LÂM SÀNG
Trốn chui trốn nhủi gần hết đời
người, tới năm 80 tuổi thì bị tóm đầu nhốt vào viện. Nói như thế có
nghĩa là cả đời tôi, bây giờ tôi mới biết mùi bệnh viện (Không kể cái
lần mẹ tôi sinh tôi),
Cái bệnh viện đã tóm được tôi là bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện dành cho
nam giới có mức lương chuyên viên 2 trở lên và nữ giới là chuyên viên 1
trở lên.
Ngày trước bệnh viện này có cái tên dài hơn là bệnh viện Hữu nghị Việt Xô. Nó nguyên là bệnh xá 303 thành lập năm 1950 ở Việt Bắc để chăm lo sức khỏe cho cán bộ, nhân viên cơ quan Đảng và Chính phủ trong thời gian kháng chiến. Hòa bình lập lại Bệnh xá 303 được chuyển về bệnh viện 108 (Đồn Thủy) (Bệnh viện này được Pháp thành lập năm 1891, dành cho các bệnh nhân là hạ sĩ quan và binh sĩ quân đội Pháp (Pavillons des Sous-Officiers et Soldats), bệnh viện mang tên người ký quyết định thành lập là Toàn quyền Jean Marie de Lanessan (Hôpital de Lanessan}.
Bệnh xá 303 năm 1955 được mở rộng thành bệnh viện. Năm 1958 bệnh viện 303 hợp nhất với bệnh viện Hồng thập tự Liên Xô và lấy tên là Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, tọa lạc trên phần đất của bệnh viện 108 cắt ra, nhiệm vụ nó vẫn như cũ, nhưng đối tượng của nó là những "hạt giống đỏ" thì đã dần xa lánh nó vì nó không được tín nhiệm bằng người anh em của nó là Bệnh viện Quân Dội 108.
Ngày trước bệnh viện này có cái tên dài hơn là bệnh viện Hữu nghị Việt Xô. Nó nguyên là bệnh xá 303 thành lập năm 1950 ở Việt Bắc để chăm lo sức khỏe cho cán bộ, nhân viên cơ quan Đảng và Chính phủ trong thời gian kháng chiến. Hòa bình lập lại Bệnh xá 303 được chuyển về bệnh viện 108 (Đồn Thủy) (Bệnh viện này được Pháp thành lập năm 1891, dành cho các bệnh nhân là hạ sĩ quan và binh sĩ quân đội Pháp (Pavillons des Sous-Officiers et Soldats), bệnh viện mang tên người ký quyết định thành lập là Toàn quyền Jean Marie de Lanessan (Hôpital de Lanessan}.
Bệnh xá 303 năm 1955 được mở rộng thành bệnh viện. Năm 1958 bệnh viện 303 hợp nhất với bệnh viện Hồng thập tự Liên Xô và lấy tên là Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, tọa lạc trên phần đất của bệnh viện 108 cắt ra, nhiệm vụ nó vẫn như cũ, nhưng đối tượng của nó là những "hạt giống đỏ" thì đã dần xa lánh nó vì nó không được tín nhiệm bằng người anh em của nó là Bệnh viện Quân Dội 108.
Cách đây 86 năm, vào năm 1925, bố tôi bị sốt rét nặng đã phải đưa từ Hà Giang về nhà thương Đồn Thủy điều trị, vào năm nay 2011 con của cụ đã theo gót cụ vào đây (Bệnh viện Hữu Nghị thực ra đã ra đời trên mảnh đất "nhượng địa" của bệnh viện 108 tức Nhà thương Đồn Thủy xưa kia).
Cảm nhận ban đầu
Tôi vốn có thiên kiến xấu với bệnh viện và đã từng nói với mọi người: "Ở
trên đời có hai nơi không nên bén mảng tới, dù có được mời chào nhiệt
tình đến mấy, đó là trại giam và bệnh viện", vì đến những nơi đó thường
phải giao tiếp với một thứ ngôn ngữ khó chấp nhận, hai ông Công An và
Bác Sĩ thường có lối nói trống không, xách mé và chỏng lỏn "hạ mục vô
nhân". Công An chắc được học thư ngôn ngữ mang tính trấn áp, còn bác sĩ
thì không biết vì sao cũng áp dụng lối giao tiếp "hỏi cung" thiếu lịch
sư, thậm chí thiếu lễ phép với những người già cả như vậy?
Lần này vào viện tôi đã thấy một thứ ngôn ngữ mang tình người ở các bác
sĩ, duy Y tá thì còn có vẻ "hách" hơn bác sĩ (một số thôi). Thôi thế
cũng được, không đến nỗi nào.
Nhận bộ đồng phục bệnh nhân, tôi gọi điện báo với người thân : "Đã vào "Trại" Thần Kinh, Nhà số 6, "Xà Lim" só 211!". Tuy cùng chung một phòng, nhưng tôi coi 2 ông bạn như hai ông hàng xóm, vì không họ hàng, không quan hệ thì đích thị là hàng xóm láng giềng chứ còn gì nữa? 3 người thì mỗi người một bệnh, cách điều trị cũng khác nhau, người uống thuốc, người tiêm, tôi thì truyền dịch tĩnh mạch. Mỗi lần truyền cũng phải bất động từ 4 tiếng đến 6 tiếng đồng hồ, nằm thẳng cẳng trên giường, mặc cho khách quan diễn biến. Rủi cho tôi gặp phải hai ông láng giềng "xấu bụng", các ông xả chất thải nhoe nhoét ra giường, người không có trách nhiệm đều lánh hết ra ngoài, vì không muốn bị nhốt chung trong hố xí, riêng tôi vẫn phải bất động chịu trận với bầu không khí nồng nặc. Thứ hương đó có ám vào tôi cũng không sao, chỉ lo cho gói bánh mì đang để trên mặt tủ chịu tai nạn không khác gì bị "ỉa" thẳng vào chạn. Nằm đó mà đầu óc liên tưởng đến khẩu hiệu "…láng giềng tốt…" Ôi!
Phòng tôi nằm ở cuối dẫy, sát với "Nhà lạnh" của Nhà tang lễ Trung ương Quân đội. Người trong phòng đều kêu nóng, tôi giải thích, các vị thử quan sát cái tủ lạnh, muốn làm lạnh bên trong nó thường thải cái nóng ra ngoài. Cái "hãng kem 5 Trần Thánh Tông" cũng thế! Không biết lời nói đùa đó có làm các vong bên đó phật ý hay không mà tôi đã bị quật ngã, một cái ngã như trời giáng, đổ xập xuống mà hai tay không đỡ được, đầu và mặt đập thẳng xuống sàn, vang lên một tiếng bốp giữa đêm khuya, như ai đó ném một cái mõ to xuống đất.
Ngày đầu tiên vào viện, tôi được lấy máu, nước tiểu để xét nghiệm, sau đó đi chụp phổi, điện tim và siêu âm ổ bụng, hết một vòng, vừa về đến giường thì y tá báo đi chụp cộng hưởng từ ngay, theo chương trình thì việc này đáng ngày mai mới phải làm, chắc là lịch có chỗ trống. Đi theo cô y tá sang phòng chụp, cô y tá bàn giao hồ sơ cho kíp trực. Vợ chồng tôi ngồi chờ ở mấy cái ghế trống trong phòng, đang hồi hộp ngơ ngác thì nghe một giọng lanh lảnh phán: bệnh nhân ra ngồi đợi ở ngoài, bao giờ gọi đến tên mới được vào. Vợ tôi vội dìu tôi ra ngoài hành lang, ngồi chưa ấm chỗ đã thấy trong phòng, có người gọi đến tên, tôi đẩy cửa vào phòng, thì một anh bác sĩ nói giọng miền nam, "Mời bác vào đây". Theo anh bác sĩ vào phòng trong, dưới ánh đèn vàng là một cỗ máy gần hết chiều dài căn phòng, cạnh cỗ máy có cái bục gỗ, tôi tiến lại định bước lên, thì anh bác sĩ ngăn lại: Từ từ đã bác! Lúc đó tôi mới nhìn kỹ, thì ra trên cỗ máy có một người đàn bà chừng 40 tuổi đang nằm trên đó.
Tôi nằm thay vào chỗ người đàn bà vừa nằm, từ cổ trở lên được chèn chặn cả ba phía, chiếc máy từ từ đưa tôi vào sâu phía trong. Máy rung nhè nhẹ cảm giác trong không khí lành lạnh như máy bay đang ở độ cao mười ngàn mét, Ngay lúc đó nhiều tiếng động vang lên, nghe như tiếng máy dập, máy khoan… những tiếng ồn công nghiệp cũng không làm tôi lãng được ý nghĩ trong đầu: -" Giá cứ để người đàn bà ở đó cùng với tôi mà "cộng hưởng từ… từ" thì cũng hay đấy nhỉ? Nghĩ thế nhưng cũng lo, nhỡ cái máy này nó phát hiện ra được những ý nghĩ trong đầu thì cũng phiền… Chụp xong, ra ngoài hỏi bà vợ có thấy gì? Vợ tôi trả lời: -"Thấy cái xương sọ và 2 hốc mắt!" Thế là yên tâm.
Nhận bộ đồng phục bệnh nhân, tôi gọi điện báo với người thân : "Đã vào "Trại" Thần Kinh, Nhà số 6, "Xà Lim" só 211!". Tuy cùng chung một phòng, nhưng tôi coi 2 ông bạn như hai ông hàng xóm, vì không họ hàng, không quan hệ thì đích thị là hàng xóm láng giềng chứ còn gì nữa? 3 người thì mỗi người một bệnh, cách điều trị cũng khác nhau, người uống thuốc, người tiêm, tôi thì truyền dịch tĩnh mạch. Mỗi lần truyền cũng phải bất động từ 4 tiếng đến 6 tiếng đồng hồ, nằm thẳng cẳng trên giường, mặc cho khách quan diễn biến. Rủi cho tôi gặp phải hai ông láng giềng "xấu bụng", các ông xả chất thải nhoe nhoét ra giường, người không có trách nhiệm đều lánh hết ra ngoài, vì không muốn bị nhốt chung trong hố xí, riêng tôi vẫn phải bất động chịu trận với bầu không khí nồng nặc. Thứ hương đó có ám vào tôi cũng không sao, chỉ lo cho gói bánh mì đang để trên mặt tủ chịu tai nạn không khác gì bị "ỉa" thẳng vào chạn. Nằm đó mà đầu óc liên tưởng đến khẩu hiệu "…láng giềng tốt…" Ôi!
Phòng tôi nằm ở cuối dẫy, sát với "Nhà lạnh" của Nhà tang lễ Trung ương Quân đội. Người trong phòng đều kêu nóng, tôi giải thích, các vị thử quan sát cái tủ lạnh, muốn làm lạnh bên trong nó thường thải cái nóng ra ngoài. Cái "hãng kem 5 Trần Thánh Tông" cũng thế! Không biết lời nói đùa đó có làm các vong bên đó phật ý hay không mà tôi đã bị quật ngã, một cái ngã như trời giáng, đổ xập xuống mà hai tay không đỡ được, đầu và mặt đập thẳng xuống sàn, vang lên một tiếng bốp giữa đêm khuya, như ai đó ném một cái mõ to xuống đất.
Ngày đầu tiên vào viện, tôi được lấy máu, nước tiểu để xét nghiệm, sau đó đi chụp phổi, điện tim và siêu âm ổ bụng, hết một vòng, vừa về đến giường thì y tá báo đi chụp cộng hưởng từ ngay, theo chương trình thì việc này đáng ngày mai mới phải làm, chắc là lịch có chỗ trống. Đi theo cô y tá sang phòng chụp, cô y tá bàn giao hồ sơ cho kíp trực. Vợ chồng tôi ngồi chờ ở mấy cái ghế trống trong phòng, đang hồi hộp ngơ ngác thì nghe một giọng lanh lảnh phán: bệnh nhân ra ngồi đợi ở ngoài, bao giờ gọi đến tên mới được vào. Vợ tôi vội dìu tôi ra ngoài hành lang, ngồi chưa ấm chỗ đã thấy trong phòng, có người gọi đến tên, tôi đẩy cửa vào phòng, thì một anh bác sĩ nói giọng miền nam, "Mời bác vào đây". Theo anh bác sĩ vào phòng trong, dưới ánh đèn vàng là một cỗ máy gần hết chiều dài căn phòng, cạnh cỗ máy có cái bục gỗ, tôi tiến lại định bước lên, thì anh bác sĩ ngăn lại: Từ từ đã bác! Lúc đó tôi mới nhìn kỹ, thì ra trên cỗ máy có một người đàn bà chừng 40 tuổi đang nằm trên đó.
Tôi nằm thay vào chỗ người đàn bà vừa nằm, từ cổ trở lên được chèn chặn cả ba phía, chiếc máy từ từ đưa tôi vào sâu phía trong. Máy rung nhè nhẹ cảm giác trong không khí lành lạnh như máy bay đang ở độ cao mười ngàn mét, Ngay lúc đó nhiều tiếng động vang lên, nghe như tiếng máy dập, máy khoan… những tiếng ồn công nghiệp cũng không làm tôi lãng được ý nghĩ trong đầu: -" Giá cứ để người đàn bà ở đó cùng với tôi mà "cộng hưởng từ… từ" thì cũng hay đấy nhỉ? Nghĩ thế nhưng cũng lo, nhỡ cái máy này nó phát hiện ra được những ý nghĩ trong đầu thì cũng phiền… Chụp xong, ra ngoài hỏi bà vợ có thấy gì? Vợ tôi trả lời: -"Thấy cái xương sọ và 2 hốc mắt!" Thế là yên tâm.
Lan man suy nghĩ Trong thời gian điều trị, tôi được truyền 12 bịch muối đẳng trương, mỗi bịch nửa lít, vị chi 6 lít nước theo đường tĩnh mạch hòa vào máu của tôi, không biết phủ tạng điều hòa ra sao, nhưng tôi cứ cho rằng nó đã làm loãng các thứ trong người tôi từ thể xác đến tư duy, nên nhiều ý nghĩ lạ lùng bỗng nẩy nòi trong tôi không hạn chế. Ý nghĩ thứ nhất là việc tổ chức tang lễ. Tôi phản đối việc có người đọc điếu văn cho mình, vì thế mình phải thay thế vào thứ nghi thức đó bằng một cái gì đấy? Đêm nằm tôi chế ra một thứ "Lời gửi lại", đại loại như dưới đây:
"Các bạn thân mến! Lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng các bạn cho phép tôi phá cách một thứ lệ quen, đó là đọc điếu văn, vì các bạn đọc thì các bạn nghe, chứ cái xác tôi còn cảm nghĩ gì nữa? Cũng đừng bắt tôi phải nghe "Đêm khuya âm u ai đánh đu trên nóc nhà (khóc than trong gió đàn)…" hoặc "Mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng…" mà hãy cho tôi nghe lại hai bài hát của Đặng Thế Phong là Con Thuyền Không Bến và Vạn Cổ Sầu (Giọt Mưa Thu) Hai bài đã theo những bước đường "kháng chiến" của tôi. Năm 1946 trong bộ đại y nhuộm nâu, chiếc mũ phớt xanh ve chai (vert bouteille) trên đầu và đôi giầy bát két dưới chân, trong túi là bao thuốc lá Phi Líp Mo Rít, tôi đã làm cuộc đổi đời. Nếu cuộc đời như một dãy núi thì tôi đã đi gần hết dãy, nhưng toàn đi ở lưng chừng núi, chưa lên được bất kỳ một đỉnh cao nào, nhưng với những đỉnh cao mà tôi đã lập ra được thì nói một cách khiêm tốn: không ít đỉnh mà người khác có theo cũng khó. Nhưng tựu trung đó cũng chỉ là những điều nhạt nhẽo, hết sức vô vị.. Giờ đây tôi cảm thấy mình như một anh "kép già" hết vai diễn đã đến lúc phải rời xa sân khấu. Ao ước cuối cùng là trên tấm bia mộ ghi cho tôi dòng chữ: "Một diễn viên đã hết vai diễn…" là đủ ý nghĩa, không mong muốn gì hơn, Tôi ra đi là được về với cõi thần tiên, nơi trước đó tất cả chúng ta đều sống chung vui vẻ, do phạm tội mà phải đầy xuống trần ai. Những kẻ chết non là vì tội nó nhẹ nó được thoát xác sớm, còn những đứa già là đứa tội nặng, phải đầy ải nhiều hơn. Chúc các bạn ở lại với những tội đồ mà mình chưa trả hết sớm được như tôi." Dù đa quậy phá thế nào thì tôi cũng nguyện với các bạn sẽ là một "con ma ngoan". Hãy tin như thế."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét