Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

NHÂN NÓI VỀ XÂY DỰNG LẠI BẢO TÀNG LỊCH SỪ VIỆT NAM



Dự án Bảo tàng Lịch sử quốc gia: 11.277 tỉ đồng
TT - Bộ Xây dựng vừa có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch - đầu tư đề nghị thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Nhiều chuyên gia khuyến cáo công trình hoành tráng này đang thực hiện theo quy trình ngược.
Dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia có tổng mức đầu tư 11.277 tỉ đồng, chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày do Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch thực hiện. Bộ Xây dựng cho biết mục tiêu của dự án là xây dựng một bảo tàng hiện đại, có khoa học công nghệ tiên tiến với quy mô đầu tư, diện tích lớn để khắc phục những hạn chế về nội dung, diện tích, tính chất và quy mô nội dung trưng bày hiện tại, đáp ứng tốt việc bảo tồn, lưu giữ, sưu tầm, trưng bày hiện vật; vận hành, quản lý khai thác sử dụng và đào tạo; phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu khoa học, học tập, giảng dạy, phổ biến tri thức về lịch sử, văn hóa, khoa học của đất nước.
Dự án có bốn hạng mục chính gồm: tòa nhà chính; khu tưởng niệm danh nhân; khu trưng bày ngoài trời; hạng mục kỹ thuật phụ trợ, cây xanh, cảnh quan. Trong đó, tòa nhà chính được xây dựng trên khu đất hơn 20.000m2, diện tích sàn xây dựng gần 90.000m2, chiều cao tối đa 32,5m. Tòa nhà này có một tầng hầm và sáu tầng nổi, bao gồm kho lưu giữ hiện vật vô cơ và hữu cơ qua các thời kỳ, thời đại; không gian để trưng bày, tái hiện lịch sử, chuyên đề, sưu tập...; trung tâm bảo quản và phục chế; khu khám phá sáng tạo; hội trường, các phòng hội họp, hội thảo, chiếu phim phục vụ công tác nghiên cứu, học tập, tìm hiểu và giao lưu trao đổi kiến thức cộng đồng...
Khu tưởng niệm danh nhân có diện tích xây dựng khoảng 1.520m2, gồm nhà tưởng niệm đặt các tượng, danh sách tên danh nhân được tôn vinh và hiện vật của họ (nếu có).
Khu trưng bày ngoài trời sẽ trưng bày những hiện vật lớn; tái tạo không gian lịch sử; không gian văn hóa, kiến trúc đặc sắc; không gian hoạt động văn hóa, trình diễn.
Ðịa điểm xây dựng bảo tàng được xác định tại khu đô thị mới Tây Hồ Tây, huyện Từ Liêm, Hà Nội trong quy hoạch chi tiết xây dựng công viên Hữu nghị và Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Diện tích sử dụng đất của bảo tàng là 10ha, trong đó diện tích xây dựng công trình khoảng 30.000m2, diện tích trưng bày ngoài trời khoảng 30.000m2, diện tích dành cho hoạt động văn hóa cộng đồng khoảng 10.000m2, diện tích cây xanh, sân vườn, đường giao thông nội bộ khoảng 30.000m2.
Dự án đầu tư xây dựng công trình Bảo tàng Lịch sử quốc gia được Chính phủ giao Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư. Chủ quản lý sử dụng và chủ đầu tư dự án thành phần (phần nội dung và hình thức trưng bày) là Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch. Thời gian thực hiện dự án được đề xuất từ tháng 11-2012 đến tháng 5-2016. Tổ chức nghiệm thu và bàn giao cho chủ quản lý sử dụng công trình từ tháng 7-2016.
T.PHÙNG

BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM NGUYÊN LÀ MUSEE LOUIS FINOT XÂY NĂM 1926

 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội hiện nay vốn là Bảo Tàng Louis Finot, thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ (Musée Louis Finot de l'Ecole française d'Extrême-Orient, Hanoi (EFEO)...

Do nhu cầu bảo tồn các hiện vật lịch sử nên EFEO đã xây dựng vào năm 1926 bảo tàng Louis Finot mang tên vị giám đốc EFEO thời bấy giờ.

 

LOUIS FINOT GIÁM ĐỐC EFEO

 

Trước sau, bảo tàng Louis Finot ngày ấy cũng như Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam bây giờ đã tồn tại được 86 năm. Với thời gian ngót một thế kỷ, nước Việt Nam đã trải qua biết bao biến thiên… Với không gian hạn chế của tòa bảo tàng ngày nay làm sao có thể chứa đựng ào ạt những hiện vật của lịch sử để lại (chưa nói tới sự trưng bầy một cách khoa học).

Nên việc xây dựng một viện bảo tàng khác cho lịch sử Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu chủ quan, khách quan của nó là một việc cần thiết.

Những hiện vật, những sự kiện, các nhân vật lịch sử còn đang nóng hổi, không bảo tồn kịp thời để đến lúc nó nguội lạnh, thất lạc mới hối hả đi sưu tầm là một việc làm dại dột. Đừng để rơi vào tình trạng phải trục vớt những con tầu đắm mới có hiện vật trưng bầy.

Nhưng làm lịch sử với quan điểm nào? Có khách quan nhìn nhận phân tích không? Hay chỉ  như những chú ngựa kéo "xe đòn" bị hai miếng da che hai bên mắt, chỉ được nhìn một chiều và đi thẳng mà thôi. Dưới thời đại "Duy vật biện chứng" "Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa"… E rằng các nhà nghiên cứu lịch sử dưới chế độ cộng sản, cũng khó bề hoạt động cho đúng chính kiến của mình.

Làm thế nào để bất kỳ khách tham quan nào, sau khi đi một vòng có thể khái quát được những nét chính của xã hội Việt Nam qua các giai đoạn, các thời kỳ, các chế độ mà không chỗ nào bị giản lược, bị che giấu, thậm chí bị xuyên tạc. Không đơn giản chỉ có "Cách Mạng" mà còn có phong kiến, có cả phản cách mạng nữa…

Victor Hugo đã nói về lịch sử:

« Lịch sử là gì? Là tiếng vang của quá khứ đến tương lai, là sự phản xạ của tương lai về quá khứ. »

Đó là tính khách quan, là thái độ trung thành với lịch sử.

Trong bảo tàng ngoài vị trí của lá cờ đỏ sao vàng, còn có cờ vàng đỏ vàng của thời Bảo Đại, còn có cờ của Quốc Dân Đảng, cờ Quẻ Ly thời Trần Trọng Kim, có cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa, cờ Xanh đỏ, sao vàng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng v.v… Có ảnh Cụ Hồ, ông Giáp thì cũng có ảnh Bảo Đại, Nguyễn Thái Học, thậm chí Nguyễn Hải Thần, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu v.v… Ai cũng có vị trí lịch sử của mình. Nếu không nó sẽ chỉ còn là Bảo tàng Lịch Sử Việt Minh chứ không thể là bảo tàng Lịch Sử Việt Nam nữa.

Háy làm như Wikipédia Việt Nam (Bách khoa toàn thư mở) đã làm và đang làm.

Chúng tôi, dân chúng Việt Nam. Trong và ngoài nước, đặt hết kỳ vọng vào các nhà nghiên cứu, các nhà làm sử Việt Nam, vì ngoài các ông ra còn ai vào đây nữa để gánh vác nhiệm vụ lịch sử này. Đừng vô cảm, vô tâm làm lãng phí hàng chục nghìn tỉ của dân chúng đang thắt lưng buộc bụng từng ngày.

Xin đừng đánh đàn theo kiểu mấy ông trong clip Video dưới đây:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét