muốn nhai nát cái gì đó… Cô gái điếm nhìn bộ mặt cau có của anh ta mà phát sợ, nói như phân trần:

- Đêm qua mưa… tôi không có khách…

Thằng bé nằm dưới thềm kêu khóc thảm thiết. Nhìn nó thật thê thảm: Chiếc quần đùi rách tướp để lộ ra cẳng chân dập nát, da thịt chỗ đó bầy nhầy. Máu vẫn chảy từ vết thương chưa được băng bó. Da thằng bé bợt nhớt như con cá ươn, ngực thoi thóp và đôi mắt long lanh đảo nhìn mọi người như cầu cứu. Trong túi áo ngực của nó còn thò ra xấp vé số ướt nhẹp.

Gã xe ôm nhìn thằng bé mà ứa nước mắt. Gã chợt quỳ mọp xuống trước mặt ông bác sĩ, hai tay cầm mấy tờ bạc cô gái điếm vừa đưa đội lên đầu:

- Tôi lạy bác sĩ! Bác sĩ làm ơn cứu thằng bé!...
Khuôn mặt đen sạm của gã xe ôm méo mó khổ sở. Ông bác sĩ ngoảnh mặt đi chỗ khác, nhịp nhịp chân phải…


Gã xe ôm biết có quỳ xin cũng không được. Gã đứng dậy nói với cô gái điếm:
- Thôi được! Cô trông thằng bé, để tôi đi cầm đỡ chiếc xe vậy.
Cô gái điếm lau nước mắt:
- Hay anh… để em qua phòng bên kia… bán máu?
Gã xe ôm nhìn lướt qua thân hình gầy gò của cô gái, lắc đầu:
- Cô thì có bao nhiêu máu mà bán? Chưa chắc họ đã chịu mua…
Gã nói xong hấp tấp chạy ra cửa bệnh viện.


Lúc ấy phòng cấp cứu tiếp nhận thêm mấy bệnh nhân: Một cô gái tự tử vì thất tình, một anh chàng say rượu bị trúng gió và một người đàn ông bị nhồi máu cơ tim - ông này được đưa tới bằng xe hơi Mercedes kèm hai Honda @ hộ tống. Người thân của ông nhà giàu đứng chật phòng cấp cứu. Bà vợ mập mạp của ông ta nhanh nhẹn dúi vào tay bác sĩ và cô y tá mỗi người một phong bao:

- Tốn kém bao nhiêu cũng được, bác sĩ mau mau cứu sống chồng tôi.
Ông bác sĩ vội vã rời cái bàn như bị bắt vít từ sáng, cô y tá cuống quýt đẩy băng ca… Ông bệnh nhân “đại gia” được đưa thẳng vào phòng chăm sóc đặc biệt không cần qua thủ tục nào.

Trong khi đó, thằng bé bị bỏ quên ngoài thềm cùng cô gái điếm.


… Ánh mặt trời rực rỡ chiếu xuống sân bệnh viện. Ba lá cờ phấp phới tung bay trên đỉnh cột thép không rỉ, trên cùng là cờ đảng,giữa là cờ tổ quốc và dưới cùng là cờ bệnh viện với hình con rắn mổ cái cốc thủy tinh. Cuộc chào cờ buổi sáng thứ hai của cán bộ nhân viên bệnh viện vừa kết thúc. Người thân của những bệnh nhân nghèo kéo nhau tụ tập dưới chân cột cờ để nhận cơm, nhận cháo từ thiện của một sư bà mang tới.

Đang múc cơm cháo cho mọi người, sư bà bỗng nghe tiếng kêu rên của thằng bé từ phòng cấp cứu vọng ra. Bà ngừng tay lắng nghe… tiếng kêu rên càng lúc càng rõ hơn… Bằng tâm thức của một người tu hành, sư bà thấu hiểu tiếng kêu tuyệt vọng của một sinh linh. Bà vội trao công việc phát cơm cháo cho người khác rồi chạy tới.


Thằng bé đã kiệt sức, mắt nhắm nghiền… Cô gái điếm bất lực ngồi bên cạnh. Sư bà cúi sát xuống khuôn mặt trẻ thơ trắng bệt:

- Nam mô A Di Đà Phật!...
Thằng bé mở mắt nhìn bà sư, nước mắt nó ứa ra. Sư bà nhìn chiếc áo phụ nữ vấy máu, rồi liếc qua cô gái ốm yếu ăn mặc hở hang phong phanh… Bà hiểu ngay sự tình, liền quay lại chỗ phát cơm cháo từ thiện, nói với mọi người:

- Thưa quý vị! Trong kia có một đứa trẻ đang hấp hối vì không có tiền nhập viện. Tôi biết quý vị ở đây cũng không giàu có gì…

Sư bà chỉ nói được như vậy. Những người nghèo khó lại có trái tim nhạy cảm - họ hiểu ngay điều sư bà muốn nói và việc cần làm. Thế là chiếc vung nồi cháo từ thiện biến thành thùng công đức…

Vừa lúc đó gã xe ôm trở về, mặt mướt mồ hôi. Gã đã cầm được chiếc xe gắn máy là cần câu cơm của gia đình, phải năn nỉ mãi mới được triệu rưỡi, cộng với số tiền của gã, của cô gái và lòng hảo tâm của nhiều người nghèo, may quá được hơn hai triệu! - Đủ ứng tiền nhập viện cho thằng bé.

Mọi người thở phào nhẹ nhõm, ngồi quây quần bên nhau ở góc sân chia nhau húp những bát cháo từ thiện.

Bỗng cô y tá xăm xăm đi tới nói với gã xe ôm:
- Thằng bé cần phải tiếp máu. Nhóm máu O…
- Trời! - Gã xe ôm thốt lên! Thẩn thờ đặt bát cháo đang húp dở xuống nền gạch…
Bầu không khí như chết lặng trước tình huống bất ngờ. “Cô gái điếm bỗng” lên tiếng:
- Máu O à!?... Tôi nhóm máu O!...
Nói xong, cô nhanh chóng theo y tá vào phòng hiến máu. Gã xe ôm cũng vội vã bước theo…

Nửa giờ sau gã xe ôm dìu “cô gái điếm ra”. Trên gương mặt nhợt nhạt của cô hé nở nụ cười.


Minh Diện

về VN nên đề phòng Vietnam Airlines


Nếu muốn về VN nên đề phòng
Vietnam Airlines



Các bạn thân mến,
Trong dịp tết vừa qua có nhiều Việt kiều Mỹ đi Viet Nam bị kẹt lại vì không có vé về. Lý do là vi khan hiếm vé về nên hãng hàng không Việt Nam (operated by China Airlines) đã tự động lấy vé của khách hàng bán lại cho những người có nhu cầu để lấy tiền phụ trội.
Người bạn tôi đến sân bay Tân Sơn Nhất để lên máy bay theo đúng lịch trình thì bị gạt lại vì không có tên trong danh sách hành khách, mặc dù người bạn tôi đã đưa tất cả giấy tờ, vé gốc chứng minh rằng chuyến bay đó đã booked and confirmed. Thay vì hãng hàng không VN tìm cách giải quyết thì họ bảo đến phòng bán vé để đổi vé khác. Mặc dù họ biết mọi chuyến bay trở về Mỹ đã không còn chỗ cho đến giữa tháng 4 thì làm sao đổi vé.
Một việc làm vô cùng tắc trách và coi thường khách hàng của hãng hàng không Việt Nam. Ngay sáng hôm sau tôi gọi điện thoại tới travel agent ở Mỹ phàn nàn về việc này, văn phòng gọi cho Vietnam Airline thì được trả lời rằng "vé của người đó vẫn còn nhưng người khách đó không tới phi trường". Đây là việc nói dối trắng trợn của hãng hàng không Việt Nam. Hiện nay người bạn của tôi vẫn còn dở khóc, dở mếu ở Sàigòn. Có hai điều các bạn cần lưu ý:
1. Các văn phòng travel agencies ở Mỹ book China Airline cho bạn nhưng thực chất là boook Vietnam Airline. Bạn đinh ninh là bạn đi hãng China Airline nhưng khi có chuyện xảy ra, bạn gọi cho China Airline thi họ không thể giúp được bạn vì họ không có thông tin về hành khách. Tôi khuyên các bạn hãy hỏi văn phòng du lịch cho rõ ràng bạn đang đi với China hay VN trước khi quyết định.
2. Nhiều người không để ý bảo hiểm của các hãng hàng không quốc tế thường là 100 ngàn cho mỗi nạn nhân. Riêng hãng hàng không VN chỉ bồi thường 10 ngàn khi có sự cố xảy ra. Như trường hợp máy bay Tupolev bị rớt ở miền Trung Việt Nam, hãng hàng không VN đền cho mỗi hành khách người Úc là 4 ngàn USD, mỗi hàng khách VN là 400 USD.
3. Khi có vấn đề gì xảy ra với Viet Nam Airline, bạn chỉ còn biết kêu trời chứ không trông mong gì đến thái độ lạnh lùng vô cảm của đám nhân viên của hãng hàng không VN này. Trân trọng thông cáo.

Cathy Nguyen
http://peda67francais.blogspot.com/
http://cathysdesign.blogspot.com/

TUỔI GIÀ.



BUỒN CHO CÁI TUỔI GIÀ.

SỰ THẬT:

Cha mẹ và con cái.

Lạc quan hay bi quan ?
Hay cần phải có cái nhìn triết lý ?.
Bài nên đọc để hiểu rằng mình chỉ nên lo cho con cái xong bổn phận rồi thì đừng bao giờ trông cậy ở chúng điều gì.
Mình hãy sẵn sàng khi già không còn làm việc ni thì vào nursing home như vậy mình sẽ bớt khổ. Đời sống này ai cũng giống như vậy mà thôi!
Mình cũng còn có phúc hơn rất nhiều người ở Việt nam vì bên này mình được hưởng trợ cấp dù có làm việc hay không cũng được và có cả housing nữa vậy thì chả nên bi quan mà nên chấp nhận những gì cuộc đời đã dành sẵn cho mình rồi!..
Không chừng tới khi già lại cùng các bạn đồng tuổi vào ở chung một nursing home thì lại còn vui nữa đấy!
Mời quí vị đọc và nhớ để đời thân già bớt khổ.....!!!!!
Quí vị thấy những cặp vợ chồng có 9,10 người con, dù là kỹ sư, bác sĩ, họ vẫn khổ vì con cái bạc bẽo!!!
Nói chi quí vị chỉ có 4 hay 5 con!
Chính bản thân tôi đã gặp nhiều cha mẹ khổ vì sự bạc bẽo của con cái ở xứ Mỹ này !
Con họ là những người có học, giầu có, nhưng họ vẫn phải đi "share" phòng hay "get line" sau lưng tôi để xin nhà "low income".
Bài đọc sau rất chính xác và thiết thực. Xin quí vị đọc và nhớ dùm tôi cho đời mình bớt khổ vì chính những đứa con mà mình đã suốt đời hy sinh cho chúng nên nguời.
Tôi đã đọc được 1 bài rất hay: Nếu lỡ sanh con thì : vui với con khi chúng còn nhỏ. Lo cho chúng hoc hành nên người,và khi chúng trưởng thành, có gia đình rồi thì quên chúng đi để sống. Và đây là điều quan trong: Đừng trông mong chúng báo hiếu, ko thất vọng nặng nề...!!!!???(sách nói nhé)
Chính vì biết rõ điều này nên bản thân tôi, đã 73 xuân xanh, ngày ngày đi phòng "gym" 3 tiếng để tập thể dục, bơi lội...vì bà xã đã bịnh rồi, tôi bịnh nữa là chỉ còn nước dắt nhau vào "nursing home" thôi???
Thân chào và chúc quí vị nhiều sức khỏe. Một bài rất hay, hãy ráng đọc cho hết, đừng đọc nửa chừng rồi cho qua !!!


Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho bốn đứa con. Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.

Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam. Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing” mà chính phủ đã đành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy.
Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra.

Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm mẹ đôi khi cũng hiếm hoi.

Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái:
Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn.
Con bệnh cha mẹ buồn lo.
Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ.
Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.
Nhà của cha mẹ là nhà của con.
Nhà của con không phải là nhà của cha mẹ.
Ốm đau trông cậy vào ai?
Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”.

Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “Khác nhau là như vậy!
Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.”

Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ.
Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ thì có khác chi!”
Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.
Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm: “Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó”, và buồn bã kết luận: “Ở Mỹ này, có chín đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi!”

Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế!
Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.

Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam, nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

ĐỪNG TỐ ĐIÊU THÊM NỮA!




XIN ĐỦ RỒI, ĐỪNG TỐ ĐIÊU THÊM NỮA!

Tạm ngưng viết cái phóng sự biên niên “63 NĂM CHUNG SỐNG, NGỌT BÙI ĐẮNG CAY” (đã post lên ticavi77 Multiply), Rồi bỏ đó, không thêm được chữ nào. Không phải không có vấn đề gì để viết, mà nhìn chung quanh toàn những vấn đề ai cũng nói tới, ai cũng biết cả rồi. Vì không muốn biến mình thành người vỗ tay theo phong trào, nên đành để những ý tưởng cùng sự nhiệt thành cứ nguội dần và ôi thiu ngay trong lòng mình.



Bốn năm qua, giờ đọc lại thấy cái phóng sự mình tạo nên nó như con vật không có đuôi (hay bị cụt đuôi), nên vào cuối năm Thìn này, mình cắm vào đít nó một cái đuôi ngắn, ngắn đến mức không thể ve vẩy được, nhưng vẫn là đuôi, đừng lẫn nó là đầu, vì như thế sẽ thành quái thai, mặc dù biến đuôi thành đầu đang là mốt à jours.



Đọc một thôi những ông Trần Độ, Nguyễn Khải, Chế Lan Viên… mới thấy những người được uống thuốc độc không phải là hiếm. Những con tép riu như mình mà cũng bị ngộ độc nặng thì có bi đát không có chứ? Có ai đó suốt đới theo đảng đã phải thốt lên: “Tiên sư cái thằng Pa-ven Cooc-Sa-ghin, nó đã làm hại mình!”. Trong hồi ký “Anh Cả Cò” Trần Thư sau khi đi tù cải tạo về cũng đã cay đắng tự bạch: “Ngay trong giờ phút này, tôi cũng không hề có ý định chống lại đảng, mà chỉ chán đảng thôi, chán phè!”. Liệu còn bao nhiêu người cùng chung tâm trạng?



Từ con tép riu cho đến con cá kình đều bị đánh lừa. Khi cái chủ thuyết của anh Marx được người ta ca tụng thì anh ta cũng tự ru ngủ mình bằng những lời ru lừa dối. Làm gì có cái chuyện vô sản toàn thế giới liên hiệp lại? Nói dại nếu điều đó xảy ra thật thì thế giới đại loạn, nó sẽ thành một cái mô hình bát nháo. Mới có một số nhỏ vô sản ờ một nhóm nhỏ các nước XHCN tồn tại chưa được một thế kỷ mà hậu hoạ của nó đã tàn phá xã hội không kém bom hạt nhân.

Nói là cách mạng vô sản, nhưng đố điểm mặt được anh vô sản nào? Ăn còn không đủ, lại có học hành gì đâu mà đủ kiến thức lãnh đạo cách mạng? Toàn những anh do cha mẹ hứu sản nuôi thành người cho ăn cho học đến nơi, mới đủ kiến thức học mót những chủ này nghĩa nọ.

Thầy Marx đã nói vô sản bị bóc lột là giai cấp tiên phong, nên muốn phát huy chủ nghĩa Marx, việc đầu tiên là phải nặn ra tượng anh vô sản để đặt lên bệ thờ. Anh vô sản công nghiệp là anh bị tư bản bóc lột tàn tệ  nhất, sao anh không bị tuyệt diệt, mà vẫn cùng anh tư bản đi lên trong lịch sử xã hội. Anh vô sản nông nghiệp vẫn sống chung với anh địa chủ. Diệt hết bần cố nông thì địa chủ sống với ai? Thực chất là mối quan hệ người có công, người có của, phải dựa vào nhau để tồn tại. Lấp lỗ hổng đó, anh Marx bịa ra cái “thặng dư” và chỉ đích danh anh bóc lột chỉ bóc lột cái thặng dư để còn nuôi anh vô sản mà bóc lột dài dài.

Khi anh vô sản vùng lên là lúc anh đã được những đầu nậu tiêm đủ liều thuốc cho anh ta giác ngộ: “Phải cướp lấy những gì mà ta chưa có” nhưng dưới khẩu hiệu “Giành lại những gì đã bị bóc lột”. Những liều thuốc cách mạng bao giờ cũng không đủ dose, nên hiện tượng quá khích là điều tất nhiên, là phổ biến.

Chủ nghĩa Marx được anh Lénine thực hiện đầu tiên ở nước Nga. Từ cướp chính quyền, đến cướp tư sản của đại điền chủ, phú nông, cu lắc là chủ yếu vì nền công nghiệp chưa xứng với đối tượng của cách mạng. Giới trí thức ở Nga được bổ xung làm đối tượng của cách mạng nên tù đày tràn lan. Dưới bàn tay chuyên chính đỏ, anh Staline kế tục anh Lénine một cách hăng hái hơn, tài tình hơn là cộng thêm vào đối tượng cách mạng những đồng chí khác chính kiến với mình, nên đã đẩy cách mạng đến chỗ tàn sát tràn lan, và cuối cùng nhân dân Nga cũng đã làm đúng quy luật là bứng anh ta ra khỏi lăng, mất hình thức và ý nghĩa vĩnh cửu.



Cái mùi thịt nướng cách mạng vô sản bốc lên từ chỗ anh Karl Marx được anh Lénine thổi bùng lên thành lửa thành khói, và lan tỏa về phía nam là Trung Quốc và Việt Nam. Học tập anh cả, hai chú em càng phát huy sáng tạo hơn và càng dày dạn hơn về sự ve vãn lừa phỉnh, càng về sau càng nghiêng về che dấu và điêu toa hơn. Một thời ngoài súng đạn còn có vũ khí đấu tố để đấu tranh giai cấp. Các kịch bản đấu tố địa chủ cũng như tư sản đều nằm trong tay các anh chị đội phát động. Casting trong công nhân, trong bần cố nông lấy những diễn viên dễ nhập vai diễn và trang bị cho ngôn ngữ “tố điêu” với những khẩu hiệu: “Có khổ nói khổ, nông dân vùng lên” Nhưng thực ra không có khổ cũng nặn ra khổ để mà đấu, đấu đến đổ, đấu đến cướp được của cải mới thôi. Từ Miền Bắc đến Miền Nam sau này cũng thế, càng ngày càng vô loài hơn, càng man rợ hơn. Không có họ hàng, ông bà, cha mẹ… Chỉ có giai cấp và trên hết chỉ có đảng, trên cả tổ quốc. Mà đảng thực ra chỉ là một nhóm có lợi ích riêng cho mình và cho những lớp ăn theo của mình, do cướp  được chính quyền từ tay nhân dân, đồng nghĩa với nắm được tiền của để phục vụ cho lợi ích nhóm. Đảng kiên quyết giữ lợi ích đó cho nhóm của mình, đời đời kiếp kiếp quyết không nhả ra cho bất kỳ ai (điều 4 bổ xung vào Hiến pháp), với lý lẽ hoang đường là mất đảng có nghĩa là không còn tổ quốc. Vậy đảng là cái chi vậy hè?



Xin đủ rồi, đừng tố điêu thêm nữa!



(Hôm nay đã là 28 tháng 12 năm 2012, nếu có ngày tận thế (21/12/2012) thì hẳn đã không có những lời này)