Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

"Không mua hàng Trung Quốc dù ở đâu"

Xin hổ trợ chiến dịch :

   TẨY CHAY HÀNG TRUNG QUỐC.

"Không mua hàng Trung Quốc dù ở đâu"


Mở đầu cho chiến dịch đã tẩy chay hàng Trung Cộng tại Costco và Walmart !


 
 
Xin nhắc nhở quý vi :
"Không mua hàng Trung Quốc dù ở đâu".
Mua hàng T.Q là đem lại sự giàu mạnh cho chúng,
không lợi cho nước mình.
 
Quyết liệt không tiêu thụ hàng hóa chệt cộng tức là không gián tiếp ủng hộ kinh tế cuả tên xâm lược lưu manh này .
 

 
Kính thưa quý vị,
 
Đồng tiền chúng ta mua hàng của Trung Quốc đã, đang và sẽ được xử dụng vào những hành động xâm lược Việt Nam và các quốc gia khác trong biển Đông như biến cố giàn khoan HD981 trong mấy hôm nay.
Vì tinh thần yêu nước, xin thực hiện chiến dịch NO CHINA và phổ biến e-mail này cho thân hữu.
 
 
Sunday NO China
 
Chiến dịch "SUNDAY NO CHINA"
  Kính thưa đồng bào và công dân các quốc gia khắp thế giới: Chính quyền Trung Hoa đang dùng nền kinh tế được nuôi dưỡng bởi nhân dân trên toàn thế giới để cùng lúc phát triển bộ máy chiến tranh và lũng đoạn nền kinh tế toàn cầu đang gặp cơn suy thoái nhằm thực hiện chính sách bành trướng của đảng Cộng sản Trung Hoa. Hành động của họ đang gây nên những bất ổn trong vùng Châu Á Thái Bình Dương và chính sách họ theo đuổi sẽ là một hiểm họa lớn cho nhân loại và cho chính nhân dân Trung Hoa trong thế kỷ 21. Để phản đối và tố cáo hành động khủng bố tàn bạo, man rợ của nhà cầm quyền Trung Hoa đối với ngư dân Việt Nam, và để đối phó với âm mưu của Bắc Kinh dùng vũ lực và kinh tế để đe dọa và chia rẽ các nước ASEAN hòng chiếm đoạt lãnh thổ Việt Nam và toàn vùng Biển Đông Nam Á, Nguyễn Thái Học Foundation kêu gọi đồng bào và nhân dân toàn thế giới cùng tham gia chiến dịch: "SUNDAY NO CHINA" Sunday No China là cuộc vận động kêu gọi cá nhân và doanh nghiệp CHẤM DỨT hoặc GIẢM BỚT mọi mua bán hàng hóa hoặc giao dịch thương mại liên quan đến Trung Hoa vào MỖI CHỦ NHẬT. Sunday No China là bước khởi đầu, là giai đoạn chuẩn bị tâm lý cho một chiến dịch tẩy chay trường kỳ nhằm giảm bớt sự lệ thuộc và tác hại của hàng hóa Trung Hoa trên thị trường Việt Nam và quốc tế. Giai đoạn kế tiếp của cuộc vận động có thể sẽ là "Weekend No China", gồm hai ngày thứ Bẩy và Chủ Nhật, và sẽ được tiếp tục cho đủ 7 ngày của một tuần. Đây là cuộc vận động lâu dài mà sự thành công tùy thuộc vào nhân dân Việt Nam và thế giới. Sunday No China không kêu gọi thay đổi phương thức tẩy chay của những cá nhân và tổ chức khác đang thực hiện. Cuộc vận động chỉ nhằm kêu gọi đồng bào, doanh nghiệp, và các cộng đồng bạn chưa có điều kiện tham gia phong trào tẩy chay hàng hóa Trung Hoa một cách toàn diện trong giai đoạn hiện tại. Hãy lấy một ví dụ được đơn giản hóa nhằm trình bày một khía cạnh về kinh tế liên quan đến cuộc vận động. Giả sử trong một ngày Chủ Nhật nếu 8 triệu người Việt (khoảng 10% dân số) mua 0,50 US đô la hàng Việt Nam (khoảng 10.000 VNĐ) thay vì hàng Trung Hoa, tổng số tiêu thụ hàng nội địa hôm đó sẽ tăng thêm 4.000.000 US đô la, tương đương với 400.000 việc làm với mức lương 10 US/ngày ở Việt Nam.   Sunday No China kêu gọi quý vị dùng Internet và mọi phương tiện thích hợp khác để thường xuyên và liên tục chuyển đi thông điệp "SUNDAY NO CHINA" cùng các khẩu hiệu khác như "Buy Vietnam", "Buy ASEAN ", "By USA", "Buy Europe", "Buy Japan", "Buy Australia", "Buy Canada," v.v...   Sunday No China được phát động nhằm đáp lại lời kêu gọi của nhiều cá nhân và tổ chức của người Việt, và của các cộng đồng bạn trong phong trào tẩy chay hàng hóa Trung Hoa, tiêu biểu là hai công ty Cana Travel và Côn Đảo Explorer Travel của Việt Nam, Thống đốc Joey Salceda của Phi Luật Tân, cộng đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, và cộng đồng Tây Tạng. Sunday No China được phát động cũng nhằm đáp lại lời kêu gọi của đất nước trước cơn nguy biến, và nhằm góp sức cho các cuộc biểu tình vệ quốc và kêu gọi hòa bình cho vùng Đông Nam Á của người Việt và người Phi đang liên tiếp diễn ra trên toàn cầu; cùng với cuộc vận động đổi tên biển và một chuỗi phản ứng của cộng đồng người Việt, sự tổng hợp của những nỗ lực không ngừng đã có tác động không thể phủ nhận đối với xu hướng hợp nhất của ASEAN và một số quyết định quan trọng của cộng đồng quốc tế. Điển hình là Nghị quyết 217 và Nghị quyết 352 được Quốc Hội Hoa Kỳ đưa ra qua mới đây, lên án việc hăm dọa và dùng vũ lực của Trung Hoa và tái khẳng định sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ trong việc giải quyết các tranh chấp ở vùng Biển Đông Nam Á. Kính thưa quý vị và các bạn: Chỉ cần bỏ ra một ít nỗ lực, mỗi chúng ta đều có khả năng góp phần đánh bại chính sách bá quyền và bành trướng của Trung cộng, đồng thời gửi một thông điệp đến nhân dân Trung Hoa, rằng nhân dân toàn thế giới mong nhìn thấy một cường quốc Trung Hoa được xây dựng trên giá trị của đạo đức và nền tảng của tự do và dân chủ.
SUNDAY NO CHINA! 
Nguyễn Thái Học Foundation xin chân thành cảm ơn quý vị.
 

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

quan hệ Việt - Trung




Những thăng trầm trong quan hệ Việt - Trung

Trong mối quan hệ lịch sử với Trung Quốc, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần tự cường khi ở bên cạnh một nước lớn, ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, chia sẻ với VnExpress.


- Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc có những mốc nào đáng chú ý, thưa ông?
- Thời kỳ 1945-1954 chủ yếu là Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam, cả về quân sự và kinh tế. Trung Quốc cử nhiều chuyên gia sang Việt Nam tham gia các chiến dịch biên giới, trang bị vũ khí, kinh nghiệm đánh. Quân đội chúng ta trưởng thành nhiều từ việc học hỏi Trung Quốc cách chia tổ mà đánh, diệt lô cốt, diệt xe thiết giáp của địch.
Về kinh tế, sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc của chúng ta được Trung Quốc hỗ trợ gang thép Thái Nguyên, nhà máy Cao – Xà – Lá, Hồng Hà, hóa chất Việt Trì, các nhà máy xay xát….
Ngược lại, Việt Nam cũng giúp đỡ Trung Quốc khá nhiều. Trong cuốn sách Phát triển quan hệ Việt - Trung 40 năm, tác giả Trung Quốc thừa nhận từ năm 1946 đến 1950, Việt Nam đã phái quân sang giúp Trung Quốc đánh Quốc dân đảng ở sát biên giới, tiếp tế lương thực cho quân đội Trung Quốc.
Có nguồn tin cho hay lúc ông Mao Trạch Đông khi đưa đoàn cố vấn quân sự sang giúp đỡ Việt Nam, đã nói rằng là để “trả món nợ mà cha ông đã mang với Việt Nam”. Lúc đó, tôi nghe cảm thấy rất cảm động.
Năm 1952, khi một đoàn của Việt Nam sang Trung Quốc cảm ơn bộ Giao thông Trung Quốc đã giúp Việt Nam các con tàu không số vận chuyển hàng từ Bắc vào Nam, họ trả lời: “Không, Việt Nam giúp đỡ chúng tôi trước”.
Cố Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, trong lần đầu đến thăm Việt Nam đã đến thăm đền Hai Bà Trưng, chứng tỏ họ biết rằng họ có lỗi với nhân dân và đất nước Việt Nam.
Thời kỳ Việt Nam chống Mỹ, Trung Quốc cũng giúp đỡ rất nhiều, hầu như tất cả thóc gạo, lương thực, hàng tiêu dùng, vải vóc đều do họ cung cấp.
Tuy nhiên, giai đoạn sau năm 1975, khi Việt Nam thống nhất toàn lãnh thổ, lại là giai đoạn căng thẳng giữa hai bên. Một phần nguyên nhân là do Việt Nam đưa quân đội sang Campuchia, đánh đuổi Pôn Pốt, nên Trung Quốc không hài lòng.
Thời kỳ này, Việt Nam gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc tác động đến việc các nước phương Tây bao vây, cấm vận, cho rằng Việt Nam vi phạm dân chủ. Kinh tế Việt Nam điêu đứng, nhân dân lầm than vì thiếu đói, ngoại tệ không có.
Đến năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Hiện nay Việt Nam đang thể hiện sự độc lập chính trị và tự chủ về kinh tế, lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới, không bị ai bao vây, cấm vận như thời kỳ trước. Việt Nam đang có vai trò đáng kể trong khu vực và thế giới.
- Những sự kiện nào ông cho là đánh dấu nốt “trầm” trong quan hệ hai nước?
- Khi hội nghị Geneva diễn ra tại Thụy Sỹ năm 1954, nhằm tìm ra giải pháp hòa bình cho Đông Dương, Trung Quốc được mời tham dự với tư cách một nước lớn ở châu Á. Lúc đó Trung Quốc đã đưa Việt Nam ra để dùng làm con bài nhằm nâng cao vị thế của họ lên với phương Tây và chính quyền miền nam Cộng hòa. Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng lúc đó phản đối kịch liệt và làm lộ rõ âm mưu của Trung Quốc.
Thời kỳ 1967 -1968, khi Việt Nam đang lên kế hoạch đàm phán Hiệp định Paris với Mỹ nhằm chấm dứt chiến tranh, Trung Quốc đã tìm nhiều cách để ngăn cản Việt Nam tham gia. Tôi nhớ khi đó, một thứ trưởng phụ trách Việt Nam của Trung Quốc đã mời toàn thể nhân viên ở đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, trong đó có tôi, đến dự chiêu đãi, nhằm khuyên nhủ Việt Nam không tham gia.
Năm 1974, lợi dụng tình hình ở miền Nam Việt Nam và thế giới, hải quân Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1988, một lần nữa Trung Quốc gây ra trận hải chiến trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đáng kể nhất, năm 1979, Trung Quốc bất ngờ đưa 60 vạn quân tấn công vào biên giới phía Bắc Việt Nam với luận điệu “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Trong những trận chiến này, Việt Nam đều thể hiện tinh thần quyết chiến, đẩy lui lực lượng của Trung Quốc.
- Ông đánh giá thế nào việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng thềm lục địa của Việt Nam?
- Đây là một bước leo thang mới cực kỳ nguy hiểm của Trung Quốc. Cùng lúc Trung Quốc thực hiện hai mục tiêu. Đó là xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán của Việt Nam và bắt tay vào thăm dò tài nguyên ở Biển Đông. Biển Đông có vai trò rất quan trọng với Trung Quốc, nước này sau 30 năm phát triển như vũ bão đang đối diện với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên trên đất liền. Bên cạnh đó, nội bộ Trung Quốc cũng có những bất ổn.


- Ông dự báo điều gì sẽ xảy ra tiếp sau đây?
- Trung Quốc tuyên bố là sẽ rút giàn khoan về vào giữa tháng 8 tới, nhưng tôi cho rằng họ không chịu rút lui một cách lặng lẽ êm xuôi. Họ sẽ còn gây sự nữa. Khó có thể dự báo những diễn biến cụ thể trên Biển Đông, nhưng chắc chắn ý đồ của Trung Quốc là chiếm trọn Biển Đông. Có ai dám chắc Trung Quốc không chiếm những đảo không có người ở Biển Đông không? Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là rất rõ.
- Vậy Việt Nam phải làm gì để đối phó?
- Chúng ta tôn trọng vai trò nước lớn của Trung Quốc nhưng chúng ta không sợ họ. Ngày xưa cũng vậy, cha ông chúng ta từng bị thống trị 1.000 năm Bắc thuộc, nhưng chúng ta vẫn nổi dậy, bởi vì chúng ta có chính nghĩa. Thời Nhà Minh của Trung Quốc, họ đánh sang nước ta là do nội bộ ta mất đoàn kết nên họ có cớ vào. Nhưng bây giờ chúng ta trên dưới một lòng, toàn dân đoàn kết thì không sợ gì cả.
Hơn nữa, như năm 1979, lúc đó điều kiện kinh tế của Việt Nam khó khăn, dân đói ăn, chúng tôi đi công tác mà phải tiết kiệm từng xu ngoại tệ. Khác hẳn với bây giờ, chúng ta đi đâu cũng có bạn, ai cũng muốn giao thiệp với Việt Nam.
Mới đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có một loạt phát ngôn mạnh mẽ về lập trường của Việt Nam tại Myanmar và Philipines. Thủ tướng đã thể hiện mong muốn của người dân là phát huy truyền thống của cha ông, tôn trọng Trung Quốc nhưng vẫn cương quyết bảo vệ chủ quyền của mình.
Việt Anh (thực hiện)

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Tự thiêu trước Dinh Thống Nhất





 

(TNO) Sáng nay 23.5, một phụ nữ mang xăng, biểu ngữ phản đối Trung Quốc tới trước cổng Dinh Thống Nhất (TP.HCM) tự thiêu.


Ảnh chụp từ clip quay lại cảnh tự thiêu
Chiều nay, ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó chủ tịch UBND Q.1, TP.HCM đã thông tin về vụ việc này.
Cuộc họp báo diễn ra tại trụ sở UBND phường Bến Thành, Q.1.
Ông Hiếu cho biết theo điều tra ban đầu, nguyên nhân khiến người phụ nữ này tự thiêu là do bức xúc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Cụ thể, khoảng 6 giờ sáng nay, nhiều người đi đường hoảng hốt phát hiện một người phụ nữ tưới xăng lên người và châm lửa tự thiêu trước cổng chính Dinh Thống Nhất (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM).
Ngay khi vụ việc xảy ra các bảo vệ tại đây đã nhanh chóng dùng bình chữa cháy để dập lửa.
Khoảng 3 phút sau ngọn lửa được dập tắt, người phụ nữ này tử vong tại chỗ.

Lực lượng công an đang khám nghiệm hiện trường - Ảnh: Công Nguyên

Tại hiện trường, Công an thu giữ 1 cái can loại 5 lít, 1 quẹt ga và một bịch đồ chứa 6 biểu ngữ viết tay phản đối Trung Quốc.
Theo ông Hiếu nội dung 6 biểu ngữ như sau: “Yêu cầu đoàn kết đập tan mưu đồ xâm lược của Trung Quốc”; “Ủng hộ Cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam”; “Yêu cầu Trung Quốc rút khỏi biển Việt Nam”; “Trả lại biển đảo cho Việt Nam”; “Đốt ánh sáng soi đường cho những người yêu nước”; “Xưa kia cho bà Trưng và Triệu đứng lên đánh giặc”.
Nạn nhân được xác định là bà Lê Thị Tuyết Mai (67 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Theo các bảo vệ tại Dinh Thống Nhất, vào thời điểm trên trời có mưa nhẹ, bà Mai đi taxi tới cổng và tự thiêu. Do sự việc quá bất ngờ nên mọi người không trở tay kịp.


Ông Hiếu phát biểu tại buổi họp báo - Ảnh: Công Nguyên
Ông Hiếu cho biết theo lời kể của con trai nạn nhân là anh Trần Lê Trương (45 tuổi) bà Mai mấy hôm nay rất buồn phiền và thường xuyên coi chương trình thời sự, đề cập đến tình hình biển Đông mà Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển Việt Nam.
Ông Hiếu thông tin thêm, con trai nạn nhân xác định là bà Mai hoàn toàn bình thường, tâm lý ổn định, chỉ có bệnh cao huyết áp và bị tai biến nhẹ. Thói quen của bà Mai là thường đi chùa lễ Phật.
Sáng nay, con trai nạn nhân cho biết bà Mai nói với gia đình là đi chùa, khoảng 5 giờ 30 kêu taxi đi từ nhà trên đường Bùi Đình Túy lên Dinh Thống Nhất. Trước khi đi bà Mai mang theo một can 5 lít bảo là chứa nước và anh Trương không để ý đó là chất lỏng gì, ông Hiếu thông tin thêm.
Những câu tuyệt mệnh viết bằng tay được tìm thấy trong túi ni lông của bà Mai - Ảnh: Công Nguyên
Biên bản vụ việc được ông Hiếu công bố cho thấy khi tới Dinh Thống Nhất, bà Mai có gửi lại kính và điện thoại di động nhờ tài xế Nguyễn Văn Thịnh đem về nhà gửi lại cho con trai mình.
Khi tài xế taxi đem điện thoại về nhà, cảm thấy sự việc bất thường anh Trương đã cùng tài xế taxi quay lại Dinh Thống Nhất thì sự việc đã xảy ra. 
Công Nguyên


Nước Mỹ sẽ có...



Nước Mỹ sẽ có đệ nhất
phu nhân gốc Việt?

Trả lời phỏng vân hôm thứ hai vừa qua của một đài phát thanh ở Washington, ông James Webb, cựu Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tiểu bang Virginia cho biết ông đang xét đến chuyện ra tranh chức tổng thống, mở ra một cơ hội để nước Mỹ có thể có một đệ nhất phu nhân gốc Việt Nam.


              Vợ chống ông James Webb. Ảnh Washington Post

Ông Webb đắc cử Thượng nghị sĩ năm 2006 nhờ quá trình cựu chiến binh Việt Nam chống đối chiến tranh Iraq, viết sách, và bộ trưởng Hải quân dưới thời Tổng thống Reagan. Nhưng ông không ra lại vào năm 2012. Ông đã từng bỏ đảng Cộng hòa để theo đảng Dân chủ.

Xuất hiện trên đài phát thanh WAMU để trao đổi về quyển hồi ký sắp xuất bản, khi được hỏi liệu ông có ra tranh cử tổng thống năm 2016 hay không, ông nói:

“Nhà tôi và tôi đang tính đến kế hoạch cho những ngày tới. Tôi rất quan tâm đến hướng đi của nước Mỹ hiện nay, và chúng tôi sẽ tính đến chuyện đó.”

Ông nói nước Mỹ đang vấp váp trong chính sách ngoại giao từ chuyện này đến chuyện khác mà không thể hiện rõ lợi ích an ninh quốc gia thực sự là gì. Ông cũng quan tâm đến khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng thêm. Những chuyện đó có thể giải quyết nếu có một ban lãnh đạo tốt hơn tại Washington.

Tuyên bố hôm thứ Hai của cựu Thượng nghị sĩ 68 tuổi khiến những người làm chính trị không khỏi ngạc nhiên. Qua đến thứ Ba vẫn còn những lời bàn về quyết định của ông.

Có người cho rằng ông khó thành công vì kể từ khi không chịu ra tranh nhiệm kỳ hai cho chức vụ Thượng nghị sĩ, ông hầu như rút khỏi hẳn sân khấu chính trị.

Có người cho rằng muốn ra vào năm 2016 phải chuẩn bị vận động ngay từ bây giờ, một chuyện chưa thấy ông Webb làm, trái với bộ máy vận động khổng lồ đang chạy rầm rộ của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Những người thân cận với ông nói rằng ông không phải là hạng người thích làm những chuyện để người ta chú ý, ông không tuyên bố như vậy nều không suy nghĩ chuyện đó một cách đúng đắn.

Steve Jarding, một nhà tư vấn cho ông Web nói rằng dĩ nhiên là bà Clinton có đủ tư cách ra ứng cử, nhưng vẫn có nhiều đảng viên Dân chủ muốn có một chọn lựa khác, và ông Webb là một chọn lựa đầy thú vị.

Phu nhân ông Webb là một người gốc Việt. Gia đình bà Hồng Lê Webb từ Vũng Tàu di cư sang Mỹ năm 1975, cuộc di cư lần hai sau lần đầu năm 1954.

Những năm đầu tiên ở Mỹ, gia đình bà sống tại thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana. Bà đậu cử nhân ở Michigan, đậu bằng luật ở Cornell, và làm luật gia cho một văn phòng đầu tư chứng khoán tại Washington.

Chính tại văn phòng này mà hai ông bà quen nhau, lúc đầu chỉ là quan hệ khách hàng, kế tiếp là quan hệ tình cảm, sau khi hai người chấm dứt các cuộc hôn nhân sóng gió trước đó. Bà có 1 con, ông có 4.

Bà cho biết trình độ tiếng Việt Nam của ông là xuất sắc nếu so với những người không được đào tạo bài bản về ngoại ngữ. Điều lý thú là ông bà có thể nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, nhất là khi đi Việt Nam hoặc những khi cần có những khoảnh khắc riêng tư mỗi khi đi vận động ồn ào, mệt mỏi trước công chúng.
Tổng hợp theo Stripes.comDailykos



Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Quốc hội ra thông điệp...

Thứ năm, 22/5/2014 | 11:06 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Quốc hội ra thông điệp về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép

Quốc hội bày tỏ sự lo ngại và kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. 


Thông cáo báo chí phát đêm 21/5 về nội dung ngày làm việc thứ hai của Quốc hội đề cập nhiều đến thái độ của cơ quan quyền lực cao nhất trước việc Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thông cáo cho hay, Quốc hội khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Tình hình biển Đông căng thẳng, hòa bình và an ninh đang bị đe dọa.

MG-1434-9830-1400731538.jpg 
Quốc hội yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông.
Quốc hội cùng toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài bày tỏ sự lo ngại và kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Quốc hội cũng bày tỏ lòng biết ơn với các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế đã đồng tình, ủng hộ Việt Nam.
Quốc hội tin tưởng và nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân dân ta có nhiều biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế; đồng thời, kiên trì đấu tranh gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Nhận định diễn biến tình hình trên biển Đông còn phức tạp và khó lường, Quốc hội đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp cùng đồng bào cả nước đoàn kết, thống nhất và đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.
Thông cáo trên được phát đi sau ngày làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, khai mạc hôm 20/5 và dự kiến kéo dài đến 24/6.
20 ngày qua, việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã khiến dư luận "dậy sóng". Nhiều cuộc biểu tình, tuần hành phản đối Trung Quốc diễn ra trong cộng đồng người Việt khắp thế giới. Chính phủ Việt Nam đã 20 lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cùng tàu và máy bay ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, đồng thời tố cáo hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của nước này trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 khai mạc hôm 11/5 tại Myanmar. Lần đầu tiên sau 20 năm, cộng đồng ASEAN ra một tuyên bố riêng về tình hình biển Đông. Đại diện ngoại giao, học giả các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, EU, Australia... đã bày tỏ sự lo ngại và lên án hành động của Trung Quốc.
Y Nguyên

Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông'

Thủ tướng: 'Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông'

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.

tt-ntd-3692-1400736955.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc họp báo tại Philippines. Ảnh: Nhật Bắc

Trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được nhiều câu hỏi của báo giới nước ngoài về vấn đề Biển Đông, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Việt Nam có nộp đơn kiện Trung Quốc theo các cơ chế của luật pháp quốc tế hay giải quyết căng thẳng bằng biện pháp quân sự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Bạn hỏi về biện pháp quân sự? Không".
"Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ".
Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay một cách hòa bình.
"Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói", Thủ tướng cho biết.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".
"Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế", Thủ tướng nói tiếp.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác và đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam.
Việt Nam đã thông báo và thông tin trung thực việc Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông đến các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước, chính giới và các học giả, truyền thông quốc tế.
Những ngày qua, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới, nhiều cá nhân và tổ chức quốc tế đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về mối đe dọa của sự việc này đối với hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng rằng cộng đồng quốc tế tiếp tục có đánh giá đúng và tiếng nói thích hợp để ngăn chặn mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
"Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế, các nước, các cá nhân và tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc", Thủ tướng nói.
Về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc vì điều này không chỉ đem lại lợi ích cơ bản và lâu dài cho hai nước Việt - Trung mà còn đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. "Còn ngược lại, chắc các bạn hoàn toàn có thể hình dung điều gì sẽ xảy ra", Thủ tướng nói.
Trước báo chí quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh rằng Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình đóng góp vào việc gìn giữ và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
"Đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm này và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế", Thủ tướng khẳng định.
Thanh Bình

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

5 sư đoàn quân Trung Quốc ...






Tin chính thức: Một số tỉnh miền bắc đã gọi quân nhân phục viên và lính xuất ngũ tập trung!


TQ nó hồi hương nhân công TQ về lại nước thì sớm muốn là nó sẽ đổ bộ vào VN thôi. Các dự án hạ tầng cơ sở mà TQ thầu tại VN là để sửa soạn cho xe vân tãi, xe tăng của TQ đi vào thôi.












ThuyTrang Nguyen
29 mins · Edited ·
60.000 QUÂN TRUNG QUỐC ĐANG TIẾN VỀ LẠNG SƠN ... HƠN 200 CHIẾN XA, HỎA TIỄN ĐANG KÉO VỀ VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM ...
Thùy Trang đã báo động đúng con số nầy mà BỌN DƯ LUẬN VIÊN NHẢY VÀO ĐÁNH PHÁ ... QUÁ NÓNG LÒNG CHỜ HÌNH VỆ TINH VỀ - BÁO ĐỘNG ĐỎ RỒI, ĐỪNG VÀO ĐÁNH PHÁ NHÉ, TAY CHÂN MÌNH RUN HẾT RỒI .
 
Bạn Thùy Trang thân mến,
Thời buổi hiện nay khác với năm 1939, Phát xít Đức không cần tuyên bố, cũng cứ xua quân vào đánh Ba Lan...
Ngày nay Trung Quốc định đánh Việt Nam cũng cần có cớ :
a/ Tự gây ra vụ phá hủy tầu bè hay gây vụ nổ ở giàn khoan rồi đổ lỗi cho Việt Nam gây hấn, lấy cớ trả đũa. Hoặc:
b/ ..Có lời kêu gọi giúp đỡ của Đảng CSVN chống lại sự đấu tranh của nhân dân trong nước.
Cả hai lý do này đều có thể xảy ra trong tình hình hiện nay.

 



Giải pháp cho đảng CSVN
để bảo vệ chủ quyền quốc gia



Phần I: Chiến lược bành trướng của Trung Quốc
Trung Quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự rất hùng hậu. GDP và chi phí quân sự đều đứng thứ hai trên thế giới. Nền kinh tế luôn đòi hỏi nguồn nguyên, nhiên liệu rất lớn cho sự phát triển. Bởi vậy, việc tìm kiếm các nguồn nguyên, nhiên liệu luôn được ưu tiên trong chính sách bành trướng của Trung Quốc. Chúng ta hãy cùng suy xét xem quốc gia nào trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương là mục tiêu bành trướng đầu tiên của Trung Quốc
Nhìn sang phía Đông là Hàn Quốc và Nhật Bản, Đài Loan. Họ đều hùng mạnh về kinh tế, quân sự và là đồng minh của Mỹ. Mỹ có hiệp ước an ninh với Nhật và Hàn, có luật về bảo vệ Đài Loan. TQ không thể bành trướng về phía Đông.

Nhìn sang phía Tây là các nước Trung Á, là vùng đệm chiến lược của Nga. Tiếp đó là Afganistan, quân Mỹ và Nato đang đóng quân ở đó. Tiếp đến Pakistan đang là đồng minh của TQ. Còn Ấn Độ là cường quốc kinh tế, quân sự, là đối thủ ngang sức của TQ. Tiếp theo là Miến Điện, đang là đồng minh, đối tác tốt của TQ. Nhưng tương lai, Miến Điện có thể là đồng minh của Mỹ và phương Tây. Phía Nam là Philippin và Việt Nam. Philippin có hiệp ước an ninh với Mỹ và là đồng minh lâu năm của Mỹ. TQ không thể tùy tiện mà bành trướng sang Philippin.

Việt Nam có biển Đông với trữ lượng dầu khí, khoáng sản và thủy hải sản dồi dào. Kinh tế kém phát triển và phụ thuộc nhiều vào TQ về nguồn nguyên liệu. Chi phí quốc phòng chỉ bằng 1/30 của TQ. Lực lượng hải quân và không quân chỉ bằng 1/3 hạm đội Nam Hải của TQ. Việt Nam không có đồng minh để có thể giúp đỡ quân sự, chuyên gia quân sự, hậu cần, thông tin tình báo,… nếu xảy ra xung đột. Chính quyền và đảng CS cầm quyền thì tham nhũng, nhu nhược và không đoàn kết, đánh mất niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân. Bởi vậy, Việt Nam là mục tiêu yếu nhất và dễ nhất trong chiến lược bành trướng của TQ. Và thực tiễn đã, đang và sẽ chứng minh điều này.

Chiến lược bành trướng của TQ đối với VN:
Hiện tại và tương lai, Trung Quốc không sử dụng quân sự để tấn công đánh chiếm các đảo của VN ở quần đảo Trường Sa trước. Mà TQ đang và sẽ tiếp tục sử dụng chiến thuật lấn chiếm từng bước vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Họ tiếp tục sử dụng lực lượng quân sự, bán quân sự, dân sự với số lượng áp đảo để tiếp tục duy trì và đặt các giàn khoan mới. Mỗi năm, họ có thể đặt từ 2-3 giàn khoan và từng bước lấn chiếm cho tới khi hết các vùng biển có tiềm năng dầu khí của VN.

Các giải pháp đối phó của VN:
Việt Nam chỉ đưa các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư ra thực thi công vụ, thì chẳng khác gì con muỗi cắn vào mông con voi. Chỉ tự thiệt hại về kinh tế, tài sản, thương vong về người mà trong khi TQ vẫn tiếp tục lấn chiếm. Việt Nam sử dụng quan hệ ngoại giao để kêu gọi và được một số nước trên thế giới ủng hộ, lên tiếng, thì đó cũng chỉ là những phát ngôn, tuyên bố chính trị, ngoại giao. TQ vẫn trơ mặt mà tiếp tục lấn chiếm. Lợi ích quốc gia về kinh tế, chính trị, an ninh của họ vẫn quan trọng hơn. Các nước khác dù ghét TQ nhưng vẫn là đối tác kinh tế của họ. Việt Nam kiện TQ ra các tòa án quốc tế và thắng kiện, VN cũng không đủ sức mạnh để dùng các phán quyết, bản án đã thắng đó để thi hành án, thực thi phán quyết với TQ. Thắng kiện nhưng không đòi lại được chủ quyền lãnh hải quốc gia.

Cuối cùng là Việt Nam phải dùng giải pháp quân sự để bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia. VN  không có đồng minh và tiềm lực quân sự lại thua kém TQ. TQ sẽ mượn cớ VN dùng vũ lực giải quyết tranh chấp, TQ sẽ uy hiếp trên đất liền và dùng toàn bộ sức mạnh tiêu diệt lực lượng quân sự của VN trên biển, đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa. Lúc đó, người VN muốn rửa chân ở biển cũng phải xin phép TQ. Việt Nam không thể một mình, đơn phương dùng giải pháp quân sự với TQ. Vậy, giải pháp nào để VN có thể bảo vệ được chủ quyền lãnh hải quốc gia của mình?

Phần II: Giải pháp cho đảng CSVN để bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia.
Muốn bảo vệ được chủ quyền lãnh hải quốc gia, muốn phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và trở thành một quốc gia hùng mạnh về kinh tế, quân sự, Việt Nam phải xây dựng được các mối quan hệ đồng minh chiến lược. Từ đó VN có đủ sức mạnh về quân sự cùng với sự giúp đỡ của các đồng minh thì mới có thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Lựa chọn quốc gia để xây dựng mối quan hệ đồng minh: Có hai quốc gia mà VN có thể lựa chọn để xây dựng mối quan hệ đồng minh. Thứ nhất là Nga, nhưng Nga đang sa lầy ở Ukraine, bị Mỹ và các nước phương Tây bao vây, cấm vận. 

Mâu thuẫn, tranh chấp giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây sẽ còn kéo dài. Bởi vậy, Nga rất cần TQ để buôn bán, làm ăn. Đồng thời, Nga cũng cần TQ trong các liên kết chính trị, kinh tế để đối phó với phương Tây. Do vậy, Nga không bao giờ muốn làm phật lòng TQ để xây dựng quan hệ đồng minh với VN chống TQ. Thực tế, từ khi TQ xâm lược VN trên biển Đông, Nga chưa lên tiếng để bênh vực cho VN. Thậm chí, Nga còn mong TQ và VN có mâu thuẫn, chiến tranh với nhau để Nga bán vũ khí và làm TQ suy yếu một phần. Chắc chắn, Nga sẽ không bao giờ đồng ý xây dựng mối quan hệ đồng minh với VN.

Thứ hai là Mỹ, Mỹ luôn luôn muốn VN đứng về phía Mỹ, cùng chia sẻ mối quan tâm và lợi ích trên biển Đông. Với tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh của họ, Mỹ hoàn toàn có đủ khả năng không chỉ giúp VN phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, mà còn bán vũ khí, viện trợ vũ khí, cung cấp thông tin tình báo, hỗ trợ hậu cần, huấn luyện,… Giúp VN có đủ năng lực đối phó với TQ trên biển Đông. 
Khi VN đã xây dựng được quan hệ đồng minh với Mỹ, thì VN sẽ dễ dàng trong việc xây dựng  quan hệ đồng minh với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Canada, các nước phương Tây và Nato. Từ đó VN sẽ nhanh chóng phát triển về kinh tế, tăng cường tiềm lực quốc phòng đủ sức bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Làm sao để xây dựng mối quan hệ đồng minh với Mỹ?
Trở ngại lớn nhất và duy nhất là vấn đề nhân quyền và dân chủ. Nước Mỹ chỉ có thể xây dựng mối quan hệ đồng minh với một nước VN dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Vậy muốn xây dựng được quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ để có thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia và phát triển kinh tế đất nước, Đảng CSVN phải thả hết tù chính trị, cải thiện và tôn trọng các quyền con người. Công nhận và cho phép các tổ chức chính trị, đảng phái chính trị thành lập và hoạt động bình đẳng. Sửa đổi Hiến pháp, luật bầu cử và tiến hành bầu cử tự do, công bằng.

Làm được điều này, đảng CSVN không chỉ xây dựng được quan hệ đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ. Mà còn hòa hợp, hòa giải dân tộc và đoàn kết được tất cả người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước trong việc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc. Giải pháp duy nhất mà VN có thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia đó là đảng CSVN phải cải thiện và tôn trọng nhân quyền, dân chủ hóa xã hội, xây dựng các mối quan hệ đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây.

Hà Nội, ngày 14-5-2014
LS Nguyễn Văn Đài