BLOG NGỎ 24/24
Ông HoanNguyen
người thuê nhà đầu tiên.
Chính
sách cái thòng lọng.
Tình
trạng giá cước dịch vụ đua nhau tăng là nỗi
ám ảnh không nhỏ đối với người tiêu dùng ở nước ta. Từ phí trông giữ xe
cộ, phí vệ sinh môi trường, phí dịch vụ khu chung cư, giá nước sinh hoạt, giá
điện thoại đến giá điện sinh hoạt vân vân và vân vân không loại nào chịu kém loại
nào. Vừa qua giá xăng dầu được tranh cãi rùm beng, thậm chí nhà nước phải tiến
hành kiểm toán tìm ra những điểm vô lý rồi nhưng bên cung vẫn cứ tăng giá. Còn
lại cứ lẳng lặng mà tăng, chẳng cần bàn cãi. Tình trạng cước dịch vụ ở ta chẳng
khác gì cái thòng lọng của bên B, khi bên A đã chui vào rồi, mà bắt buộc phải
chui vào, bên B cứ thế mà thít. Thí dụ: Dịch vụ truyền hình cáp VN.
Ngày
23/7/2012, Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Truyền hình
cáp VN ra Quyết định số 330 QĐ-VCTV v/v điều chỉnh giá thuê bao dịch vụ truyền
hình cáp VN tại Hà Nội, tăng giá thuê bao 1 Ti vi lên 110.000 đồng/tháng từ
1/9/2012. Như vậy, kể từ năm 2006, giá thuê bao của truyền hình từ 45.000 đồng,
qua 80.000 đồng tới lần này, tăng lên gần 2.5 lần.
Rõ
ràng ở đây tồn tại những điều bất hợp lý:
- Qua 6 năm, thu nhập của người dân tăng bao nhiêu lần mà giá cước tăng
lên 2,5 lần. Đợt này, lương cơ bản chỉ tăng 26,5% mà giá cước tăng tới 37,5%
thì có nâng cao đời sống vật chất của nhân dân như chủ trương của Đảng và Nhà
nước hay không?
-
Đã là hợp đồng, tại sao 1 bên lại tự quyết định thay đổi điều khoản cơ bản của
hợp đồng (giá cả) như vậy?
Về hình thức, việc làm trên đúng
là một hành vi hành chính, bên cung ra
quyết định quản lý (Quyết định 330 QĐ-VCTV trên đây) để bắt buộc bên cầu phải
thực hiện. Thực ra, trong “Hợp đồng cung cấp và sử dụng truyền hình cáp”, bên B
cũng đã rào trước rất chặt: “Sau thời hạn 2 năm kể từ ngày ký hợp đồng, nếu có
thay đổi, bên B sẽ có thông báo bằng văn bản hoặc trên phương tiện thông tin đại
chúng. Khi đó giá thuê bao sẽ được thu theo qui định mới”. Giả sử có tăng số lượng chương trình và phí mua bản quyền
thì giá có tăng đến mức như vậy không? Rõ ràng, lời văn của Hợp đồng cũng thể
hiện sự độc quyền của bên B chứ không phải là quan hệ dân sự.
Bên B cũng có thể trả lời rằng: Quan hệ dân sự
đấy, không thích thì chuyển sang Truyền hình Hà Nội, hoàn toàn tự nguyện! Nhưng
chuyển sang truyền hình Hà Nội thì cũng thế mà thôi. Bởi đây không phải là giao
lưu dân sự thông thường mà một bên quan hệ là Nhà nước và khách thể thuộc về lợi
ích công cộng. Nói cụ thể hơn, máy móc trang thiết bị của truyền hình thuộc tài
sản nhà nước, dùng để phục vụ đời sống văn hóa của nhân dân, vậy bên B không thể
đơn phương ra quyết định về giá cước dịch vụ.
Tóm
lại, để khắc phục những điều bất hợp lý dẫn chứng trên đây, tất cả những cước dịch vụ mang tính chất lợi
ích công cộng đều phải có sự điều tiết của nhà nước, không thể để bên B tự
tung tự tác. Chỉ có như vậy mới có thể vô hiệu hóa được chính sách cái thòng lọng
của bên cung và như vậy, người tiêu dùng – người dân – mới thoát được nạn bắt
chẹt./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét