VẪN MỘT CHỦ ĐỀ
Theo góp ý của Facebooker Duong Hong, hôm nay
tôi gửi tới các bạn thêm một bài nữa về chủ đề Trại Giam. Tôi hiểu rằng
đây là một địa điểm không phải ai cũng đến được và là một nơi mà các bạn
cũng như tôi, dù có được mời mọc thịnh tình đến đâu cũng phải biết
tránh xa hai nơi này: Trại Giam và Bệnh Viện.
Đây là một nơi trú ngụ bất đắc dĩ.
Trước đây, Anh đã từng chĩa súng vào đầu người ta mà “đòm” bây giờ bị
người ta tóm được, hãy tự hỏi lòng mình, trong trường hợp ngược lại thì
mình sẽ đối xử thế nào với đối phương? sẽ thấy những đối xử mà đối
phương dành cho mình ắt phải thế. Tóm lại đây không thể là một chốn
“thần tiên”, mà ngược lại 180 độ. Tuy thế câu chuyện tôi sẽ kể cho các
bạn nghe dưới đây thì đúng là một chốn “Thàn Tiên” giữa vùng khổ ải.
Trong trại Cải tạo Bình Minh, Thanh Oai, Hà Đông. Nay là Hà Nội.
NHÀ KHÁCH (trong một trại giam)
Lần nào lên thăm chồng, chị Hữu cũng lễ mễ, tay xách nách
mang. Thôi thì lỉnh kỉnh đủ thứ. Tất cả chỉ do người vợ quá thương
chồng. Mỗi lần như thế, bạn hữu anh đều có quà hậu hĩnh.
Trông thấy chị từ chỗ đường vòng ngoài cổng, hai tay hai xách lặc
lè, anh Quang phụ trách nhà khách, đã vội ra đón và đỡ tay cho chị.
- Gớm, chị mang những gì mà nặng thế ? đưa tôi đỡ nào !
- Không có chi, dạ ! tôi đi được mà.
Tuy chị nói thế, nhưng anh Quang vẫn đỡ cho chị chiếc làn
quá cỡ. Hai người vào đến nhà khách. Anh Quang bật quạt, mời chị ngồi
nghỉ, anh đi báo tin cho anh Hữu biết có chị lên thăm.
Chị Hữu cúi lục trong làn lấy chiếc khăn, lau qua khuôn mặt ửng hồng đẫm
mồ hôi. Nhìn quanh, ngoài vườn, những cây huệ, thược dược rực rỡ trong
nắng sớm đầu hè. Anh Quang đã quay lại với khay nước trên tay. Đưa mời
chị chén nước :
- Chị xơi nước, anh Hữu sắp ra. Để tôi báo cơm trưa.
Chị vội xua tay :
- Ấy thôi, cảm ơn anh. Tôi có mang theo mấy xuất bún chả, trưa nay mời anh cùng ăn với chúng tôi cho vui.
Chị cười, lấp ló chiếc răng vàng khoé miệng, nói thêm :
- Nhà tôi, anh ấy mê bún chả Ngã tư sở lắm !
- A ! bún chả, em thiệt là tuỵêt vời. Anh Hữu đã đứng ngay cửa, chị mừng rỡ kêu lên :
- Anh ! rồi đứng lên, bước tới. Anh dang tay đón, và đặt lên đôi má ửng
hồng của chị hai cái hôn thành tiếng : "chút chút", như hôn em bé vậy.
Với ông bà già cỡ lục tuần, làm thế có vẻ không được tự nhiên lắm. Nó có
gì như hơi phô diễn.
Anh vừa dìu chị vào ghế, vừa hỏi :
- Em độ rầy thế nào ?
- Thì Anh coi đó !
- Dung có khoẻ không em ? Dung là con gái lớn của anh chị. Đang quản lý một cái nhà khách của thành phố.
- Dạ, con nó vẫn thường, vừa theo học một lớp nghiệp vụ
ngắn ngày. Chị vừa trả lời vừa ngước nhìn anh. Trông anh vẫn phong độ,
chị nghĩ bụng. Da mặt bóng đỏ, hơi cớm nắng, trước khi ra đây, chắc đã
được kỳ cọ hơi kỹ. Nghĩ thế, chị bỗng mỉm cười. Nhìn anh ngậm trễ điếu
thuốc bên mép, chị hỏi :
- Lóng rày, anh hút thuốc à ?
- Lâu lâu, vui thì hút chơi chút !
- Anh Minh, anh Vĩnh có khoẻ không anh ? Chị chợt nhớ và hỏi thăm những người bạn của chồng.
- Cũng như anh, Tinh thần thoái mái, sinh hoạt điều độ, anh nào cũng lên cân.
Chị kể tiếp về những người bạn của hai vợ chồng và nói họ
gửi lời thăm, họ đòi gửi quà, nhưng nặng quá, chị không nhận.
Điếu thuốc không đốt, anh cứ mân mê hoài giữa những ngón tay,
chiếc nhẫn vàng hai chỉ cố tình như khoe, như nhắc nhở chị nghĩ tới
điều gì đó ?...
Chị ra ngoài một lát, lúc quay vào bưng theo một chồng bát đũa, chị nói với anh
- Em mời mãi mà anh Quang không chịu ăn với chúng mình,
thôi anh giúp em một tay, đói dữ rồi. Chị đổ túi nước chấm có lẫn đu đủ
ngâm ra cái bát to, còn những thứ khác chỉ mở gói và bầy lên bàn.
Chị, miệng tuy kêu đói nhưng ăn uống nhỏ nhẹ. Anh, không
"khách khí". Gắp rau, gắp chả, húp xoàn xoạt, nhai đu đủ rau ráu, xuýt
xoa vì ớt cay. Nhìn anh ăn mà thấy ngon lây. Ngược lại với ánh mắt sáng
lên vẻ thích thú của anh, ánh mắt chị bùi ngùi thương cảm. Chị khe khẽ
xua đuổi mấy con ruồi sợ nó dính vào chả mà anh không thấy.
Một ngày qua đi nhanh chóng, cả ngày hôm ấy chị nói nhiều hơn
anh. Những chuyện chị xắp xếp trong đầu từ nhà, lúc này bên anh, dường
như nó tứ tán hết. Chị lo không nhớ để kể hết với anh thì tội quá. Bình
thường chị vốn điềm đạm, chín chắn, sao hôm nay chị bẻo lẻo luôn miệng,
như dân gian thường ví : "mồm miệng không kịp kéo da non".
Lần trước lên thăm anh ở Hà Nam, chị vội về ngay, không ở lại,
nên không có cái cảm giác như hôm nay. Nhìn chiếc giường với đôi gối lạ
lẫm chị thấy ngài ngại. Một cảm giác giống như lần đầu ngồi trước món
hải sâm (đỉa bể), cứ thấy ghê ghê, ơn ớn. Mặc dù với anh chị, chuyện qua
đêm ở khách sạn trong các chuyến du ngoạn quốc ngoại trước đây, thưòng
vẫn diễn ra thoải mái.
Chị quay ra, khép đôi cánh cửa
buồng, rồi ngồi lại bên anh. Anh vòng tay qua, nhẹ ôm lấy chị. Một cảm
giác là lạ quen quen rõ nét dần, làm cả hai cùng thấy rạo rực. Có tiếng
gõ cửa nhè nhẹ, anh chị hơi xích xa ra một chút. Anh nói :
- Mời vào ! Anh Quang xách phích nước, đẩy cửa bước vào :
- Có phích nước mới, phòng đêm anh chị muốn dùng.
- Cảm ơn anh ! cả hai vợ chồng như cùng cất lên :
- Anh chu đáo quá !
- Chúc anh chị ngon giấc, chị hôm nay, đường xa chắc cũng
mệt, tôi xin phép. Nói rồi, anh quay ra, khép cửa lại, chặt hơn trước.
Chị khẽ hỏi :
- Có cần cài trong không anh ?
- Thôi khỏi, ở đây nghiêm lắm em ạ ! Em ngả lưng, nghỉ đi.
Anh âu yếm nói rồi bỏ bớt quần áo ngoài, tắt đèn nằm xuống cạnh vợ...
