TỪ TỜ BÁO ĐẾN TỜ BÁO...
Từ khi trên mạng xuất hiện Yahoo!360, và bây giờ là Facebook, còn có nhiều trang mạng khác nữa, nhưng không thân thiện và phổ biến như hai anh chàng này. Những anh chàng, chị chàng “ngứa mồm”. bèn lấy đó làm diễn đàn tự do, miễn phí để phát lên những chính kiến được sự quan tâm chung của nhiều người. Nhưng cũng không ít trường hợp lỡ phun nước miếng làm hoen ố trang mạng. Dù kết quả có là A hay Z cũng là được phép của ít ra là trang mạng đã đăng tải. Người viết, người đăng phải tự lượng tâm, lượng sức mà tung lên mạng cái thứ mà ít ra cũng phải có lợi cho riêng mình tác giả. Còn như có lợi cho nhiều người thì là một việc làm rất đáng hoan nghênh.
Trang mạng đã là tấm bánh chung, thì việc mỗi người cắn mấy miếng, to hay nhỏ là tùy sự tế nhị và biết điều của từng người. Đừng bao giờ lạm dụng và coi đó là Nhà Xuất Bản hay Nhà In riêng của mình. Mọi ngôn ngữ phải chừng mực và tế nhị, còn nếu không thể lịch sử và nhã nhặn thì mời ra đầu đường xó chợ. Thoải mái!
Nếu như nhà nước mình thực thi
LUẬT BÁO CHÍ
được quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1989
và đã được công bố thì làm gì có thể xẩy ra sự bức xúc đến quá ngôn, quá khích như ta đã gặp chỗ này, chỗ khác trên Facebook. Tiếc thay cả hai phía đều ra sức ép nhau đến phòi mỡ ra, mà ai đó cũng đều nhân danh dân chủ.
Cái đáng buồn là nhiều bài gọi là “báo” mà còn nhiều lỗi chính tả quá. Người ta đã khắc phục khiếm khuyết bằng cách “viết ngọng”, sáng tạo ra một thứ Esperanbé, thay cho Quốc tế ngữ Esperanto. Nhiều khi người đọc không thể hiểu người viết muốn nói gì? Tiếng Việt đã đến lúc phải đổ khuôn lại.
Vào nửa đầu của Thế kỷ 20, ở Hà Nội cũng như nhiều thị thành khác còn duy trì những địa chỉ “Công Công Xí Hổ” (Tiếng Việt chứ không phải tiếng Hán). Ai có dịp vào đó hẳn đã được tiếp xúc với một thứ trang offline WCBook.
Nhân tường nhà xí được thường xuyên quét vôi trắng làm vệ sinh, nên các văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ tha hồ phóng tác lên đó, mà đặc sắc hơn là vẫn kèm những Like, Comment, Share...
Có một thi phẩm:
Em ơi chớ vội bồn chồn,
đến năm mười sáu là ... có lông.
Mười bẩy chỗ có chỗ không,
đến năm mười tám là lông mọc đều.
Mười chín lông rất gợi khêu,
hai mươi, hai mốt đáng yêu vô cùng...
Bên cạnh có một comment:
Chuẩn nhưng chưa được chỉnh!
Sang Đông Đức vào những năm 70, vào Hố xí Otsbanhof (Nhà ga Trung tâm Berlin)
thấy một Stt của một ông Ba Lan: Tôi rất muốn một cái... của con gái Đức xem có gì khác với Ba Lan? Có ký tên và địa chỉ đàng hoàng.
Ấy là vào thời kỳ các trang mạng vẫn chưa ra đời nhưng xu thế đòi tự do phát biểu đã nóng hừng hực như thế, trách gì khi có điều kiện thì người ta chen nhau, tranh nhau lên tầu, cho đến khi con tầu lật úp thì... thôi.
LUẬT BÁO CHÍ
được quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1989
và đã được công bố thì làm gì có thể xẩy ra sự bức xúc đến quá ngôn, quá khích như ta đã gặp chỗ này, chỗ khác trên Facebook. Tiếc thay cả hai phía đều ra sức ép nhau đến phòi mỡ ra, mà ai đó cũng đều nhân danh dân chủ.
Cái đáng buồn là nhiều bài gọi là “báo” mà còn nhiều lỗi chính tả quá. Người ta đã khắc phục khiếm khuyết bằng cách “viết ngọng”, sáng tạo ra một thứ Esperanbé, thay cho Quốc tế ngữ Esperanto. Nhiều khi người đọc không thể hiểu người viết muốn nói gì? Tiếng Việt đã đến lúc phải đổ khuôn lại.
Vào nửa đầu của Thế kỷ 20, ở Hà Nội cũng như nhiều thị thành khác còn duy trì những địa chỉ “Công Công Xí Hổ” (Tiếng Việt chứ không phải tiếng Hán). Ai có dịp vào đó hẳn đã được tiếp xúc với một thứ trang offline WCBook.
Nhân tường nhà xí được thường xuyên quét vôi trắng làm vệ sinh, nên các văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ tha hồ phóng tác lên đó, mà đặc sắc hơn là vẫn kèm những Like, Comment, Share...
Có một thi phẩm:
Em ơi chớ vội bồn chồn,
đến năm mười sáu là ... có lông.
Mười bẩy chỗ có chỗ không,
đến năm mười tám là lông mọc đều.
Mười chín lông rất gợi khêu,
hai mươi, hai mốt đáng yêu vô cùng...
Bên cạnh có một comment:
Chuẩn nhưng chưa được chỉnh!
Sang Đông Đức vào những năm 70, vào Hố xí Otsbanhof (Nhà ga Trung tâm Berlin)
thấy một Stt của một ông Ba Lan: Tôi rất muốn một cái... của con gái Đức xem có gì khác với Ba Lan? Có ký tên và địa chỉ đàng hoàng.
Ấy là vào thời kỳ các trang mạng vẫn chưa ra đời nhưng xu thế đòi tự do phát biểu đã nóng hừng hực như thế, trách gì khi có điều kiện thì người ta chen nhau, tranh nhau lên tầu, cho đến khi con tầu lật úp thì... thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét