NGÀY 2 THÁNG 9, THAY ÔNG VUA BẰNG ÔNG CHỦ TỊCH
Năm 1945, với một thanh gươm do thợ rèn sản xuất và bán ở chợ
Đơ Hà Đông, tôi đã theo đoàn biểu tình cướp chính quyền ở Thị Xã Hà Đông vào ngày
17 tháng 8. Cuộc biểu tình đã bị dìm dưới làn đạn của Quản Dưỡng và chìm xuống
dòng lũ do vỡ đê Đông La. Tôi chạy thoát cùng đoàn người “chạy như vịt” lội, chạy
tóe nước. Cảm giác bi hùng đó tôi vẫn giữ bên lòng như một kỷ niệm đầu đời đi
theo đảng Việt Minh.
Sau vụ này thì anh Quản Dưỡng đi đâu không ai biết, nhưng cứ
theo lời bài Quốc ca “Thề phanh thây xé xác quân thù!” thì mười phần chắc cả mười
là Quản Dưỡng đã được đưa đi nuôi giun. Quan thầy của Quản Dưỡng là Tỉnh Trưởng,
Tổng Đốc Hồ Đắc Điềm (con rể Hoàng Trọng Phu) vì đã lánh mặt, có chứng cứ ngoại
phạm. Thực ra là do chính sách chiêu hiền của ông Hồ Chí Minh mà thoát chết và
còn được dung nạp dài dài sau này.
Cho đến tận bây giờ tôi vẫn đi theo sự lãnh đạo ấy. Làm những
gì theo Tuyên giáo nói và noi gương các đồng chí đảng viên. Trong óc đặc sệt những
hai phe bốn mâu thuẫn, những tư bản và vô sản và một lòng tin Việt Nam sẽ tiến
lên Cộng Sản Chủ Nghĩa bằng cuộc đấu tranh giai cấp, đi tắt đón đầu và với sự hỗ
trợ của Phe Xã Hội Chủ Nghĩa hùng mạnh... Thế đấy trong bộ óc trắng tinh của tôi
đã dần được nhuộm một mầu đỏ lờ lờ chứ chưa đỏ rực như đảng viên. Sự giác ngộ tột
đỉnh mà một anh Tiểu Tư Sản như tôi có thể có được.
Hơn bẩy mươi năm đã qua đi, càng về cuối trong tôi bổng nẩy
ra những “hình như” và “giá như”, ngược lại với sự suy nghỉ theo dòng cố hữu. Điều
đầu tiên, tôi đánh giá lại cái sự mang gươm đi “mở cõi” của tôi. Nói rằng tôi đã
theo các đồng chí đi đánh Pháp duổi Nhật thì hình như hơi bị “thậm xưng”. Pháp
thì đã bị Nhật hất cẳng hoàn toàn vào ngày 9 tháng 3 năm 1945. Nhật thì đã đầu
hàng Đồng Minh vào ngày 15 tháng 8 năm ấy. Thực ra Việt Minh chỉ làm cuộc đảo
chính, cướp chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim. một chính phủ đại điện
cho một Quốc Gia có Quốc Kỳ là lá cờ Quẻ Ly và Quốc Ca là Bài Tiềng Gọi Thanh
Niên của Lưu Hữu Phước, với khẩu hiệu biểu trưng là “Dân Vi Quý”. Việt Nam vẫn
có Quốc Vương là ông vua Bảo Đại, Nguyễn Vĩnh Thụy. Cùng với Campuchia có Quốc
Vương Sihanouk và Láo có vua Sisavangvong là ba vương quốc trong Liên Bang Đông
Dương.
Trước tình thế đều có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào
chiếm được thời cơ. Cuộc cờ Đông Dương náo nhiệt hẳn lên. Trước nguy cơ Việt Nam mất trắng về tay Việt Minh của Hồ Chí Minh,
Việt Nam
có thể bị nhuộm đỏ (theo phe Cộng Sản). Phái De Gaulle ở Pháp cấp tốc kiếm con
bài thay thế Bảo Đại đã theo Hồ Chí Minh làm cố vấn Vĩnh Thụy.
Thế giới sau thế chiến thứ hai có xu thế các nước Tư Bản Đế
Quốc trao quyền tự quyết cho các nước vốn là thuộc địa. Bước một là nước Tự Trị,
có quyền ngoại giao, có tài chính riêng, có quân đội riêng nằm trong sự bảo trợ
của nước trước đây là “Mẫu Quốc”. Sau một thời gian 4 đến 5 năm, khi nước tự trị
đã cứng cáp lên thì quân đội đồn trú sẽ rút hết và trao trả quyền độc lập cho nước
này. Nghĩa là giành độc lập theo thi hành Hiệp Định chứ không phải dùng chiến
tranh giành độc lập. Cuộc thay đổi này Việt Minh gọi là Chế độ Thực Dân Mới
thay cho chế độ Thực Dan Cũ đã lỗi thời. Nên Việt Minh không mắc lừa, và phải
chiến đấu đến ... một bên phải đầu hàng.
Theo đường lối này thì đã có những nước dưới đây, vốn là thuộc
địa đã được trao trả độc lập mà không tốn xương máu:
Độc lập năm l946: Phi Luật Tân thuộc Hoa Kỳ, Syrie và Liban
thuộc Pháp. Độc lập năm l947: Ấn Độ và Đại Hồi thuộc Anh. Độc lập năm l948:
Miến Điện, Tích Lan và Palestine
thuộc Anh. Độc lập năm l949: Việt Nam, Ai Lao, Cao Miên thuộc Pháp,
và Nam Dương thuộc Hà Lan.
Cuối năm 1945, Pháp đã tính con bài Cựu Vương Duy Tân sẽ là đại
điện cho Việt Năm để Pháp thương lượng trao trả độc lập. Rủi thay, trên đường từ
Pháp về thăm nhà tại đảo Réunion, Duy Tân đã bị tử nạn vì máy bay rơi tại Trung
Phi.
Nước cờ mà Hồ Chí Minh đi tiếp là căn cứ vào nội dung mà De
Gaulle định ký kết với Duy Tân, Hồ Chí Minh đã đi những bước, tuyên bố giải tán
Đảng Cộng Sản Đông Dương ngày 11 tháng 11 năm 1945. Mở rộng chính phủ liên hiệp
có Việt Quốc (Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam) và Việt Cách (Nguyễn Hải Thần) tham
gia để trở thành một chính thể đa đảng, rồi gợi ý ký kết với đại điện Pháp là
Sainteny ở Hà Nội một tạm ước vào ngày 6 tháng 3 năm 1946, tiếp đó là Hội Nghị
Fontainebleau để bàn sâu thêm về nội dung Hiệp Ước. Hội nghị không thành công,
trước khi về nước Hồ Chí Minh ký thêm một thỏa ước với Marius Moutet tại nhà riêng
vào ngày 14 tháng 9 năm đó, không ngoài ý định kéo giài thời gian để củng cố lực
lượng, chuẩn bị chiến tranh nếu cần. Pháp cũng rõ ý đồ của Việt Minh, nên tăng
cường khiêu khích, ép Việt Minh vào thế bắt buộc phải nổ súng sớm để có cớ tiêu
diệt cái anh VẸM khó chơi này.
Đây là một nước cờ mà anh Pháp đã không “Tri kỷ, tri bỉ”, tưởng
rằng có thể nuốt chửng Việt Minh trong ngày một ngày hai. Cái sự tính toán sai
lầm đó đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh chính thức về Ý Thức Hệ giữa hai phe đối
đầu vào thời bấy giờ.
Trong lời kêu gọi Toàn Quốc Kháng Chiến, có câu: “Ta càng nhân
nhượng thì giặc Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa...” là
một câu vừa đúng vừa sai.
Sau tạm ước
6 tháng 3/1946 và thỏa ước 14 tháng 9 cả Pháp và Việt Minh đều biết đây chỉ là động
tác giả. Việt Minh trước sau một lòng giữ độc quyền yêu nước và độc quyền lãnh đạo
Việt Nam
không nhường bất kỳ ai. Việt Quốc, Việt Cách cũng biết tỏng bụng dạ Việt Minh và
Pháp cũng biết không thể chơi với Hồ Chí Minh như với Duy Tân được. Cả hai bên đều
rình sơ hở của nhau để ra đòn. 20 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946, đòn đã được
tung ra. Hồ Chí Minh đã huy động cuộc Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
Mỗi ngày qua đi Pháp cũng đã biết sẽ hao người tốn của nếu đi nước cờ ngược với
xu thế chung lúc này, nên năm 1947 Pháp đã ký một hiệp ước tạm thời với Bảo Đại
tại Vịnh Hạ Long và Chủ quyền độc lập của Việt Nam được thừa nhận bởi Hiệp Định
Élysée ngày 8-3-1949 ký kết giữa Tổng Thống Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo
Đại.Từ đó, chiếu công pháp quốc tế, Việt Nam được hòan toàn độc lập, các hiệp
ước thuộc địa và bảo hộ ký với Pháp trong hậu bán thế kỷ 19 đã bị Hiệp Định
Élysée bãi bỏ. Ngày 23-4-l949, Quốc Hội Nam Kỳ biểu quyết giải tán chế độ Nam
Kỳ thuộc địa để sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và
thống nhất (với 45 phiếu thuận và 6 phiếu chống). Nước Việt Nam đã là một dải kéo
dài từ Nam Quan đến Cà Mau.Tuy nhiên Đảng Cộng Sản đã phủ nhận và đã phá hoại
nền độc lập thống nhất này.
Trước đó ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên
ngôn Độc lập tại Quảng Trường Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam. Đây là tuyên ngôn tỏ rõ ý chí
của dân tộc Việt Nam, nhưng đối
với thế giới mới chỉ là Việt Nam
tự công nhận mình. Ngay cả phe ta cũng phải nhiều năm sau, khi Liên Xô và Trung
Quốc ra tuyên bố công nhận Việt Nam
rồi các nước khác trong phe ta mới lần lượt công nhận. Những năm trước đó Việt Nam mới
tự chiến đấu vì mình thôi. Sau Hiệp nghị Élysée, Việt Nam cũng đã được Quốc tế công nhận, nhưng Việt Nam chỉ độc lập
với chính phủ Cộng Hòa do ông Bảo Đại lãnh đạo. Đối với ông Hồ thì đây là Chính
phủ Ngụy Quyền, Quân đội của nhà nước này chỉ là Bảo Chính Đoàn và là ngụy quân,
tay sai của Thực dân Pháp. Nói trước đây ông Hồ cũng đã ký kết thừa nhận mình là
nước tự trị trong Liên Hiệp Pháp. Ai biết đó chỉ là “động tác giả” và ông Hồ chỉ
đùa dai mà thôi. Độc lập phải tự tay ông giành lấy trong cuộc chiến ý thức hệ mà
phe cộng sản phải thắng phe Quốc Gia. Vì thế mà từ 1949 đến 1975, dân Việt Nam đã
chơi một ván cờ mà một bên đổ máu vì cộng sản chủ nghĩa và bên kia là đổ máu để
bảo vệ phe Tư Bản Chủ nghĩa, bảo vệ tên sen đầm quốc tế. Trên một chiến trường
mà bên nào cũng chỉ là lính đánh thuê cho chủ nghĩa của minh. Cùng dương cao lá
cờ đấu tranh vì độc lập dân tộc, và bên nào cũng coi bên kia là bán nước là phản
động. Đáng buồn là bên nào cũng có trên đầu một quan thầy nhìn mình với con mắt
rẻ rúng. Yểm trợ tùy hứng, dùng hay bỏ như trở bàn tay. Mỹ thay ngựa giữa dòng
là chuyện bình thường, nâng lên hay hạ bệ một ông Tổng Thống như quăng ra một
con bài. Với chế độ của ông Hồ Chí Minh thì không thể trắng trợn, nhưng vẫn o ép
bằng cách cưỡng bách tàn bạo. Gọi là thắng lợi trong việc ký kết Hiệp Nghị Genève,
nhưng chính Chu Ân Lai và Molotov ép ta phải nhận Vĩ tuyến 17 là ranh giới tạm
thời (trong khi ta đòi vĩ tuyến 16). Sau 1955, khi ta chủ trương kết hợp đấu
tranh vũ trang với chính trị, thì Mao Trạch Đông khuyên ta phải trường ký mai
phục 10 đời, thậm chí 20 đời sau, đã chót nổ súng thì chỉ được đánh đến lực lượng
một trung đội, không được đánh lớn hơn. Năm 1975 khi ta đã giải phóng Đà Nẵng
thì Trung Quốc khuyên ta nên dừng lại (?). (Hồi ký Lê Duẩn). Đúng là đầu óc một
“đồng chí” độc tài, duy tâm và ngu xuẩn. Tôi có thể cá 10 ăn 1 với ông Lành, người đã từng
gọi Staline bằng Ông (Ông đẻ ra cha) là ngay cả Bác Hồ Chí Minh của ông, cũng
chưa bao giờ được coi trọng dưới con mắt của nhà Độc tài Vô Sản Staline.
1974 Sau cuộc gặp gỡ Nixon Đặng Tiểu Bình, Mỹ đã phớt lờ cho
Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. 1984 khi Trung Quốc xâm chiếm
quần đảo Trường Sa thì lực lượng Liên Xô đáng đóng ở Cam Ranh cũng án binh bất động...
Họ đã hành xử với ta tùy theo lợi ích nhóm của họ. Ta cứ việc cúi đầu theo những
Ông Thầy ưa đổi trắng thay đen, chứ chẳng vì lợi ích Quốc tế nào cả.
Phe Tư bản huy động vũ khí, chiến cụ và các sắc lính, kể cả
lính đánh thuê. Lính Lê dương, lính các thuộc địa Châu Phi của Pháp, thậm chí
Nhà Thờ cũng có hẳn đội quân riêng để bảo vệ Chúa thoát khỏi sự khủng bố của Cộng
Sản. Sau 1954 là Lính Hàn Quốc, Tân Tây
Lan, Úc Châu, Thái Lan, Phi Luật Tân cùng với lính Mỹ huy động đến nửa triệu quân.
Lính bản địa thì có Bảo Chính Đoàn, thời Pháp, Quân đội Việt Nam Cộng Hòa hợp tác
với Mỹ chơi với Việt Cộng.
Phe Cộng Sản thì riêng Việt Nam huy động tất cả những ai có
thể cầm súng được đều ra chiến trường, cộng với vũ khí chủ yếu của Liên Xô và
Trung Quốc viện trợ để thay họ đánh với phe kia. Việt Nam có máu, phe ta có súng, chiến đấu tới người
Việt Nam
cuối cùng. Mà nếu có hết người Việt Nam thì Mao Trạch Đông và những người
kế tục ông sẽ điều người Hoa sang lấp vào chỗ trống. Các đồng chí Việt Nam cứ
yên tâm đi. (Hồi ký Lê Duẩn)
Hiện nay Phe ta không còn nữa, chiến đấu vì phe ta là chuyện
hài hước. nhưng Phái thì vẫn còn đó. Mỗi phái đều có lợi ích riêng. Trong một nước
thì mâu thuẫn chỉ là sự lục đục nội bộ, nhưng giữa hai quốc gia là chuyện có thể
dẫn đến chiến tranh. Ván cờ Việt Nam hiện nay là dối đầu với Trung
Quốc, trước kia tuy cùng phe, nhưng bây giờ là quan hệ mang tính lưu manh, côn đồ,
xã hội đen định hướng cộng sản chủ nghĩa.
Thật buồn cho Việt Nam, đổ bao nhiêu xương máu để bây giờ vẫn
chưa hoàn toàn là một nước độc lập, còn biết bao sự lệ thuộc và vẫn là một xã hội
còn nhiều bất ổn, Hiến pháp liên tục soạn thảo, luôn thay đổi và ít hiệu lực. Là
một nước mới thoát nghèo nhưng tham nhũng tràn lan và nhân dân vẫn phải è cổ để
nuôi nhiều sắc cán bộ, và đi hoài mà chưa tới đích.
Điển hình cho chế độ là chính sách về ruộng đất. Một chính sách
lớn bắt đầu từ cuộc cách mạng long trời lở đất Cải Cách Ruộng Đất, cướp lại ruộng
đất từ tay Địa chủ Phong Kiến để rồi lại trao vào tay các địa chủ cách mạng mới
là Chính quyển các cấp. Nông dân trước sau vẫn không được làm chủ ruộng đất. Chủ
trương Ruộng đất thuộc sở hữu Toàn Dân, đồng nghĩa với Vô chủ. Trong hoạt cảnh
này, nông dân như những chú ếch mà chính sách của Đảng như những bông hoa mướp,
cứ vồ trượt hoài mà rủi anh nào vồ trúng thì cũng đồng thời vào giỏ. Vấn đề Ruộng
Đất là một khủng hoảng mà theo đường lối cộng sản thì không bao giờ thu xếp ổn thỏa được.
Chỉ tồn tại việc treo cờ vào dịp 2 tháng 9, đã trở thành một
thói quen, mà rủi có sao nhãng thì đã có tổ trưởng dân phố đến tận nhà nhắc nhở
đôn đốc.
-
Nhà
này treo cờ đi nhớ!
Rồi kết thúc
bằng một đêm pháo hoa như toàn dân “nổ đom đóm” tập thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét