BLOG NGỎ 24/24
Bản kiến nghị về
biện pháp chống tham nhũng.
biện pháp chống tham nhũng.
Nguyễn
văn Hoan. Số thẻ CLB Thăng long: 76/07
Báo cáo
tại Câu lạc bộ Thăng Long Ngày 14 Tháng 3
Năm 2012.
I)
Đặt vấn đề:
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và gần đây là Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 4 BCHTW khóa XI về
một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đánh giá tình trạng quan liêu
tham nhũng nói chung và tham nhũng nói riêng là rất nghiêm trọng. Nghị quyết
ghi: “ Quan liêu tham nhũng,lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện
tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội” “ làm giảm
lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của
đất nước”. Nghị quyết đã đề ra phải: “phòng ngừa và kiên quyết chống tham
nhũng, lãng phí”.
Đây là vấn đề mà vài chục năm nay, Đảng
và Nhà nước đã rất trăn trở. Nhiều Nghị quyết của Đảng và một hệ thống các văn
bản của Nhà nước đã được ban hành. Chẳng hạn:
-
Quyết định số 240HĐBT ngày 26/6/1990 v/v đấu tranh chống
tham nhũng.
-
Pháp lệnh ngày 26/02/1998 v/v chống tham nhũng.
-
Luật phòng chống tham nhũng ( số 55/ 2005/QH 11 ngày
29/11/2005)
-
Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 Quy định và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng ,chống tham nhũng.
-
Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 28/8/2006 về tổ chức,nhiệm
vụ và Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng.
-
Nghị Quyết số 249A/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 27/9/2007v/v tổ chức,nhiệm
vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban ChỈ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ về phòng chống tham nhũng
-
Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 hướng dẫn Luật
Phòng chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống
tham nhũng.
-
Quyết định số 13/2007/QĐ-Ttg ngày 24/01/2007 về việc thành lập
Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng.
-
Quyết định số 138/2009/QĐ-TTg ngày 09/12/2009 về tổ chức,
tên gọi,nhiệm vụ và quy chế hoạt động của bộ phận giúp việc BCĐ tỉnh, thành phố
trực thuộc TƯ về phòng chống tham nhũng.
-
Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 09/9/2008 của UBND Thành
phố Hà Nội v/v thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Thành phố Hà Nội.
-
Thông tư số 05/2011/TT-TTCPngày 10/01/2011 quy định về phòng
chống tham nhũng trong ngành Thanh tra.
-
Công văn số 1844/BC-BNVngày 09/12/2005 của Bộ Nội vụ về
phòng chống tham nhũng.
-
Chỉ thị số 05 CT- UBND ngày 07/3/2008 của UBND Tỉnh Cao Bằng
về thực hiện công tác phòng chống tham
nhũng, lãng phí.
-
Vân vân.
Tuy nhiên, qua Báo cáo định kỳ của Ban Chỉ đạo
PCTN và đánh giá của các Nghị quyết trên đây cho thấy tình hình tham nhũng chuyển
biến chưa đáng kể nếu không muốn nói là tiếp tục xấu đi.
Sở dĩ
như vậy, theo chúng tôi, do những nguyên nhân sau đây:
1)
Biện pháp chống tham nhũng chưa có tính chất đột phá: Cơ quan chống tham nhũng chỉ là một cơ
quan kiêm nhiệm với chức năng là chỉ đạo nhằm tác động vào hoạt động
bình thường của bộ máy nhà nước, hơn nữa” không làm cản trở hoạt động bình thường
của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền trong việc thực hiện chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định” ( Điều 2 Nghị quyết
số 1039/2006/NQ-UBTVQH11); chế độ làm việc của cơ quan này cũng mang
tính chất hành chính, thẩm quyền xử lý của cơ quan này chỉ chỉ là yêu cầu,
kiến nghị tức là chỉ có tính chất gián tiếp...Với một cơ quan như vậy
không thể thắng được sức ỳ, sự tiêu cực của Bộ máy nhà nước hiện nay.
2)
Chủ trương đặt Ban Chỉ đạo PCTN trong hệ thống hành pháp là
sai về đạo lý: Bộ máy hành chính quản lý toàn bộ các lĩnh vực tài chính, ngân
sách, đầu tư, tiêu chuẩn, chế độ, định mức, tài nguyên đất nước…..tức là “
trung tâm của tham nhũng” nay lại được giao cho nhiệm vụ chống tham nhũng, rõ
ràng là thất sách, sẽ bất lợi cho việc chống
tham nhũng.
3)
Thiếu tính chủ động, tích cực, quyết tâm, quyết liệt, triệt
để: Mặc dù chủ trương của Đảng rất là “kiên quyết”,Luật Phòng chống tham nhũng
đề ra nguyên tắc rất triệt để ( khoản 6 Điều 4) nhưng tinh thần chỉ đạo thể hiện
trong các văn bản, thậm chí trong một số điều của Luật lại tỏ ra hữu khuynh, né
tránh, không quyết liệt. Thí dụ: Điều 47 Luật PCTN:
Điều 47. Xác minh
tài sản
1)
Việc xác minh tài sản chỉ được thực hiện khi có quyết định của
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản.
2) Việc xác minh tài sản được tiến hành trong các trường
hợp sau đây:
a) Phục vụ
cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với
người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi xét thấy cần thiết;
b) theo yêu cầu
của cơ quan bầu cử hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
c) Có hành vi
tham nhũng.
Kê khai tài sản có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện
tham nhũng, tác động tâm lý để người phải kê khai phải kê khai trung thực….Nếu Cơ
quan chống tham nhũng không có quyền chủ động xác minh mà bị những điều kiện rất
chặt chẽ ràng buộc và chỉ được xác minh khi đã phát hiện tham nhũng thì sẽ hạn chế rất nhiều tác dụng của kê khai
tài sản, thậm chí vô hiệu hóa chế định này.
II)
Kiến nghị về biện pháp chống tham nhũng: Thay thế các Ban Chỉ đạo phòng chống tham
nhũng hiện nay bằng hệ thống các Cơ quan chống tham nhũng.
1)
Yêu
cầu: Những yêu cầu này chẳng những cần tuân thủ khi đề xuất kiến nghị này mà cả
khi thực hiện kiến nghị này, khi chọn nhân sự cho các cơ quan chống tham nhũng:
- Phải dựa vào luật tức là có căn cứ
pháp luật, phù hợp với pháp luật.
-
Phải tạo ra bước đột phá: Bản thân kiến nghị này đã tạo ra
bước đột phá; trong mọi hoạt động của Cơ quan chống tham nhũng cũng phải tạo ra
bước đột phá.Chúng ta rất dễ nhận thấy rằng, hiện nay, vũ khí tự phê bình và
phê bình hầu như đã vô hiệu, sự hoạt động của bộ máy nhà nước ta đang có những
trì trệ, tiêu cực nên dễ đẻ ra tham nhũng. Hoạt động của Cơ quan chống tham
nhũng chính là để tạo ra những cú hích, tạo ra chất xúc tác nhằm trong sạch và
lành mạnh hóa bộ máy nhà nước từ đó mà thúc đẩy hoạt động và tăng cường hiệu quả
quản lý nhà nước, giúp đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ nạn tham nhũng, trên cơ sở
đó, vũ khí tự phê bình và phê bình sẽ trở
lại sắc bén hơn.
-
Tích cực, chủ động: Chủ động tấn công vào tất cả những gì
liên quan đến tham nhũng: Những vụ việc
tồn tại lâu nay, những biểu hiện của thoái hóa biến chất….
-
Nghiêm túc, triệt để:
Không né tránh, không đùn đẩy; xử lý rứt điểm, đến cùng.
-
Kết hợp giáo dục thuyết
phục với cưỡng chế trừng trị; nhưng lấy cưỡng chế trừng trị làm bước khởi đầu.
2) Tổ
chức bộ máy chống tham nhũng:
Không đặt các cơ quan chống tham
nhũng trong hệ thống các cơ quan hành pháp mà đặt trong hệ thống các cơ quan lập
pháp ( cơ quan quyền lực). Điều 23 Luật tổ chức Quốc hội (số 30/2001/QH10 ngày
25/12/2001)Quy định: “ Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời
để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định”. Dựa
vào điều luật này, Quốc hội sẽ thành lập “ Ủy ban đặc biệt về chống tham nhũng”
bên cạnh 9 Ủy ban hiện có. ( Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Quốc hội- số 83/2007/QH11ngày 11/4/2007). Tại các Hội đồng nhân dân địa phương
cũng lập thêm “Ban chuyên trách về chống tham nhũng”bên cạnh các ban khác hiện
có ( Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11
ngày 26/11/2003). Như vậy hệ thống cơ quan chống tham nhũng này thay thế hoàn
toàn các Ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng hiện tại (Nghị quyết số
1039/2006/NQ-UBTVQH11ngày 28/8/2006 và Nghị
quyết số 249A/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 27/9/2007):
A) Về cơ cấu tổ chức:
* Bộ phận đầu não:
-
Ở Trung ương gồm: Uỷ ban đặc biệt về chống tham nhũng và Văn phòng
ủy ban chống tham nhũng
-
Ở địa phương gồm: Ban chuyên trách về chống tham nhũng và
Văn phòng Ban chuyên trách về chống tham nhũng ở các cấp HĐND.
* Bộ phận thừa hành: Cả Trung
ương và địa phương đều gồm các ngành: Thanh tra,Công an, Kiểm sát,Tòa án, Văn
hóa – thông tin, Quốc phòng, Ban Nội chính, Ủy ban kiểm tra đảng.
B) Về
nhân sự:
Ủy ban đặc biệt về chống tham nhũng:
-
Chủ nhiệm và các Phó chủ nhiệm và các ủy viên do Quốc hội bầu
-
Các Ủy viên khác: Do UBTVQH trưng tập từ cấp phó của các
ngành trên đây.
Ban chuyên trách về chống tham nhũng:
-
Trưởng ban và các phó ban và các thành viên do Hội đồngnhân
dân bầu
-
Các thành viên khác do Thường trực HDND trưng tập từ cấp phó
của các ngành trên đây.
Các cơ quan trên (Ủy ban đặc biệt về CTN, các Ban chuyên trách về CTN)
có thể chọn một số cán bộ nghỉ hưu từ các ngành hữu quan làm việc theo chế độ
tình nguyện.
C) Về
thủ tục thành lập:
* Ở Trung ương:
-
Quốc hội cần ban hành luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc
hội, Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Phòng chống tham nhũng theo các nội dung
trên đây.
-
UBTVQH ra Nghị quyết về Quy chế hoạt động của Ủy ban đặc biệt
về chống tham nhũng, trưng tập các ủy viên làm việc tại Uỷ ban này.
-
Chủ nhiệm Ủy ban đặc biệt về chống tham nhũng ra văn bản
thành lập Văn phòng Ủy ban chống tham nhũng và quyết định về nhân sự cho văn
phòng này
* Ở địa phương:
-
HĐND ra Nghị quyết về Quy chế hoạt động của Ban chuyên trách
về chống tham nhũng.
-
Thường trực HĐND trưng tập các thành viên làm việc tại Ban
chuyên trách về chống tham nhũng.
-
Trưởng Ban chuyên trách về chống tham nhũng ra văn bản thành
lập Văn phòng Ban chuyên trách về chống tham nhũng và quyết định nhân sự cho
Văn phòng này.
3) Đặc
điểm về hoạt động của các cơ quan chống tham nhũng;
-
Đây là các cơ quan làm việc chứ không phải cơ quan chỉ đạo,
quản lý.., chỉ làm nhiệm vụ chống tham
nhũng còn những việc liên quan đến phòng tham nhũng, những việc có tính chất
hành chính sẽ giành cho Bộ máy nhà nước.
-
Bộ phận đầu não sẽ định ra chủ trương, phương hướng, kế hoạch,
biện pháp chống tham nhũng; bộ phận thừa hành vẫn tại vị trong các ngành sẽ thực hiện nhiệm vụ
được bộ phậnđầu não phân công bằng bộ máy và nghiệp vụ chuyên môn của mình , đảm
bảo cho công tác chống tham nhũng đạt hiệu quả.
-
Nhiệm vụ chính trị của các cơ quan chống tham nhũng là điều tra
việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch, xây dựng và thực hiện các chế
độ, định mức, tiêu chuẩn, thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, chuyển đổi vị
trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức, trách nhiệm của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xẩy ra tham nhũng; điều tra hoạt động truy tố,
xét xử đối với vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, điều tra những vụ vịêc khiếu kiện đông người, kéo dài, những vụ
việc phương tiện thông tin đại chúng phát hiện, cung cấp, đưa tin mà dư luận xã
hội đặc biệt quan tâm.
-
Các cơ quan chống tham nhũng sẽ sử dụng tối đa thẩm quyền của
cơ quan quyền lực để đảm bảo mọi yêu cầu, quyết định, kiến nghị của mình được
thực hiện nghiêm túc . Những người do cơ quan quyền lực bầu, bổ nhiệm sẽ bị xử
lý theo luật định khi cấp dưới của họ có hành vi bao che cho những người tham
nhũng, không chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định, yêu cầu, kiến nghị của cơ
quan chống tham nhũng.
III) Kết luận:
Vịêc thay thế các Ban chỉ đạo phòng chống tham
nhũng bằng các Cơ quan chống tham nhũng theo kiến nghị này có ý nghĩa quan trọng
trong việc đảm bảo cho công tác chống tham nhũng đạt kết quả. Tuy nhiên công
tác nhân sự (chọn được những người có đủ năng lực và phẩm chất như điểm 1.II
trên đây) cho các cơ quan này mới có ý nghĩa quyết định./.
Hà
Nội ngày
8 tháng 3 năm 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét