Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016



LẠM BÀN MỘT PHÍA VỀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN Ở VIỆT NAM

Dưới chế độ Phong Kiến chỉ có phe phái quý tộc này chống phe phái quý tộc nọ. Thời Bắc Thuộc thì có các phong trào yêu nước nổi lên chống chế độ nô lệ tàn ác. Đến thời đại Thực dân xâm lược, mới thêm những phong trào Cần Vương, phò Triều Đình chống ngoại xâm. Hàm Nghi, Duy Tân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám v.v...Rồi các phong trào yêu nước của các sĩ phu, trí thức kêu gọi dân chúng đứng lên cứu nước mà điển hình là Quốc Dân Đảng.
Tất cả đều chưa thành công. Bẵng đi một dạo, vào đầu thập kỷ thứ tư, thế kỷ hai mươi, Việt Minh ra đời. Những người chủ trương Việt Minh sau một thời gian dài phục kích, đã phát động dân chúng vùng lên đúng lúc kịp thời với tình hình trong nước và thế giới. Phải công nhận Việt Minh đã có những bộ óc lãnh đạo nhậy bén biết chớp thời cơ làm nên sự nghiệp. Nhân dân Việt Nam bắt đầu biết đến những cái tên Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Viêt... và riêng tôi biết được anh thợ nhà in Lê Văn Tân mà chúng tôi quen gọi là Ninh To Đầu bây giờ là Trần Đăng Ninh, Việt Minh gộc.

Nói ta đã giành được chính quyền từ tay Nhật Pháp, cũng có phần đúng, nhưng chưa đúng hẳn. Thời gian đó ở Việt Nam thì Pháp đã bị Nhật hất cẳng từ lâu, còn Nhật cũng vừa phải đầu hàng chịu thua trong Thế Chiến thứ hai. Một vài trận đụng độ với Nhật chỉ như tát nước theo mưa. Đánh làm gì cái anh đã “bó dáo quy hàng”, đang chờ giải giáp. Nhưng làm thế vẫn được tiếng là đánh Nhật giành chính quyền. Thực ra chỉ do biểu tình mà giành chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, một chính quyền của những người Việt theo phái Bảo Hoàng, vì trên tất cả còn Hoàng Đế Bảo Đại. Lúc này ông Vua cuối của Triều Nguyễn chỉ là cái cớ để các ông Việt Minh dương cao chiêu bài chống Phong Kiến.

Cướp được chính quyền đem lại danh tiếng kép cho cách mạng là thắng cả Đế Quốc lẫn Phong Kiến. Người dân thì được tiếng thoát khỏi kiếp nô lệ, được làm chủ đất nước là thỏa mãn nguyện vọng rồi, không để tâm đến bất kỳ lý do cách mạng sâu xa nào? Chỉ còn các ông Cách mạng Quốc Gia là cay như ngậm ớt, đã để mất miếng ăn đến tận mồm. Nhân đây phải nói tới cái khéo của ông Hồ Chí Minh khi đã cất vó gọn cả thù trong giặc ngoài, Ông dành cả hàng trăm ghế Quốc Hội để mời các phe phái chống đối vào ngồi. (Nói xin lỗi, bố thằng nào dám ngồi vào ghế nóng?).
Dù cho mới độc lập được mấy ngày, tuyên bố độc lập ngày 2 tháng 9 thì ngày 23 cùng tháng đã phải nổ súng kháng chiến tại Nam Bộ. Nhưng nhân dân đã cảm thấy hạnh phúc khi được Việt Minh chụp lên đầu mình Vòng Nguyệt Quế đầy vinh quang của dân một nước Tự do Độc lập. Nhân dân càng thêm yêu kính Già Hồ và những Đồng Chí của ông, càng thêm yêu quý Việt Minh. Một lòng một dạ theo Việt Minh, cùng đánh Pháp. Một cuộc  chiến gay go và gian khổ kéo dài 9 năm. Chiến thắng liên tiếp, theo những giọng hò vang lên trên các nẻo đường Kháng chiến. Nhân dân Việt Nam đã dành một lòng tin tuyệt đối vào những người lãnh đạo cách mạng. Thứ lòng tin mà bây giờ Đảng không làm thế nào có được.

Thời gian này dân chúng Việt Nam cũng đã lờ mờ biết Cụ Hồ là Nguyễn Ái Quốc và Việt Minh là cộng sản, nhưng dù là ai thì cũng là người có thể tin và theo được. Cụ Hồ và các đồng chí của mình đã dành được sự tin tưởng của lòng dân chính vì tinh thần chí công vô tư và sự hết lòng vì dân. Cuộc sống của những người lãnh đạo nằm ngay trong cuộc sống của dân chúng. Dân thấy rằng, đây là những người chung manh quần tấm áo với mình, rau cháo cùng nhau đánh giặc.

Bước sang Cách Mạng Dân Chủ, dân giật mình vì đã thấy có gì khang khác. Nhưng nhờ khẩu hiệu Dân cày có ruộng, Ruộng đất về tay dân cày... Các Đội cải cách đã chiếm đựoc thế thượng phong. Địa chủ, Phú Nông sụp đổ hàng loạt. Các cốt cán như ngựa hoang được tháo hàm thiếc. Lồng lộn tung hoành, máu mủ ruột thịt là điều hoang tưởng. Lúc này là lúc Nhất Đội Nhì Trời. Sự lộng hành lên tới đỉnh điểm khi Hồ Chủ Tịch (không biết có nghe Cố Vấn Tàu xúi bẩy không?) đem Bà Nguyễn Thị Năm ra bắn. Hành động này chứng tỏ quan điểm cách mạng đã thổ phỉ hóa. Bắn một người đã cống hiến cho mình ngót nghìn lượng vàng và đã nuôi hàng trung đoàn quân cả tháng trời trong trang trại của họ, thì hỏi còn gì dã man hơn? vô đạo hơn? Vì mục đích gì chăng nữa, cũng không thể thanh minh được? Đạo lý Việt Nam không thể nào như thế?

Đảng sở dĩ được dân tin yêu, trước tiên vì Đảng có một lãnh tụ với nhân cách khó so sánh, có một đội ngũ đảng viên một lòng, một dạ vì dân, chưa phân chia bè cánh, chưa có phe nhóm với những lợi ích riêng. Điều này càng ngày càng bị Đảng đánh mất. Nào là Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Hoan, rồi đến Đặng Kim Giang, Lê Liêm, Lê Trọng Nghĩa, Đỗ Đức Kiên v.v... Hết nhóm này đến phe khác bị bỏ tù, bị xử lý nội bộ. Phe theo Liên Xô xét lại, phe theo Trung Quốc giáo điều, thậm chí đến Hồ Chí Minh, đến Võ Nguyên Giáp cũng bị vô hiệu hóa, thì hết chỗ nói...Hiếm có một Nguyên Hồng dám đứng lên nói trước Hội Nghị chống Nhân Văn Giai Phẩm; “Ồng đéo chơi với chúng mày nữa...Ông về rừng đây!”
Những người một thời khoác áo đầy tớ của dân đã trút bỏ lớp ngụy trang, càng lộ dần tác phong quan liêu, quan cách, rồi càng ngày càng tha hóa vì tham nhũng.
Phải nói thẳng tham nhũng chỉ có đất hoành hành ở các tầng lớp cán bộ, những quan cách mạng, thằng dân không làm được điều này. Theo quy luật làm cán bộ trước tiên phải là đảng viên, mà đã ngồi ở ghế quan thì mới có điều kiện tham ô, trở thành “Tham quan, Ô lại”, móc túi dân và móc túi nhau, 100% là đảng viên. Chính quyền từ Xã trở lên cũng đã có quan có lại, dân đụng vào đâu cũng bị hành là chính. Đảng viên tham nhũng, nên có nói là Đảng tham nhũng cũng chỉ là dị âm đồng nghĩa.
Tình hình đất nước bây giờ cứ như một Xã Hội Đen, từ lặng lẽ móc ruột đến ồn ào đàn áp. Đám Xã Hội Đen nó học cách hành xử của lực lượng An Ninh, hay Công An làm kiểu xá hội đen thì cũng thế.

Hàng trăm hộ dân bỏ tiền mua nhà, rồi bỗng dưng một ngày Ngân Hàng đòi xiết nợ, tống dân ra khỏi nhà mà chính quyền lặng thinh vô cảm thì đến chó cũng không chịu được nữa là người? Hàng trăm hộ dân trên có thể kéo đến phá tan cái Ngân Hàng đó hay đốt tan hoang nó cũng chỉ là chống nội xâm mà thôi.
Dân chơi “hụi”, thì chính quyền cho là hoạt động dân sự, không can thiệp. Đúng! Nhưng khi nó cướp tiền người ta rồi bỏ trốn là công khai ăn cướp, là phạm pháp hình sự, tại sao chính quyền lại tránh né không can thiệp? Loại người nào đang cầm quyền đây? Pháp luật nào đây?
Về phía chính phủ thì hình như mọi dự án đều phải tính đến phí bôi trơn, tiền lại quả và cái đọng lại trong túi quan là bao nhiêu? Quyết sách thì từ vi mô đến vĩ mô đều không có một trật tự, một logic nào. Cả nước thiếu hàng vạn cầu dân sinh, thì lại đi lo đường sắt trên cao? Dân cứ bám dây treo mình vượt suối vì làm cầu chỉ lo được cho dân chứ không “lo” được cho quan, nên quan còn để đấy coi đã.

Đã từng cướp chính quyền bằng biểu tình, nên Đảng này không ưa gì biểu tình. Đành rằng thế, nhưng trong Hiến Pháp có quy định Dân được quyền Biểu tình. Vì vậy chống biểu tình của dân là chống lại Hiến Pháp và phải bị truy tố trước Pháp luật. Hỏi Đảng có đồng ý thế không?
Quy cho người biểu tình là do Việt Tân xúi dục, mà Việt Tân bị coi là lực lượng phản động... Hành động này có phải là quy cho dân là sâu bọ để có cớ xịt thuốc? Thủ đoạn này là Đen hay Đỏ hả các đồng chí?
Đối với mọi hành động và phát ngôn của Trung Quốc hiện nay, thì Đảng hết sức tránh không gọi đích danh, tìm mọi cách nói trẹo đi để giữ hòa khí. Ngày xưa vườn không nhà trống thì với giặc “còn cái lai quần cũng đánh”. Bây giờ đất nước đã có một số công trình “phải bảo vệ thành quả” nên có cởi truồng cũng cố né tránh. Đó là sự khôn khéo của đảng mà ông Tổng Bí Thư đã có lần hỏi cử tri: “Liệu không giữ được hòa bình thì ta có thể có đại hội XII thành công đến thế?” Thật là rõ ý đồ!

Vòng Nguyệt Quế trên đầu dân tộc mà lớp đồng chí tiền thân của Đảng đã đem lại cho dân, từ lâu nó không được các đồng chí kế tục hiện nay quan tâm chăm sóc, để khô héo, thối rũ... nước bẩn từ đó nhểu ra chẩy đầy mặt dân tộc, thì người ta sẽ phải gỡ bỏ nó, để cho cái mặt mình được sạch. Đơn giản thế, chứ đâu phải là cố tình chống Đảng.

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH, là một khẩu hiệu vận động toàn dân làm theo, vì sự nghiếp này là của toàn dân. Đừng hạn chế chỉ là sự nghiệp của Đảng. Hơn 95 triệu dân, chỉ có hơn 4,5 triệu đảng viên cộng sản thì các đồng chí mới chỉ là 1/20 của dân tộc. Nếu mỗi đảng viên làm việc bằng hai thì cũng chỉ mới bằng 1/10 mà thôi. Hơn 1 triệu liệt sĩ, thử hỏi trong đó có bao nhiêu đảng viên? Hơn 300.000 liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt hỏi tỷ lệ đảng viên trong đó? Vì vậy phải nói sự nghiệp cách mạng này phải là sự nghiệp của toàn dân.
Sự nghiệp của Đảng là lãnh đạo toàn dân cướp chính quyền năm 1945, và chỉ đạo tịch thu vô điều kiện tài sản, nhà cửa, đất đai của những người vắng mặt ở Hà Nội năm 1954, cũng như năm 1975 ở Sài Gòn. Nhứng người bị tịch thu của cải đều mang tên chung là “Vượt biên” hay “Di tản” và đều có lý lịch là Mỹ Ngụy hay phản động.
Hiện nay Đảng duy trì một bộ máy thừa bên cạnh bộ máy chính quyền và lo mọi cách để dân chúng đóng góp càng nhiều càng tốt.
Có năng lực sao không nắm luôn và điều hành chính quyền mà lại thích làm cố vấn, làm “Thái Thượng Hoàng”, cho thêm tốn kém công quỹ?

Cụ Hồ nằm trong Lăng còn là hình tượng tôn nghiêm của dân tộc ta nữa hay không? cũng chính là do các đồng chí đảng viên hiện nay có bảo vệ được hay không? Người ta tẩm ướp thi hài Hồ Chủ Tịch với ý định giữ lâu dài hình ảnh lãnh tụ trong dân. Đây là “Xá Lỵ” một vị thánh của dân tộc. Các đồng chí đừng để mất ý nghĩa ấy mà chỉ còn là một cái xác ướp đơn thuần.
Những cái thiếu và yếu của Phong trào Cộng Sản Việt Nam là thiếu một lãnh tụ xứng đáng, thiếu một bộ tham mưu nhậy bén với thời cuộc và đảng viên thì phẩm chất càng ngày càng suy yếu, càng mất lòng tin trong dân , vì dân không thấy ở họ sự chí công vô tư và một lòng vì dân nữa.

Thực tế phong trào cộng sản ở trên thế giới hay ở Việt Nam, với thời gian tồn tại đã tỏ ra một lực lượng không dễ đánh đổ. Họ chỉ tự đổ khi họ làm mất lòng tin trong dân chúng, và tự tay đấm vào mặt mình mà thôi. Giữ được điều 4 Hiến Pháp (duy ý chí), hay gỡ bỏ nó tùy thuộc vào hành động của các đồng chí trong Đảng hiện nay và sau này. 
Lo cho Đảng mạnh lên hay yếu đi, cái chính là nhiệm vụ của các đồng chí. Trong tình hình nhiếu nhương hiện nay, hố sâu giàu nghèo càng khác biệt. Tư sản, Địa chủ mới mọc lên như nấm. Cộng Hòa chỉ còn hình thức, Dân chủ đã bị khai trừ. Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ còn cái định hướng, nhưng cũng rất mong manh, vì theo những hiệp ước đã ký với phe Tư Bản thì đâu còn điều kiện nghênh ngang vác những tàn dư XHCN mà đi giữa đường được. Phải chuyển hóa thôi.
Dân chỉ mong Đảng gỡ bỏ cho dân mối lo nơm nớp là Việt Nam một ngày nào đó sẽ lâm vào tình cảnh một Quốc Gia Vỡ Nợ. Cũng đừng chấp nhận để ngoại bang lường gạt, dắt mũi. Vì Đảng nghe theo lường gạt, đồng nghĩa với dân tộc ta bị dắt mũi. Suốt thời đại phong kiến, Việt Nam chưa một lần bị phỉnh phờ lôi kéo. Bây giờ cộng sản với nhau mà cứ luôn bị người ta ngồi lên đầu lên cổ thì đau xót lắm. Học tập Cụ Hồ trước tiên phải nhập tâm câu: KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO!

Trung ngôn, nghịch nhĩ. Thói đời là vậy.
Sao thế nhỉ ?

Tài nguyên nước ta phong phú và dồi dào, các loại mỏ quặng, thế giới có cái gì hầu như ta có cái đó. Bờ biển trải dài, tôm cá từ xưa đã thừa ăn, hải sản chúng ta đã từng nhờ nước ngoài ăn hộ (xuất khẩu). Trên rừng thì các chủng loại gỗ quý cũng thỏa mãn cho chúng ta dùng, mà cũng như hải sản, ta cũng đã chia sẻ cho thế giới dùng chung. Cụm từ “Rừng vàng, biển bạc” nói lên cái tiềm năng sán lạn của Tổ Quốc ta, mà từ ấu thơ trẻ con đã được in sâu vào dạ.
Những tài nguyên quý vào hàng chiến lược như quặng Uranium, dầu và khí đốt, ta cũng đâu có thiếu? Về tài nguyên chủ chốt là con người thì chúng ta cũng đã ươm trồng theo phương pháp cách mạng được trên nửa thế kỷ chứ có ít gì? Thuở còn đánh giặc thì “ra ngõ gặp anh hùng”. Thời bình thì các đoàn đội mang chuông đi đấm quốc tế cũng gặt hái ngang ngửa với thế giới. Hiền tài đó, sinh khí của quốc gia cũng ngùn ngụt kém chi ai?
Điều hành đất nước là cả một ê kíp được sàng đi sẩy lại, chọn kỹ hơn chọn giống từ cơ sở đến trung ương. Nhân dân tiến cử với lòng tin hầu như tuyệt đối. Trên hết là một chính đảng có bề dầy thành tích, từ khi ra đời đã lãnh đạo thành công hết cuộc cách mạng này đến cách mạng khác. Có kim chỉ nam là chủ nghĩa Khoa học Mác Lê, có định hướng là Xã Hội Chủ Nghĩa. Chỉ tiếc sau này mất cái chỗ dựa, là Phe Xã Hội Chủ Nghĩa hùng cường.
Ấy thế mà sao vị thế nước ta lúc này chỉ mới đè đầu được hội những “anh nghèo nhất toàn thế giới”?. Thiên hạ, bên phải bên trái họ cứ qua mặt ta ầm ầm?

Ngày xưa ta nghèo, vì ta có gì đều bị bọn phong kiến phương bắc, bọn thực dân, đế quốc nó đào, nó cào, nó xúc nó mang về chính quốc hết. Bây giờ khi chỉ còn ta với ta, thì cái sự giàu có tại sao cũng đội nón ra đi không luyến tiếc làm vậy?
Ở đây nói là nói chung đất nước, nói cái vị thế quốc gia so sánh với người, chứ chỉ so sánh nội bộ thì xã hội chủ nghĩa quả có hơn bảo hộ thuộc địa thật. Tách bạch ra thì dân nói chung cũng mát mặt hơn, nhưng thành phần “Tư bản đỏ”, “Địa chủ đỏ” cũng nanh vuốt, cũng hùng mạnh hơn ngày xưa nhiều lắm. “Dân” có giàu nhưng “Nước” chưa mạnh. Nước chưa mạnh vì cán cân giàu nghèo nó vẫn nghiêng về phía “yếu”. Do cái hậu quả của sự tiêu cực nó còn triệt tiêu những thành quả tích cực. Do còn tư túi với của công, cái công, việc công. Cứ nhìn cái chuyện tăng lương thì thấy, chưa có bao giờ lương tăng liên tục như hiện nay, nhưng cái miệng ăn cũng liên tục bóp lại như hiện nay. Dân sống bằng đồng lương cứ tự hướng nội (vào bụng mình) thì rõ.

Chao ôi, trong chinh chiến liên miên,với số máu mà dân ta đã phải đổ ra, thì lẽ ra ta phải đổi được cái gì hơn thế này nhiều mới bõ. “Kết thúc chiến tranh, Bangkok chậm hơn Sài-Gòn 3 năm, sau 10 năm hòa bình, Sài-Gòn thua kém Bangkok 20 năm” (Cái ông nguyên thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu đã “hồ đồ” như thế mà đúng mới chết chứ). Đưa đất nước thụt lùi sát bờ vực thẳm… (trước đổi mới, ta đã tự đánh giá tình hình đất nước như vậy), đâu có phải chỉ là khuyết điểm nhỏ, rút kinh nghiệm là xong? Đây đúng là một cái tội mà tội lớn, tội nặng nữa là đằng khác. Ở nước người ta, những trường hợp như vậy thì phải từ chức là chuyện thường, còn ở ta để bảo tồn lực lượng ta chỉ giơ cao đánh khẽ. Cái sự chưa thật nghiêm minh ấy của bên trên thường chiếu hắt xuống bên dưới. Dân từ dưới nhìn lên và cứ thế mà làm. Hình phạt không tương xứng, không đủ sức răn đe, mà quái gở nhất là cái “phạt cho tồn tại” nó như mưa phùn, tưới tắm cho mầm mống tệ nạn, các chủng loại “tặc” phát triển như rừng. Có chăng cái khung hình phạt đối với tệ nạn ma túy là còn đúng kích cỡ, chứ đối với những tệ nạn khác cứ như gãi ngứa, gãi ghẻ. Lừa đảo, buôn gian bán lận, giả trá ở mọi hoạt động xã hội, lậu xăng, lậu cây số, lậu cầu, lậu cống, lậu các công trình to nhỏ v.v… cứ thoải mái hội diễn. (Trộm cắp đĩ điếm chỉ là chuyện vặt). Chiều qua (22/9/08) VTV lại đưa tin thuốc lậu (giả), thuốc hết “đát” được cạo đi in lại dập lại, thì sinh mạng con người còn bằng cái tôm cái tép. Ấy thế mà chỉ tịch thu thuốc, phạt tiền, thậm chí tù sơ sơ thì đâu có ngán. Bán thuốc giả, có thể gây chết người, khép vào khung cố ý giết người, xử tử hình vài vụ xem có dẹp được không? Khổ lắm nhưng rút dây động rừng, không con cũng cháu ông nọ bà kia… Mạnh tay thì ảnh hưởng tới “lực lượng”.
Đừng đổ cho “diễn biến hòa bình”. Toàn chuyện trong nhà, chuyện nội bộ. Ta tự “diễn biến hòa bình” với nhau chứ chẳng có đế quốc tư bản, bành trướng bá quyền gì cả. Cũng chẳng phải bận tâm: Sao thế nhỉ? Nó thế đấy, chứ chẳng còn lý do nào khác.
Cái tiêu cực nó triệt tiêu cái tích cực chứ chẳng có con virus nào nữa đâu. Trị được con HIV kinh tế thì cơ thể chính trị cũng sẽ khỏe mạnh. Chuyện còn lại là có chịu điều trị, chịu uống thuốc, chịu mổ xẻ hay không nữa mà thôi.
HÔM NAY XEM VTV1, THẤY ANH TỔNG RĂN DẠY Ở HỘI NGHỊ DÂN VẬN, TỎ RA ANH BIẾT HẾT MỌI ĐIỀU. CHỈ KHÔNG BIẾT LIỆU ANH SẼ LÀM ĐƯỢC BAO NHIÊU %?
GÓP VỚI ANH PHẦN CUỐI MỘT BÀI TÔI VIẾT ĐÃ LÂU ĐỂ GÓP PHẦN TRI KỶ VỚI ANH.

XIN ĐỦ RỒI, ĐỪNG TỐ ĐIÊU THÊM NỮA!
Tạm ngưng viết cái phóng sự biên niên “63 NĂM CHUNG SỐNG, NGỌT BÙI ĐẮNG CAY” (đã post lên ticavi77 Multiply), Rồi bỏ đó, không thêm được chữ nào. Không phải không có vấn đề gì để viết, mà nhìn chung quanh toàn những vấn đề ai cũng nói tới, ai cũng biết cả rồi. Vì không muốn biến mình thành người vỗ tay theo phong trào, nên đành để những ý tưởng cùng sự nhiệt thành cứ nguội dần và ôi thiu ngay trong lòng mình.
Bốn năm qua, giờ đọc lại thấy cái phóng sự mình tạo nên nó như con vật không có đuôi (hay bị cụt đuôi), nên vào cuối năm Thìn này, mình cắm vào đít nó một cái đuôi ngắn, ngắn đến mức không thể ve vẩy được, nhưng vẫn là đuôi, đừng lẫn nó là đầu, vì như thế sẽ thành quái thai, mặc dù biến đuôi thành đầu đang là mốt à jours.
Đọc một thôi những ông Trần Độ, Nguyễn Khải, Chế Lan Viên… mới thấy những người được uống thuốc độc không phải là hiếm. Những con tép riu như mình mà cũng bị ngộ độc nặng thì có bi đát không có chứ? Có ai đó suốt đới theo đảng đã phải thốt lên: “Tiên sư cái thằng Pa-ven Cooc-Sa-ghin, nó đã làm hại mình!”. Trong hồi ký “Anh Cả Cò” Trần Thư sau khi đi tù cải tạo về cũng đã cay đắng tự bạch: “Ngay trong giờ phút này, tôi cũng không hề có ý định chống lại đảng, mà chỉ chán đảng thôi, chán phè!”. Liệu còn bao nhiêu người cùng chung tâm trạng?
Từ con tép riu cho đến con cá kình đều bị đánh lừa. Khi cái chủ thuyết của anh Marx được người ta ca tụng thì anh ta cũng tự ru ngủ mình bằng những lời ru lừa dối. Làm gì có cái chuyện vô sản toàn thế giới liên hiệp lại? Nói dại nếu điều đó xảy ra thật thì thế giới đại loạn, nó sẽ thành một cái mô hình bát nháo. Mới có một số nhỏ vô sản ờ một nhóm nhỏ các nước XHCN tồn tại chưa được một thế kỷ mà hậu hoạ của nó đã tàn phá xã hội không kém bom hạt nhân.
Nói là cách mạng vô sản, nhưng đố điểm mặt được anh vô sản nào? Ăn còn không đủ, lại có học hành gì đâu mà đủ kiến thức lãnh đạo cách mạng? Toàn những anh do cha mẹ hứu sản nuôi thành người cho ăn cho học đến nơi, mới đủ kiến thức học mót những chủ này nghĩa nọ.
Thầy Marx đã nói vô sản bị bóc lột là giai cấp tiên phong, nên muốn phát huy chủ nghĩa Marx, việc đầu tiên là phải nặn ra tượng anh vô sản để đặt lên bệ thờ. Anh vô sản công nghiệp là anh bị tư bản bóc lột tàn tệ nhất, sao anh không bị tuyệt diệt, mà vẫn cùng anh tư bản đi lên trong lịch sử xã hội. Anh vô sản nông nghiệp vẫn sống chung với anh địa chủ. Diệt hết bần cố nông thì địa chủ sống với ai? Thực chất là mối quan hệ người có công, người có của, phải dựa vào nhau để tồn tại. Lấp lỗ hổng đó, anh Marx bịa ra cái “thặng dư” và chỉ đích danh anh bóc lột chỉ bóc lột cái thặng dư để còn nuôi anh vô sản mà bóc lột dài dài.
Khi anh vô sản vùng lên là lúc anh đã được những đầu nậu tiêm đủ liều thuốc cho anh ta giác ngộ: “Phải cướp lấy những gì mà ta chưa có” nhưng dưới khẩu hiệu “Giành lại những gì đã bị bóc lột”. Những liều thuốc cách mạng bao giờ cũng không đủ dose, nên hiện tượng quá khích là điều tất nhiên, là phổ biến.
Chủ nghĩa Marx được anh Lénine thực hiện đầu tiên ở nước Nga. Từ cướp chính quyền, đến cướp tư sản của đại điền chủ, phú nông, cu lắc là chủ yếu vì nền công nghiệp chưa xứng với đối tượng của cách mạng. Giới trí thức ở Nga được bổ xung làm đối tượng của cách mạng nên tù đày tràn lan. Dưới bàn tay chuyên chính đỏ, anh Staline kế tục anh Lénine một cách hăng hái hơn, tài tình hơn là cộng thêm vào đối tượng cách mạng những đồng chí khác chính kiến với mình, nên đã đẩy cách mạng đến chỗ tàn sát tràn lan, và cuối cùng nhân dân Nga cũng đã làm đúng quy luật là bứng anh ta ra khỏi lăng, mất hình thức và ý nghĩa vĩnh cửu.

Cái mùi thịt nướng cách mạng vô sản bốc lên từ chỗ anh Karl Marx được anh Lénine thổi bùng lên thành lửa thành khói, và lan tỏa về phía nam là Trung Quốc và Việt Nam. Học tập anh cả, hai chú em càng phát huy sáng tạo hơn và càng dầy dạn hơn về sự ve vãn lừa phỉnh, càng về sau càng nghiêng về che dấu và điêu toa hơn. Một thời ngoài súng đạn còn có vũ khí đấu tố để đấu tranh giai cấp. Các kịch bản đấu tố địa chủ cũng như tư sản đều nằm trong tay các anh chị đội phát động. Casting trong công nhân, trong bần cố nông lấy những diễn viên dễ nhập vai diễn và trang bị cho ngôn ngữ “tố điêu” với những khẩu hiệu: “Có khổ nói khổ, nông dân vùng lên” Nhưng thực ra không có khổ cũng nặn ra khổ để mà đấu, đấu đến đổ, đấu đến cướp được của cải mới thôi. Từ Miền Bắc đến Miền Nam sau này cũng thế, càng ngày càng vô loài hơn, càng man rợ hơn. Không có họ hàng, ông bà, cha mẹ… Chỉ có giai cấp và trên hết chỉ có đảng, trên cả tổ quốc. Mà đảng thực ra chỉ là một nhóm có lợi ích riêng cho mình và cho những lớp ăn theo của mình, do cướp được chính quyền từ tay nhân dân, đồng nghĩa với nắm được tiền của để phục vụ cho lợi ích nhóm. Đảng kiên quyết giữ lợi ích đó cho nhóm của mình, đời đời kiếp kiếp quyết không nhả ra cho bất kỳ ai (điều 4 bổ xung vào Hiến pháp), với lý lẽ hoang đường là mất đảng có nghĩa là không còn tổ quốc. Vậy đảng là cái chi vậy hè?
Xin đủ rồi, đừng tố điêu thêm nữa!

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016




VÀI Ý KIẾN CÁ NHÂN,

Về những “phát ngôn” của ông Tổng Thống Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Thứ nhất là ông không nhìn vào giấy, cái đó chứng tỏ đích thị đây là những điều tự ông đã nghĩ ra, cho dù có được gợi ý thì cũng đã được ông biến hóa nhuần nhuyễn trước khi nói.
Thứ hai. đụng đến những vấn đề chính trị thường khô khan và khó nói, cũng đã được ông chen vào nhiều “viện dẫn” làm vấn đề mềm đi qua những ẩn dụ thông minh, hóm hỉnh. Điều này trước đây, Việt Nam chúng ta có ông Hồ, sau ông Hồ thì hình như không có ai có khả năng nói vo đầy ý nghĩa như thế. (À mà, có ông “Việt Nam thức để Cuba ngủ...”).
Trước khi sang Việt Nam, chắc chắn ông Obama đã phải nạp khá nhiều kiến thức về Việt Nam, “phần mềm” trong ông đã kịp biến hóa và ông đã vận dụng đúng chỗ. Trong phát biểu mà ông đã dẫn từ Lý Thường Kiệt, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, tưỡng rằng không phải ít, lại Tuyên Ngôn, Hiến Pháp v.v... May ông đã không vấp phải trường hợp như một ông lãnh tụ của Việt Nam, đến cơ sở này lại đọc nhầm bài viết cho cơ sở kia... hay đọc luôn: Chỗ này vỗ tay!
Đụng đến vấn đề Dân Chủ, Dân Quyền, dễ gay cấn và gây căng thẳng mà ông không đụng một tí nào đến Việt Nam, chỉ đem chuyện của Mỹ và Thế giới ra kể để Việt Nam “soi gương” thì hóm thật. Ông nhắc khéo, vấn đề này trong Hiến Pháp Việt Nam đã nói rõ. Ông Hổ đã đọc trong Tuyên Ngôn Độc Lập v.v...
Nhắc đến bài thơ Lý Thường Kiệt, ông gói luôn cả Biển Đông với Trung Quốc và thái độ của Hoa Kỳ vào trong đó. Rồi Việt Nam Hoa Kỳ “Nối vòng tay lớn” hay “Từ nay người biết yêu người” làm người nghe vừa dễ nghe vừa mát lòng mát dạ, không cảm thấy tự ái.
Thâm nhập dân chúng trong cửa hàng bún chả, thăm phố cổ hay dừng xe  mua Cốm Vòng v.v... thật giống Việt Nam quá thế!
Phê phán vấn đề giao thông lộn xộn, mà lại khen xe máy nhiều thế? và nếu có dịp quay trở lại Việt Nam thì nhờ các bạn Việt Nam chỉ dẫn cách sang đường, thì thật là bậc thầy châm biếm và cười ra nước mắt.
Ông còn gián tiếp quảng bá du lịch Việt Nam bằng cách nhắc đến Hội An, Hạ Long, Sơn Đoòng thì khéo thật. Những bài nói của ông tưởng như không đụng đến chính trị nhưng thực ra đầy chính trị. Cảm ơn ông Obama!

Tôi muốn có đôi dòng về ông sớm hơn. nhưng không có toàn văn những bài nói của ông, mà trích dẫn thường thiếu khách quan một cách vô tình hay cố ý, nên hôm nay, sau khi ông đi rồi, tôi xin phép “vuốt đuôi” ông một chút. Mong Tổng Thống chấp nhận và đừng bận tâm. Chúc ông luôn khéo léo khi đến Nhật mà nhắc đến Hiroshima và Nagasaki với những trái bom Nguyên Tử mà năm 1945 nước Mỹ và những tiền nhân của ông đã ném xuống đó.
Riêng tôi tin tưởng ông sẽ vượt qua vấn đề này một cách ngoạn mục.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

BỦ BÀI

Người tôi tiếp xúc đầu tiên khi vào Tiểu Đoàn Nguyễn Huệ, ngoài anh Chính Trị Viên mắt lé ra là Bủ Bài. Bủ Bài người quê Phú Thọ, đất ông Bủ bà Bầm. Bủ là cấp dưỡng trưởng của bếp Tiểu Đoàn Bộ.
Ngầy đầu nhập ngũ, tôi được phân công giúp anh nuôi. Chắc đây là sáng kiến thử thách của những đầu óc công nông, muốn bóc mẽ một anh Tiểu Tư Sản với cái bề ngoài ngứa mắt, bộ Đại Y chúc bâu mầu nâu non, chân đi đôi giầy Bát Kết, trên đầu, chiếc mũ phớt xanh da chai, đặc biệt cặp kính trắng trên mắt.
Bủ Bài phân vân mãi mới phân cho tôi một gánh nồi niêu xoong chảo, tuy hơi cồng kềnh nhưng cũng không nặng lắm, tôi làm một mạch hơn 20 cây số ngon ơ. Đến mỗi chỗ nghỉ lại vi vu tiếng sáo, hết Thiên Thai lại Đàn Chim Viêt...Nhờ bản lĩnh gánh củi mấy tháng đầu tản cư ở quê, gánh nặng, trở vai nhoay nhoáy, đã có 2 cái u 2 bên vai, đặc biệt cái u ở gáy nó giúp cho việc đổi vai trở nên chuyên nghiệp. Bữa cơm chiều ở địa điểm trú quân mới, Bủ Bài ưu tiên cho tôi miếng cơm cháy, có rưới tí mỡ. Béo ngậy.
Được mấy ngày giúp anh nuôi, đã quen với nấu cơm bằng chảo thì được gọi lên Văn Thư, giao cho đánh máy một cái công văn. Với một anh từng là kế toán trưởng, cán sự 5 Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến thì cái này mùi mẽ gì? Mắt nhìn văn bản, mười ngón tay gõ phím không cần nhìn, miệng lại khe khẽ hát một giai điệu gì đó... quá bằng làm xiếc. Sau đó được phân về Tổ Tác Chiến, theo rõi Huấn Luyện và đặc biệt gắn với chiếc máy chữ hiệu Japy gửi mua tận nội thành. Không biết tôi đã dành được cảm tình của những ai? Nhưng đặc biệt Bủ Bài rất khoái, coi tôi như em.
Tháng chạp năm năm mươi, đơn vị hành quân lên Việt Bắc đổi vũ khí, thống nhất trang bị toàn quân một loại súng trường Trung Chính (kiểu Mauser) cỡ đạn 7ly9, lính gọi là súng thất cửu. Tôi ở lại Thanh Hóa lo giúp đám cưới cho một trinh sát viên quê ở Rịa, Nho Quan. Xong việc đuổi theo đơn vị, mỗi ngày cuốc bộ trung bình 50 cây số. Ngày đầu Nho Quan - Vụ Bản, ngày thứ hai Vụ Bản – Cao Phong, ngày thứ ba Cao Phong vượt Dốc Cun sang Thị Xã Hòa Bình, ngày thứ tư Hòa Bình – Hưng Hóa, tiếp theo chặng Hưng Hóa – Phú Thọ, rồi Phú Thọ - Vũ Ẻn, vượt Sông Thao sang Tình Kiêng vào Suối Rắn. Gặp lại đơn vị, một trong những người đầu tiên tôi phải gặp là Bủ Bài để báo cơm. Bủ đang nấu cơm, cái đầu húi cua ướt đẫm mồ hôi, Bủ kéo cái khăn quàng ở vai lên lau mồ hôi, ôm chầm lấy tôi rồi ghé vào tai tôi nói nhỏ: “Mấy trăm cây số... tao tưởng mày chuồn rồi!” Chuồn là chuồn thế nào? Bủ biết tôi rồi mà!
Sau chiến dịch Trần Hưng Đạo, trên đường hành quân về lại Khu Tư, qua Đồn Vàng, Tổ trưởng Tác Chiến Phạm Chấp (nguyên là Trung Đội Trưởng công binh) có sáng kiến thay kíp một quả bom bằng kíp đốt dây cháy chậm. Anh kê quả bom bấp bênh ở đầu mũi một con đò gỗ và ngồi đè lên để giữ quả bom. Con đò được dòng dây vào bờ, hàng chục người chờ lệnh, khi Phạm Chấp thả quả bom xuống nước thì ra sức kéo con đò vào bờ. Một cột nước dựng lên cả chục mét, có những con cá tung lên theo. Bếp đơn vị được bữa cải thiện. Chập tối, tôi xuống bếp lấy nước cơm cháy vào ống bương thì Bủ Bài khòeo lại, tao cho cái này, một gói lá chuối còn nóng hổi, Bủ dặn với, trong ấy còn gói muối ớt, khéo rơi. Về chỗ nằm mở ra thì là một ổ trứng cá rán, bằng cái đầu gối. Phải gọi thằng nằm bên hỗ trợ mới hết nổi. bây giờ mới tiếc không có rượu.
Tháng 5 năm 1951, sau Chiến dịch Quang Trung, tôi bị sốt rét phải cáng về trạm xá Trung Đoàn. Đến Trạm xá chiều hôm trước, qua bữa cháo với cá khô, sáng hôm sau, tôi khoác ba lô chuồn. Đi độ một cột dây thép lại phải ngồi nghỉ. Cuối cùng cũng về tới đơn vị. Gặp bữa có thịt bò, Bủ Bài lấy một miếng gan xào thơm phức cho tôi, đánh hết miếng gan xào, tôi thấy chân đỡ run, tay đã xách được gầu nước. Bủ Bài thấy thế cười nói:
- Không phải đi đâu hết, cứ ở nhà, tao nuôi cho là khỏe liền!


VIỆT HỒNG

- Cắt !
- Nghỉ tại chỗ, đạo diễn làm việc diễn xuất với nhân vật, Tiếng eo xèo chỗ này chỗ nọ nổi lên: Không biết phải quay đến mấy đúp nữa đây. Không khéo hết đêm... Tôi đến bên Việt Hồng, anh đang ngồi rũ ra thất vọng. – “ Cậu phải quên cái tư duy “Cả Đợt” đi, cậu là một tên ác ôn, tuy sợ hãi nhưng vẫn nham hiểm... Không thể đánh rơi nắm cơm rồi vồ lại như vồ ếch vậy!” Cả Đợt là nhân vật Việt Hồng thưòng thủ vai trong các đêm lửa trại trong rừng, từng làm anh em cười thoải mái.
Việt Hồng hứa với tôi, anh sẽ làm được, chỉ một lần quay nữa thôi. Quả nhiên Đúp này lấy được, cả đoàn Phim Đất Bằng thở phào.
Có tin đồn đến tai lãnh đạo Trung Tâm Nghe Nhìn là đạo diễn Nam Hà đưa mấy người bạn không biết diễn xuất vào làm phim... Tôi có mời Thế Dương Câu Lạc Bộ Lao Động Hà Nội, người từng chỉ đạo phong trào ở các xí nghiệp thành phố và Việt Hồng, cán bộ Bộ Thương Binh Xã Hội vừa nghỉ hưu, vào hai nhân vật của phim, với nhã ý để lại hai kỷ niệm với hai ông bạn.
Khổ nỗi, Việt Hồng, một cây cù trong các đêm lửa trại, hoàn toàn không đáp ứng được nhân vật trong kịch bản, tôi đành xác định chỉ đạo diễn xuất cho từng cảnh. May thay số lần xuất hiện của Việt Hồng cũng ít và ngắn. Sắp hết rồi.
Việt Hồng, những năm năm mươi cùng sinh hoạt với tôi trong Câu Lạc Bộ Phòng Tham Mưu, Đại Đoàn 304. Anh là cần vụ kiêm vệ sĩ cho Đại Tá Hoàng Minh Thảo, Đại Đoàn Trưởng. Hai người cưỡi ngựa đi cạnh nhau thì trông Việt Hồng oách hơn Đại Tá. Bên hông anh luôn kè kè khẩu Colt 45 của anh Thảo. Việt Hồng vừa là giám mã vừa quản luôn con ngựa sắt Sterling của thủ trưởng. Tưởng không có gì thay đổi thì khi vào Chiến Dịch Thượng Lào, Trung Đoàn 66 tấn công Đồn Noọng Hét lấy được một xe Jeep Willys mầu đỏ. Chiếc xe hỏng một lốp sau, không hề gì, Việt Hồng chạy mấy chuyến chở muối lên cho bộ đội là đã trở thành tay lái lụa. Chiếc xe sau đó đã được sửa chữa hoàn chỉnh và chính Việt Hồng đã cầm lái đưa chính ủy Lê Chưởng từ mặt trận về hậu phương. Ông Chưởng kể lại: “Miềng phải ca hát luôn miệng, kẻo hắn buồn ngủ mà đưa miềng xuống vực!”. Kể ra thì cả Chính Ủy đến lái xe đều là những người dũng cảm, vì sau đó một người dám cầm lái và một người dám ngồi cạnh từ khu tư đi họp Việt Bắc.
Bẵng đi một thời gian, sau hòa bình lập lại, báo chí đưa tin các cuộc diễu hành quanh Hồ Hoàn Kiếm, có chụp ảnh Việt Hồng, anh đứng một chân trên yên xe mô tô, dang hai tay làm con chim hòa bình. Hình ảnh cuốn hút và là nỗi mơ thầm của nhiều trái tim các cô gái vùng mới giải phóng. Sau đó tiếp tin anh cùng đoàn mô tô Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tham dự đại hội khỏe quân đội các nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Tiếp khắc. Anh không về được nhất nhưng lại nổi tiếng vì chiếc xe chết máy được Việt Hồng đẩy chạy bộ về đích vào tốp 10.
Tôi đã đơn giản tin vào sự tài hoa của anh để mời anh tham gia đóng phim, nhưng hỡi ôi, sự nghiệp suýt tiêu ma cả hai thằng.
Sau vụ làm phim, một hôm đến thăm Việt Hồng thấy anh rầu rĩ ôm cái điếu cày, Không để tôi kịp hỏi, anh kể với tôi: Tối thứ sáu, Hiền (bạn gái của anh) còn ở đây với mình, quần áo thay ra trong chậu để mình giặt, thế mà hôm nay nghe tin cô ấy đã lấy chồng. Cậu sẵn xe, vòng lên Ngọc Hà xem hộ tớ binh tình thế nào?
Một giờ sau tôi xác minh với Hồng đã trực tiếp thấy xác pháo đầy sân nhà Hiền... Việt Hồng ngồi lặng, hai dòng nước mắt từ từ lăn dài trên má. Tối đó tôi đưa Hồng đi ăn, rẽ qua nhà Phước ở phố Thuốc Bắc rồi quay về Phạm Đình Hồ cùng ngủ để an ủi anh. Hai đứa leo lên gác xép. Nửa đêm sờ bên không thầy Việt Hồng, bật đèn lên thì thấy anh nằm dưới đất. – Sao lại mò xuống đó? – Ngáy thế thì bố ai ngủ được. Khổ thật, tôi không có tâm trạng thì làm gì chẳng ngáy!
Việt Hồng sau này sống bằng nghề làm thuốc. Anh có môn thuốc cao. Sa dạ con chỉ cần dán ngay ở rốn là co lên ngay. Lòi rom sa trĩ cũng chỉ dán cao Việt Hồng là khỏi. Một hôm đến chơi nhà Hồng, anh giữ tôi ở lại. Tớ có con chép, ở lại chờ tớ rán xong rồi chén. Anh bảo tôi chắt rượu từ hũ ra chai., cái hũ bên Tivi ấy. Tôi chắt một chai, tiện thể rót ra một ly rồi tợp luôn. Cái rượu gì không biết? Vào đến đâu tê đến đấy. Khi ngồi vào mâm Hông vừa ghé chén vào môi đã dừng lại hỏi tôi: Cậu lấy ở đâu? tôi chỉ cái hũ bên tivi thế là Hồng phun phì phì; Chết mẹ, đó là rượu ngâm nhân ngôn với ấu tầu để bóp. Uống chưa? - Mới làm một chén! Bỏ mẹ để tao tìm thuốc giải độc. Lúc này tôi cũng thấy trong người khang khác, bèn bảo với Việt Hồng, Lúc này tớ còn tỉnh để tớ chạy về nhà có gì tính sau. Thế là bỏ con chép nằm chỏng trơ, tôi phi về nhà, nằm lên giường mà thấy mình cứ chìm dần, chìm dần... Tất nhiên, đến một lúc nào đó thì nó dừng lại, không chìm nữa, chứ không, làm gì có chuyện kể ở đây.

Khi Việt Hồng hấp hối thì con cháu đưa về quê ở Hương Canh. Tôi được anh Hoàng Minh Thảo cho đi cùng, đến nơi vừa kịp khâm liệm. Thượng Tướng nghiêng mình trước Người Vệ Sĩ của mình.
49 Ngày Việt Hồng, vào một ngày mưa tầm tã, tôi lại được cùng anh Hoàng Minh Thảo ra tận mộ Hồng. Trong cơn mưa, không thể thắp hương. Thượng Tướng lấy trong người ra một lọ nước hoa, rải lên mộ và khẽ lẩm bẩm:
- Đây là quà của anh chị gửi chú, mong chú hãy nhận lấy để anh chị vui lòng!
Đó là lọ nước hoa chị Thảo dùng dở, anh biết sinh thời Việt Hồng rất thích nước hoa, nên đã mang theo làm quà cho người vệ sĩ, người em mà anh chị hằng yêu quý, Chú Việt Hồng.

NHỮNG NGƯỜI TRONG ẢNH DƯỚI (Thành viên CLB Phòng TM 304)
Lê Hảo (Ban II) Việt Hồng. Thượng Tướng Hoàng Minh Thảo, Nguyễn Văn Quang, Nam Hà (Ban I)


Bình luận

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

HẬU SỰ CỦA TÔI

Các bạn ơi. Nếu tự mình lo được hậu sự cho mình thì thật là hạnh phúc. Đó thật là một việc làm thú vị và lãng mạn.
Cụ Hồ manh nha lo việc này từ 1960 Thế kỷ trước, bắt đầu viết Di Chúc vào ngày 10 tháng 5 năm 1965, bốn năm sau mới xong.
Ông bố tôi, Cụ Thi Nham – Đinh Gia Thuyết, đầu năm 1953, Cụ đi Hạ Long chơi, về nhà bắt đầu thảo tờ Vĩnh Quyết cùng Làng Văn vào đêm 15 tháng Chạp năm Nhâm Thìn (28 tháng 1 năm 1953). Sau đó Cụ mất vào ngày 4 tháng 3 năm Quý Tỵ (12 – 4 – 1953).
Tôi, chắc không cùng ADN với Cụ Hồ, chỉ chung Gien với bố tôi, nên cách đây 4 năm, trong một đêm thao thức tôi đã viết một chương Vớ Vẩn Viển Vông về cái tang lễ của tôi, cái này không phiền các bạn phải quan tâm, chỉ để các con tôi thực hiện. Nay lại làm thêm cái maquette về tấm mộ chí của mình, đăng lên đây để các bạn góp ý, nếu có thể. Còn chủ yếu vẫn là yêu cầu với hậu duệ.
Mừng thọ tôi Bát Tuần, một anh bạn, anh Chu Giám Mã đã cho hai câu:
Một đời lặn lội bôn ba,
tám mươi năm đã, thế mà chưa toi?
Bây giờ đã 85 và cũng chưa biết lúc nào toi? nên trên bia còn có chỗ để trống. Con cháu tôi sẽ đủ thông minh làm nốt việc này.
Nơi an nghỉ vĩnh hằng thì hiền thê đã lo cho một khu đủ hai mộ ở quê ngoại để tỏ lòng chung thủy lứa đôi.




Từ viết lách đến in ấn, rồi đóng thành sách, làm bìa... tuốt tuồn tuột đều một tay tôi làm từ A đến Z. Không xin phép ai vì có làm gì mà phải xin phép, thay vì để file trong vi tính thì lấy nó ra cho dễ đọc. Từ khi nghỉ hưu đến nay, tôi đã hoàn thành được một số sách dưới đây. Hiện còn Blog tập 7 NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY , đã tập hợp nhưng chưa in ra, còn có tập 8 RÙA THẦN ĐẤT VIỆT, đang viết dở. Xin vắn tắt để bà con yêu mến biết tình hình.


Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

RÙA THẦN CỦA DÂN TỘC VIỆT

Theo Truyền Thuyết Việt, thì dân tộc ta có một vị thần hộ mệnh, đó là Thần Kim Quy, thần Rùa Vàng. Ngài ngự ở đâu thì dân chúng cũng không có ai tường tận, chỉ biết mỗi khi dân tộc Việt gặp nguy nan thì Ngài thường hiện lên giúp đỡ.

Lần thư nhất, là vào thời An Dương Vương, trước nguy cơ quân xâm lược phía bắc, Người đã hiện lên và cho nhà vua một cái vuốt dùng làm lẫy cho chiếc nỏ thần, đánh tan quân xâm lược. Đáng tiếc là An Dương Vương đã không bảo vệ được cái lẫy thần đó.

Lần thứ hai, để giúp Bình Định Vương, rùa thần một lần nữa hiện lên dâng bảo kiếm cho Ngài góp phần đánh tan quân Minh. Dẹp xong giặc, sợ cũng như An Dương Vương không giữ được báu vật. Thần đã lại hiện lên đòi lại bảo kiếm để cất giữ giup.


Lần này dân tộc Việt lại gặp họa do mình gây nên với lực lượng phản động bên ngoài. Tổng Cộng Vương cùng một lúc cho các phương tiện thông tin đại chúng dưới quyền thông báo các lực lượng phản động ngoài nước đang bao vây, thậm chí trà trộn với dân chúng trong nước gây rối làm loạn. Theo tuyên cáo thì lực lượng phản động ở nước ngoài bỗng phình lên, lớn lên vô kể, như ma xui quỷ ám. Nguy cơ gây nên đại họa Diễn Biến Hòa Bình. Đúng là soi gương thấy địch.


Một lần nữa Thần Kim Quy lại hiện về, thân mình bám đầy rác rưởi. Ngài lắc đầu than rằng Thủy Cung ô nhiễm quá, nhưng vì quá gấp, không về không được. Ngài phải vượt qua nhiều nguồn thải độc để khẩn trương cứu lấy Dân Tộc Việt mà ngài đã yêu thương hàng ngàn năm nay.
Ngài báo cho Tổng Cộng Vương biết, ngoài cái vuốt thần, rồi đến thanh gươm báu... Bây giờ, thứ còn lại trong kho ngài giao nốt cho Vương là cơ số đoản côn trị yêu đa tác dụng. Đã cho âm binh chuyển về kho của Hậu Cần Công An. Thứ này khi gặp đúng phản động yêu quái cứ gõ vào trán nó là nó lăn đùng ngay. Nhưng phải thận trọng, vì nếu dùng ẩu mà gõ bừa vào dân lành yêu nước thì phản tác dụng ngay, nó sẽ bật ngược và gõ ngay vào đầu kẻ sử dụng nó. Nếu sự nhầm lẫn lên đến con số lớn thì coi chừng, cái đám tay chân của Tổng Cộng Vương cũng như tiền đồ chính trị của Vương cũng có nguy cơ tiêu ma. 

Ta hết phép rồi. Lực lượng quyết định cuối cùng phải là toàn dân tộc Việt. Lời ta dặn phải nhớ làm lòng nghe chưa!
 

Nói đến đó Thần Rùa bay đi như một cơn giông, cùng lúc ngọn đèn trên đỉnh Tháp Rùa bỗng lay lắt như đèn dầu treo trước gió.
 

Tổng Cộng Vương tỉnh dậy, thấy người đầm đìa mồ hôi, mặc dù máy lạnh vẫn vù vù... Chung quanh im ắng, thì ra đó là một giấc mơ. Lành ít dữ nhiều.
ROBERT JACOMET PHẠM NGỌC TÂM

Đó là tên đầy đủ cả tên Thánh của Tâm Xoăn, nguyên Trung Đội Trưởng ba lần phong của Tiểu Đoàn Nguyễn Huệ, Trung Đoàn Ký Con. Người bị hạ tầng đến ba lần và ba lần lại phải đề bạt về cấp cũ. Kỷ luật về sinh hoạt, còn đề bạt vì chiến đấu. Thành phần Tạch tạch sè, có một lý lịch đặc biệt, bố là Quan Ba Quân đội Viễn Chinh Pháp.

Trong Tiểu đoàn không biết có còn nhạc sĩ nào ẩn danh không? Chứ gọi là Dân Son Phe mà lộ danh chỉ có tôi và Tâm Xoăn. Đợt đóng quân tại Nho Qian, tôi có viết một hành khúc “Luyện quân lập công” được đơn vị thưởng 30 đồng, đủ khao anh em văn phòng Tiểu đoàn một bữa mít giai, mít mật. Còn Tâm thì năm 11 tuổi đã vác đàn đi thi tại Phillippines, được cái Grand Prix. Thường thì buổi sinh hoạt trung đội nào, lính cũng được Trung Đội Trưởng ôm dọc cây đàn lên, tấu đủ thứ bài du dương nhưng phần nhiều là những bài lính chưa biết. Tôi và Tâm chơi với nhau vì hợp tính TTS đều thuộc loại không phải ông cố nông nào cũng có thể ngồi lên cổ. Trừ số đông.
 

Khi vào đơn vị thì Tâm Xoăn là lính cũ, thành tích mọi mặt đã dầy dạn, tôi toàn được nghe anh em kể lại:
Chuyện Tâm bị thọt là do trận đánh Tây ở Ýen Vĩ, Mỹ Đức năm 1948, Tâm bị dính mảnh lựu đạn ở háng, thế là Trung Đội Trưởng ngồi tựa góc cây và lấy ngón tay moi ra bằng được, chạm vào dây thần kinh thế nào đó nên sau này hai chân không cùng một độ dài, bước đi hơi chấm phẩy.
Rồi chuyện đi nằm Quân Y Viện C2, có va chạm với Y Tá Phúc, Tâm phải xin lỗi nhưng với cái giọng không giống ai? – Thưa bà, tôi thành thật xin lỗi bà! Vì không biết bà là vợ thằng Lê Hai. Trong trận đánh đảo Gô Tô năm 1945 thì Ngọc Tâm, Lê Hai và Ngô Huy Biên đều là đồng cấp Trung Đội Trưởng. Nhưng sau này Lê Hai được thăng cấp cao hơn nhiều.
Hay chuyện, mỗi bếp Trung đội đều được chia một phần thịt bò, nhưng anh nuôi của Trung Đội Tâm không chịu chế biến ngay để thịt bị ôi, thế là Tâm lôi cổ anh nuôi đi các bếp khác cho ngửi và nếm thức ăn của đơn vị bạn. Tâm phục khẩu phục rồi thì nằm xuống để Trung Đội Trưởng dùng ba toong phết vào đít v.v...
 

Sau Chiến Dịch Hòa Bình, Tâm được điều sang làm đại đội trưởng ở Trung Đoàn 9. Gặp nhau ở Đầm Đa, sau một chầu Cà Phê rồi Phở, tôi chia tay với Tâm Xoăn và không ngờ 25 năm sau mới gặp lại.
 

Khi vào tiếp quản Đài Truyền Hình Thành Phố Sài Gòn, tôi được Ngô Huy Biên cho cái địa chỉ, dặn tìm Tâm Xoăn. Tôi lò mò vào Quận 11, quanh khu Phú Thọ Hòa gì đấy tìm đến Ngõ A số nhà X hỏi thăm ông Tâm Xoăn, được biết dân địa phương còn gọi Tâm là ông Chà Và Cà Thọt (vì da đen)..
Đến nhà, Tâm đi vắng, người tiếp tôi tự nhận là con gái Tâm. Một lát sau Tâm về, anh dừng lại cửa sổ nhìn vào xem ai. Tôi thấy một khuôn mặt vẫn thế, đã phong trần lại càng dầy dạn phong trần. Phút đầu Tâm tiếp tôi vẫn còn dè dăt, tôi nhắc lại buổi gặp gỡ ở Đầm Đa... Sau đó câu chuyện mới ấm dần lên. Tâm cho tôi biết, năm đó vào địch hậu Nam Định, đơn vị Tâm dính trận càn ở Nghĩa Xá, Lạc Quần. Đại đội của Tâm tan tác, còn mấy người trong đó có Tâm bị bắt làm tù binh. Biết Tâm có cha ở trong quân đội Pháp, nên Tâm được máy bay Potez đưa thẳng từ mặt trận về Hà Nội...Nam 1954 Tâm có ra vùng Cầu Rậm, tìm đơn vị cũ xin ở lại, nhưng anh em khuyên không nên, sau đó Tâm lại quay về Thành và đi Saì Gòn cùng năm ấy.


Vào Sài Gòn, Tâm làm nghề dậy học, vừa dậy văn hóa vừa dậy đàn. Tâm nói với tôi, Nguyễn Cao Kỳ có tìm gặp vài lần và khuyên nên tham chính, nhưng Tâm đều từ chối... À mà ông tướng Lê Hai cũng ghé đây rồi, ngồi ngay chỗ cậu.
Ngồi với nhau từ 9 giờ sáng đến gần 3 giờ chiều, thức ăn trên mâm hàu như vẫn còn nguyên, chỉ có bia là không biết đã bao nhiêu chai? Trước khi ra về, tôi đưa ra cái máy ghi âm Sony và bảo Tâm muốn nhắn với ai tùy thích. Nguyên một cuốn băng đầy hai mặt. Tâm cảm ơn và cho biết chỉ muốn nói vài câu với Phúc Trạch. Trước Trạch và Tâm cùng là đồng cấp và năm đó Trạch đã là Đại Tá Không Quân.


Không biết sau này họ có dịp gặp lại nhau hay không? Đến nay thì cả hai đã chầu trời chỉ riêng người kể chuyện là còn ở lại.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận
ẤY ÔNG ƠI, ÔNG ĐỪNG CẮT CÁI ẤY...
Trên đường về thành lập Đại Đoàn, Tiểu đoàn tôi dừng quân ở Nho Quan, củng cố lại đơn vị. Chúng tôi đóng quân ở Vô Hốt, Bò Son, Châu Sơn, bên tả ngạn con sông Hoàng Long, nơi có Nhà Dòng Châu Sơn, một khu công giáo lớn ở đầu tỉnh Ninh Bình, mà Phát Diệm ở cuối tỉnh là khu công giáo thứ hai.
Thôn Bò Son mà chúng tôi gọi là Kinh đô Mít, nhà nào cũng có ít ra là vài cây mít. Dân cho bộ đội tha hồ ăn mít nhưng phải trả lại hạt để làm giống. Chợ Bò Son liền với khu chăn thả bò của Nhà Dòng. Tu sĩ ở đây theo dòng khổ tu, nên thường đi đất chăn bò. Nghe nói Nhà Dòng còn cất trữ một số lớn rượu vang, không biết để làm gì? Cha cố ngoại quốc thì có mỗi một ông, khổ tu thì dùng gì đến rượu vang? vì thế từ lâu đã có tin đồn, cất để dành cho Tây.
Đơn vị về đóng quân chừng được một tuần, đúng vào phiên chợ thì máy bay Pháp kéo đến thả bom và bắn phá khu chợ và khu chăn thả. Người đi chợ bị thương và chết la liệt, bò ngoài bãi cũng chết nhiều.
Tôi đang ở nhà Cô Niết thì Y tá Tua đi qua, hắn rủ tôi, đi giúp quân y một tay. Tôi vui vẻ đi liền. Quân Y Sĩ Đệ đang tíu tít băng bó những người bị thương. Tua giao cho tôi một cái khay men trắng và dặn tôi cái nào là Panh, cái nào là Crốt Sê cái nào là Pít Tô Lê... Y Sĩ gọi thứ nào thì đưa thứ ấy.
Nạn nhân là một thiếu phụ bị một mảnh bom vào bẹn. Y tá Tua đã dùng kéo xẻ ống quần lên sát chỗ vết thương để mở thoáng vùng Săng Ôp Pê Ra Toa (Champ Opératoire, vùng phẫu thuật) Y Sĩ Đệ nói tiếng Pháp và giải thích cho Y tá Tua, coi như đây là bài lên lớp về Ngoại Khoa. Sau đó là làm vệ sinh vết thương bê bết máu, và cắt những thớ thịt rách nát để khâu lại vết thương.
Đang ngồi bên khóc lóc thương người chị, bỗng cô gái chồm lên nắm lấy tay Y Sĩ Đệ và la lên: - Ấy ông đừng cắt cái ấy của chị cháu, ông ơi!... Nhìn cái Panh trong tay Y Sĩ Đệ, Cô gái tưởng nhầm là cái kéo... Y Sĩ Đệ và Y tá Tua đều phì cười. Riêng tôi không hiểu họ cười cái gì?
Mấy ngày sau, chính cô gái ấy đã gánh hai quả mít đến cảm ơn bộ đội. Y Tá Tua đã gọi tôi, cùng với Lưu Đội phó Trinh Sát và Cửu Đội trưởng liên lạc đến và phải hai bữa chưa hết.

Qua vụ bom, có hai nghi vấn: Điều thư nhất là tại sao Pháp lại thả bom vào khu chăn thả của Nhà Dòng? Không ai biết là trong Nhà Dòng có cả một cơ sở chế biến thịt hộp. Thịt bò sau này đã được đóng hộp và chở xuôi Phát Diệm. Còn từ Phắt Diệm đi đâu nữa là tùy Phát Diệm. Nghi vấn thứ hai là cái “đừng cắt” ấy, nó là cái gì? thì sau này khi đã có nửa kia của mình, tôi đã biết tường tận hình thù và công dụng của nó!

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016



LỌ MỌ...

Thế là tôi lại mò dậy. mới 03 giờ sáng, chẳng nhẽ ngồi không cho muỗi nó tuồn Zika vào người, bèn mò ra cái vi tính ngay đầu giường, không đến 3 bước chân, Không giống các cháu tuổi teen, game của tôi chỉ một thứ Microsof Office Word.
Tôi là giống đa sự, chuyện vặt của tôi nhiều vô kể. Cũng vì thế mà năm 1950 tôi quyết rời cái Phòng Tài Chính Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến Hà Nội.
Tôi là kế toán cho Quỹ Nội Bộ, với khoản thu thường đơn giản một cục, còn chi thì không giống ai. Ví dụ như cái bảng lương của Đội Biệt Động Thành mà tôi chỉ duy nhất biết cái tên Tạ Đình Đề còn toàn con số thay cho tên người... Giá như tham nhũng ngày nay vớ được trường hợp này thì tha hồ nhờn mép. Bạn bè toàn các ông công chức cũ, lọm khọm, bạn vong niên, trong đó có ông Bác Ruột của tôi. Dân trẻ nó ở các phòng khác. Cụ Trưởng Phòng của tôi là cụ Lều Thọ Đăng. Ông Chủ tịch của tôi là ông Khuất Duy Tiến. Khi chuyển về đây tôi đã là Kế toán Trưỏng một ngành trong Nam Hưng Công Ty (Kinh Tài Liên Khu Ủy III) nên tôi được xếp ngay vào bậc lương Cán Sự 5. Tôi rũ áo xin đi chỉ vì thích bay nhẩy nên đánh rơi một lúc 7 bậc lương (kể cả 2 bậc tá sự) để bắt đầu lại từ anh binh nhì. Khi đó chỉ thấy cuộc sống mới nó vui, nó hấp dẫn, cuối đời mới biết thế nào là một bậc lương? Trầy vẩy ra, không kể cống hiến còn phải được lòng ông nọ bà kia, rồi phải đủ niên hạn mới lên được một bậc lương. Vứt đi một lúc 7 bậc lương thì Công tử Bạc Liêu đốt tiền soi sáng cũng chẳng là cái thá gì?
Thế là năm 1949 tôi là cán sự 5 đang chuẩn bị thi lên Tham Sự 1 (chuyên viên 1), 10 năm sau khi chuyển ngành ra Vô Tuyến Truyền Hình (năm 1981) tôi được xếp Cán sự 6. Về già mới thốt được ra: Ô hô! Ai Tai! Một tai nạn giao thông trên đường đời mà lỗi không thể quy cho ai? Vì nó hoàn toàn tự nguyện.
Như trên đã nói, chuyện lặt vặt thì tôi nhiều vô kể. cũng có ít chuyện phiếm, nhưng hầu hết là người thực việc thực. Nhà Văn thì người ta kể theo một kiểu khác, trước tiên là phải có “tính Đảng” rồi Dân tộc, Khoa học, Đại Chúng, vì giai cấp công nông v.v... Tôi thì gặp gì kể nấy, có những chuyện mất lập trường Tuyên Giáo chứ Nhân văn thì không thể thiếu vì tôi vốn yêu đời, yêu người. Những nhân vật trong chuyện của tôi thẩy đều là những người tôi yêu, nhưng theo cái kiểu riêng. Chuyện của tôi có cái gốc thật, hay từ cái gốc thật đều cố gắng giữ tên người, vì đây là kiểu tuyên dương đối với người đó theo suy nghĩ của tôi.

Mỗi truyện tôi sẽ cố gắng viết thật ngắn. Khi mang bút danh LinhGia viết trên Blog Yahoo 360 tôi đã tiết kiệm chữ đến mức có thể, nhưng xem ra anh Facebook, người ta không thích đọc dài, nên tôi sẽ dè sẻn thêm nữa.
Con tằm rút ruột nhả tơ còn Nam Hà chỉ nhả mạng nhện. Tôi viết để tôi ôn lại chuyện cũ của đời mình, nếu mang lại niềm vui nho nhỏ cho một ai đó thì đã là một niềm vinh hạnh. Tôi viết còn để con cháu tôi nó biết ông cha nó vốn là một diễn viên mà bây giờ đã hết vai diễn.


VỆ TÚM một chuyện thiếu lập trường.

Hàng năm, vào dịp 20 tháng 3. anh em Cựu Chiến Binh Trung Đoàn 66 (Ký Con) đều họp mặt để kỷ niệm ngày thành lập Trung Đoàn (20/3/1947). Năm nay Bộ Tư Lệnh Địa Phương Hà Đông đăng cai, anh em kéo vào Thị Xã Hà Đông bù khú.

Tất San lên đọc thơ mình và thơ Tất Vinh, Nam Hà kể chuyện về kiểu chào “Mèo rửa mặt” của lính Ký Con... Một góc Hội Trường, đám đông các cụ ông, cụ bà đang cười ồn ã về câu chuyện của Bà Lân, một nữ quân báo kể lại chuyện võ tay không...



... Sau cái lần mò vào màn mình ở đình Tứ Kỳ, bị mình “đập muỗi” cảnh cáo mà chứng nào tật ấy, lão ấy vẫn không chừa. Lần này lấy cớ kiểm tra hành quân, lão ấy tiến sát lại mình sửa vòng ngụy trang, nhưng... lại cứ cù cái ấy vào hông mình. Giận quá, mình quờ tay ra sau, ngửa bàn tay và tóm gọn cả cụm, xoay người lại, vặn tay nửa vòng, thế là...uỵch, lão ấy lăn đùng ra. Mình nhanh trí hô lên: Trung Đội Trưởng trúng gió rồi, ai có dầu Nhị Thiên Đường đưa đây nào. Mấy người mang lại, mình cứ thế dốc ra tay, xoa vào chỗ đau không được vì chỗ ấy là vùng kiêng kỵ, đành cứ hai lỗ mũi, hai bên thái dương và gáy mà xoa lia lịa. Lão ấy rên ư ử nhưng không dám nói gì?



Mãi đến sau này khi đã lên tướng rồi, không biết ông ấy có kể với ai không? Riêng với mình thì không dám kể với chồng sợ ông ấy hốt, mà kể với con cháu thì sợ chúng nó cười. Bây giờ gặp lại đồng đội xưa mới vui miệng lộ bí mật và cũng để chứng minh cho các đằng ấy biết, tớ là Vệ Túm chính hiệu, còn các cậu thì chỉ túm được cái ống quần.
 



CHUYỆN CƯỜI TRƯỚC... KHÓC SAU.

Đội phó Trinh Sát của đơn vị tôi là Trần Đình Lưu. Không thông qua lý lịch, chỉ nhìn bề ngoài cũng biết đây là một tên Tạch tạch sè (Tiểu tư sản) thư thiệt. Dáng người dong dỏng, mặt dài mũi thẳng có nụ cười nửa miệng làm say lòng khối cô, mỗi địa phương đóng quân. Trước khi vào Vệ Quốc Đoàn, chắc chắn tên này cũng có thời gian mài đũng quần kha khá ở trung học. Chỉ cần nghe hắn hỏi cung lũ tù binh Âu Phi thì biết hắn nếu không Tú Tài cũng Đíp Lôm. Do cái mặt dài của hắn nên bạn bè thân mật vẫn gọi hắn là Lưu Ngựa, cũng còn một lý do la hắn rất nhanh, phi như ngựa, đã nhiều lần bị phục kích ở địch hậu hắn đều thoát được một cách thần kỳ.
Một đặc điểm nữa hắn là kho tiếu lâm không chỉ ở đội trinh sát mà còn rộng ra cả tiểu đoàn bộ. Khoản thuốc lá thơm hắn cũng giầu như truyện tiếu lâm, vì hắn ra vào địch hậu như đi chợ. Không kể có lần tiềm nhập, gặp bọn “Bờ Lờ” (buôn lậu) hắn chỉ lên đạn cái roách, là bọn bờ lờ quăng hàng mà chạy thục mạng... Chiến lợi phẩm không chỉ vài bao mà hàng tút không Cotab cũng GrandPrix, thứ thuốc mà hút ở đầu gió, cách hàng trăm mét ở cuối gió còn thầy thơm phưng phức/ Mỗi lần kiếm chác được, hắn ưu tiên cho bạn bè cánh hẩu trước, cấp trên sau. Vì với đối tượng cấp trên, tơ lơ mơ là dính vào kỷ luật thì “tiền mất, tật mang”.
Ngoài những buổi sinh hoạt theo quy định của đơn vị ra, anh em thường vây quanh, há mỏ nghe hắn kể chuyện tiếu lâm. Nghe xong đến lúc chui vào màn rồi còn khúc khích cười thầm. Chuyện mang nội dung cười một phần nhưng cái chính là duyên kể chuyện của Lưu hấp dẫn anh em. Chuyện Tàu như Tam Quốc, Đông Chu, hắn kể từng chương mà Truyện Kiều của Nguyễn Du hắn cũng kể từng trường đoạn.
Một hôm sau khi đọc Kiều cho anh em nghe, hắn còn ứng tác ra một đoạn xuyên tạc cụ Nguyễn Du, làm anh em một phen ho hen sặc sụa. Hắn phê bình Kim Trọng:
Kim Trọng có tính cười dưa
Thúy Kiều ngoảnh lại tay đưa củ hành! Chẳng ai biết cười dưa là cười gì, nó như thế nào? Chỉ biết trai tài gái sắc mà ví như dưa với hành thì oái oăm thật. Hoặc mấy câu xuyên tạc dưới đây:
Thúy Kiều đứng tựa mành mành,
tê mê tẩn mẩn lại vành ... mồm ra.
Kim Trọng đứng ở đàng xa,
te te tái tái đút cha ... cọc vào.
Thúy Kiều mới hỏi: Làm sao?
Kim Trọng mới bảo rằng tao ... Bịt mày!

Mùa Xuân năm 1951, đơn vị sau khi hành quân lên Việt Bắc, đổi vũ khí. Quân đội mở Chiến dịch Trần Hưng Đạo. Đơn vị nhận nhiệm vụ đánh bốt Thanh Lanh. Đội Trinh Sát lên đường chuẩn bị chiến trường, rơi vào vòng phục kích của giặc, một trinh sát bị bắt sống còn Lưu Ngựa dính 6 viên Tôm Sơn. Thứ này cỡ đạn 12mm, chỉ cần một viên là đủ, đến 6 viên thì quá thừa cho một mạng người. Hai ngày sau mới lấy được xác Trần Đình Lưu. Cả đơn vị ngậm ngùi tiễn đưa anh. Riêng tôi còn phân vân trong lòng: Không biết cho đến lúc này. Đình Lưu đã có một nàng Thúy Kiều nào chưa? và đã lần nào được làm Kim Trọng? Có phải mỗi viên Tôm Sơn dành cho một câu mà Lưu đã xuyên tạc thơ của cụ Tiên Điền?