Không biết bao lâu rồi nhỉ ? Anh choàng tay lên người , ghé vào tai chị
:
- Em hồi này coi bộ mập ra đó ! - Dạ ! chị khẽ gỡ tay anh, rồi nhỏm dậy bỏ bớt áo ngoài.
Anh hồi hộp như ngày mới đón chị từ Quan Thánh về căn gác
nhỏ Ngã tư Sở, mới đó mà đã hơn ba chục năm rồi. Chị cũng thấy cái cảm
giác rụt rè, tưởng đã quên, bỗng từ đâu kéo về, làm một thiếu phụ đã
ngót lục tuần như chị cũng nóng bừng đôi má. Anh xoa tay lên bụng vợ,
bụng đã có một lớp mỡ, nhưng những nếp nhăn gấp của những lần mang thai
cũng vẫn gờn gợn sóng. Anh nhè nhẹ đặt lên má, rồi lên môi chị những nụ
hôn da diết. Những nụ hôn không phát ra tiếng kêu, không phô diễn.
Những nụ hôn của riêng đôi lứa.
Trong khoảnh khắc, cả
hai cùng tưởng như mình trẻ lại sau thời gian cách trở. Nhưng thực tế
khắc nghiệt, đã sớm chỉ cho họ cái giới hạn hạnh phúc không thể vượt
qua. Cái giới hạn họ phải cam chịu (!)
... Pháo đã kéo ra, nhưng loay hoay cách gì cũng không thể nào nổ được một phát!?
Sớm hôm sau, đợi chị Hữu mở rộng cửa, anh Quang mới mang
phích nước sôi vào đổi. Cái phích tối hôm trước vẫn đầy nguyên, như chưa
hề dùng đến. Anh Hữu vẫn quen nếp dậy sớm, đang tập thể dục ở ngoài
vườn.
Chị pha ấm trà mới, đợi anh vào uống. Câu nói
đầu tiên của chị sáng nay là khen anh Quang chu đáo quá, người đâu mà
thiệt tốt ! Anh Hữu cũng chỉ biết ậm ừ, vì lần đầu tiên, cũng như chị,
lần này anh mới biết anh Quang .
Nhưng anh Quang lại
biết rõ anh Hữu, từng mang hàm Trung Tướng quân đội Sài gòn và đã có
lần ra làm Phó Thủ tướng dưới cái chế độ đã bị đánh đổ.
Giá như vợ chồng anh Hữu cũng biết được rằng anh Quang, từng là một
cán bộ cấp Huyện, không may vướng vòng "lao lý". Cùng là trại viên như
nhau, nhưng được Trại phân công trông nom Nhà Khách.
Bài đăng phổ biến
-
Trước Hiểm Họa Mất Nước Một Lần Nữa: Nhắc Lại Chuyện Nhà Minh Cướp Sách Của Ta Đem Về Tàu TS. Phạm Cao Dương 嶺南摭怪列傳 – Lĩnh Nam ch...
-
Vương triều Nguyễn trị vì 143 năm (1802 -1945). Trong số 13 vị vua, Hàm Nghi và Bảo Đại vẫn nằm lại đất khách quê người. Những...
-
HÀ NỘI (NV) - Thủ tướng CSVN, ông Nguyễn Tấn Dũng, tỏ ý sẽ không từ chức sau khi bị một đại biểu Quốc Hội đặt câu hỏi đại ý là ông có nê...
-
ÚM BA LA! CỦA TA HAY CỦA ĐỨA NÀO? CHUYỆN CƯỜI DÀNH CHO NGƯỜI HẾT RĂNG T rước khi đi tắm, vợ báo tin vui với chồng là nàng có t...
-
Y học : “bóp vú” có thể làm ngăn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư KHONG CO THUOC TRI CANCER NAO RE TIEN VA DE TIM...
-
Truyện hay về Y Khoa ... Trich tu THLongThanh Sinh nhật lần thứ bốn mươi của tôi, vợ tôi bảo năm chẵn nên làm mấy mâm cơm mời bạn...
-
TỰ BẠCH TÓM TẮT ĐỜI TÔI, VỚI NHỮNG NẺO ĐƯỜNG Chặng đường hình thành do những khoảng cách, có chặng do không gian và cũn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét