HAY NHIỄU SỰ LÀ GIỐNG CHÓ
Nói thế có oan cho cái giống chó không nhỉ
? Chứ cái chuyện đẩu chuyện đâu, không liên quan gì đến mình mà cũng
“nhúng mõm” vào, thử hỏi không nhiễu sự thì là cái gì ?
ở trên đời
này, bất cứ chuyện nhiễu sự nào, cũng đều đem đến cho nguời ta cái sự
bực mình. Nhng phải nói rằng : Cái anh chó mà nhiễu sự là bực mình nhất,
bực phát điên lên được.
Có người động vào cổng, có người lạ vào
nhà, chó sủa toáng lên đã đi một nhẽ. Đằng này, vợ chồng người ta cãi
nhau ở bên hàng xóm, cũng chõ mõm vào. Trẻ con nô đùa ngoài ngõ cũng hộc
lên can thiệp. Chủ vừa thiêm thiếp giấc nồng, chợt có chú cún con nào
đó lách nhách ở xóm xa, thế là cẩu ta chồm lên gâu gâu đến váng cả tai,
quát cũng không thôi, cứ gâu gâu gâu gâu từng khổ tứ tuyệt, buộc chủ
phải dùng đến “biện pháp mạnh” mà vẫn chưa tâm phục khẩu phục, vẫn gầm
gừ cãi lại. Khủng khiếp nhất là cái khúc “Liên hoàn sủa”. Chó gần chó xa
cùng thi nhau lên tiếng. Ô hay ! Chúng cãi nhau, hay chúng hưởng ứng
cái chuyện gì ? Mà cứ ỏm tỏi cả lên ! Dẫu sao thì cái trận chiến (Khẩu
chiến) vượt qua biên giới này, người ta cũng đành bó tay, mặc cho nó kéo
đến bao giờ chán thì thôi. Đố can thiệp được. Đấy là những trường hợp
cẩu ta nhiễu sự do có khách quan tác động vào. Còn cái chuyện “sủa
trăng” mới thậm là vô lí. Chị Hằng mãi tít trên cao, hiền lành là thế,
hoà bình là thế, chẳng hề gây gổ với ai, mà cũng hếch mõm lên quát từng
chập. Như có ý khoe với mọi ngời cái lối “thưởng trăng” đặc biệt, rất là
Chó.
Đêm thu thanh vắng, tiếng võng đưa kẽo kẹt, đan xen với lời ru
ngai ngái của người vợ trẻ. Thi sĩ ta cũng đang mơ màng với một tứ thơ.
Chẳng biết vì đâu cẩu ta bỗng “tru” lên một tràng, thế là bé giật thót
mình, khóc ré. Nàng Thơ bị xua đuổi phũ phàng cũng đã bỏ đi. Để lại tình
thơ vì thế bẽ bàng ... Rồi lại những vị nhập thiền, đang trong tư thế
kiết già, chìm đắm vào vô thức, cũng bị cái lũ chó vô ý thức lôi ngài ra
khỏi cơn vô thức, đẩy ngài trở lại thực tại ồn ào. Hỏi thế làm sao mà
giữ được chữ “nhẫn” ?
Chao ôi ! Những tội lỗi như thế, do cái giống
chó gây ra (mà chắc chắn chỉ là vô tình thôi !) hình như không thể tha
thứ. Nên những đao phủ lừng danh như Tú Béo, Tuấn Béo, Nhung Béo v.v...
đã áp dụng khung hình phạt cao nhất, không để cho những mụ cẩu, những
chú chó có thời gian và điều kiện mà khóc đứng khóc ngồi nhắn nhe mẹ nó :
- “Mẹ ơi, đi chợ mua tôi đồng riềng !” Cái gì ? Chứ riềng thì người ta
đã muối sẵn từng vại, giã nhiễn từng thau, không bao giờ sợ thiếu.
Hoá kiếp rồi, những cái tên riêng như Mực như Vàng, Kiki, Mích, Ních,
Vằn Vện gì cũng đều mang cái tên chung là mộc tồn với phụ danh là gia
truyền hoặc bẩy món !
Vì không cố tình mà bị chết oan, nên những
linh hồn chó khó bề siêu thoát. Người ta đồn rằng : Những tay giết chó,
có thể kiếm lời từ khoản mộc tồn mà phất lên nhanh chóng, nhưng rứt
khoát không bền. Chẳng thế mà có nhà giết phải chó điên, dính rớt dính
rãi thế nào mà “bương” cả nhà. Nghe đến phát ớn, nhưng cũng còn bán tín
bán nghi cái chuyện “Chó báo oán”. Riêng cái chuyện “nhiễu nhương” đã
nói tới ở trên thì hình như chó cũng ám vào những người can tội “diệt
chủng” với loài chó má. Không tin, xin mời các vị cứ đảo qua những địa
chỉ các đao phủ đã nói ở trên, thì sẽ thấy ngay quang cảnh : Thây cháy
thui xếp lớp chồng chất, thủ cấp lăn lóc hàng đống, ruột gan lòng thòng
từng cuộn từng cuộn. Xương cốt bị chém bị chặt nghe tiếng vỡ cứ rôm rốp
rôm rốp. Chó chết rồi làm sao còn tru còn sủa ? ấy thế nhng đã bảo oan
hồn nó ám vào mà lị. Nó ám vào những người chuyên giết thịt chó. Mặt mũi
họ vẫn bình thường, ta nhìn vào đó chẳng thấy có gì. Nhưng lạ cho cái
lũ chó ! Hễ thấy bóng dáng những người này là chúng chồm lên sủa rất dữ
tợn. Tiếc rằng ta không có viên ngọc để có thể nghe hiểu tiếng nói của
các loài vật, chứ nếu có thì hẳn nghe thấy những tràng “đả đảo, đả đảo!”
đầy phẫn nộ.
Nó còn ám vào những người đang nhai thịt nó. Bàn
trong, bàn ngoài, trên gác dưới nhà, cứ ầm ầm không dứt. Bàn này nói đã
to, bàn kia lại phải gào to hơn. Cứ như có hồn chó nhập đồng vào vậy.
Này ! bạn cho tôi hỏi : - Đã bao giờ con chó sủa theo lại sủa bé hơn con
chó cất giọng đầu tiên ? Không ! Cứ ngày càng to, ngày càng rộng khắp.
Nhất là với những con cùng giống. Còn với khác giống thì ít khi thấy
chúng to tiếng với nhau. (ít khi thôi, chứ cũng có lúc oẳng nhau ra trò)
Hình như chúng cũng biết thì thầm thì phải ? Đấy cứ thử nhìn lại cái
bàn phía trong cùng, có đôi nam nữ đang nhỏ nhẹ cùng nhau thưởng thức
mộc tồn. Họ chỉ liếc nhìn nhau, chứ có đâu cứ gào tướng lên như các bàn
bên cạnh.
Tội ở chỗ, khi được sủa free thì con sau thường cao giọng
hơn con trước, nên cái sự ồn ào hỗn loạn thường tăng theo cấp số nhân.
Bài đăng phổ biến
-
Trước Hiểm Họa Mất Nước Một Lần Nữa: Nhắc Lại Chuyện Nhà Minh Cướp Sách Của Ta Đem Về Tàu TS. Phạm Cao Dương 嶺南摭怪列傳 – Lĩnh Nam ch...
-
Vương triều Nguyễn trị vì 143 năm (1802 -1945). Trong số 13 vị vua, Hàm Nghi và Bảo Đại vẫn nằm lại đất khách quê người. Những...
-
HÀ NỘI (NV) - Thủ tướng CSVN, ông Nguyễn Tấn Dũng, tỏ ý sẽ không từ chức sau khi bị một đại biểu Quốc Hội đặt câu hỏi đại ý là ông có nê...
-
ÚM BA LA! CỦA TA HAY CỦA ĐỨA NÀO? CHUYỆN CƯỜI DÀNH CHO NGƯỜI HẾT RĂNG T rước khi đi tắm, vợ báo tin vui với chồng là nàng có t...
-
Y học : “bóp vú” có thể làm ngăn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư KHONG CO THUOC TRI CANCER NAO RE TIEN VA DE TIM...
-
Truyện hay về Y Khoa ... Trich tu THLongThanh Sinh nhật lần thứ bốn mươi của tôi, vợ tôi bảo năm chẵn nên làm mấy mâm cơm mời bạn...
-
TỰ BẠCH TÓM TẮT ĐỜI TÔI, VỚI NHỮNG NẺO ĐƯỜNG Chặng đường hình thành do những khoảng cách, có chặng do không gian và cũn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét