Chúc cho anh Duy Quang chóng bình phục
Nguyễn Tài
Ngọc
Mỗi năm
mùa Giáng Sinh ở
Mỹ bắt đầu vào
ngày Thứ Năm của
tuần lễ cuối
cùng của tháng
11, khi gia đình
tụ họp ăn mừng
lễ Tạ Ơn
Thanksgiving.
Những ngày sau
đó người ta nhộn
nhịp chuẩn bị
cho Giáng Sinh:
mang đèn điện
treo trang hoàng
ở bên ngoài, bên
trong nhà thì
lôi ra từ tủ cất
những vật liệu
trang hoàng Noel
đem bày biện
khắp nhà, mua
cây thông mang
về trang hoàng
cho đẹp mắt. Mọi
người vui mừng
hớn hở chờ đợi
ngày Giáng Sinh
đến để gặp mặt trao
tặng quà cho
người thân và
cho gia đình.
Thế nhưng
cũng mùa Giáng
Sinh mà phần
đông mọi người
hớn hở chào
mừng, một số nhỏ
trở nên chán
nản, thất vọng,
buồn rầu, vì
trong khi người
khác vui mừng
thì họ bị thất
nghiệp, không
nhà không cửa,
bệnh tật hiểm
nghèo, xa
nhà, đơn độc vô
gia đình.
Một tháng
trước đây, cũng
như bao người
khác, tôi được
biết tin anh Duy
Quang trở lại
Hoa Kỳ để chữa
bệnh ung thư gan
ở Orange County
Hospital. Theo
website Thế giới
ca sĩ, bác sĩ
không mổ, cho
anh về điều trị
tại nhà vào ngày
11/11. Vào đầu
tháng 12, thân
hữu tổ chức một
buổi trình diễn
nhạc với mục
đích quyên tiền
cho anh trả tiền
nhà thương. Theo
những người đi
dự hôm đó, hí
trường không còn
ghế trống, nhiều
người phải đứng,
và rất nhiều
thân bằng quyến
thuộc đã
đóng góp hiện
kim giúp anh
chống chọi với
cơn bệnh nan
giải này. Vợ
chồng tôi vì đã
đặt mua du ngoạn
đi cruise bẩy
tháng trước,
cruise bắt đầu
vào ngày 01
Tháng 12 từ
Florida nên rất
tiếc không có
dịp tham dự mua
vé chương trình
nhạc để ủng hộ
anh.
Tuy là số
người ủng hộ anh
Quang rất nhiều,
bằng chứng là
buổi ca nhạc có
người đi xem
phải đứng, thế
nhưng cũng có
một số người
trên Internet
phản đối và mỉa
mai quyết định
của anh Quang
trở lại Hoa Kỳ
trị bệnh sau
khi đã bỏ Mỹ về
Việt Nam sống từ
năm 2004.
Bài vở tôi
viết khá nhiều
trong trang web
Saigonocean.com,
quan điểm và lập
trường sống của
tôi tương đối
rất rõ ràng
trong những bài
tôi viết về ông
Nguyễn Cao Kỳ,
về Nguyễn Ngọc
Ngạn quyết định
làm M.C. một
buổi ca nhạc
trùng ngày 30-4,
nên hôm nay tôi
không ngần ngại
viết một đôi
dòng về anh
Quang, trước sự
chống đối của
một số người.
Mục đích bài
viết này để cho
anh Quang thấy
là tôi may mắn
được biết anh
ấy, dù rằng
không thân.
Tôi biết
anh Duy Quang
qua một chị bạn
ở SàiGòn, chị ấy
là bạn láng
giềng với anh
Quang khi còn
thơ ấu. Vào
năm 2005 khi vợ
chồng tôi về
SàiGòn, chị tình
cờ hỏi vợ tôi
thích ca sĩ nào
hát để chị dẫn
chúng tôi đi
nghe. Vợ tôi nói
thích nghe Duy
Quang hát, và
trước sự ngạc
nhiên sửng sốt
của vợ chồng
chúng tôi, chị
lấy phone, gọi
hỏi anh Quang
tuần ấy đang hát
ở chỗ nào. Tuần
đó anh lại không
hát nên chúng
tôi mời chị và
anh Quang đi ăn
một buổi tối ở
nhà hàng Tự Do.
Người mà
tôi gặp tối hôm
đó là một người
nói năng nhỏ
nhẹ, có vẻ nhút
nhát, nhưng
không phải là
không thân
thiện. Khi tôi
hỏi anh vì sao
anh quyết định
về SàiGòn ở, anh
trả lời tôi gỏn
gọn có một chữ:
"Bills" ("hóa
đơn chi
phí, hóa đơn
tiền nợ phải
trả"). Khi
tôi trố mắt và
tế nhị yên lặng
không muốn hỏi
thêm lý do tại
sao, anh kể vắn
tắt cho chúng
tôi nghe về
chuyện đời của
anh. Lúc ấy anh
chưa lấy chị Yến
Xuân nên câu
chuyện của anh
là câu chuyện
của một người
chồng thương yêu
vợ con, gây dựng
tài sản cho
tương lai lâu
dài của gia đình
nhưng không ngờ
vợ anh lúc bấy
giờ, chị Mỹ Hà,
ghiền đánh bài
nên tiêu tán tất
cả công lao anh
dành dụm, tạo ra
sự việc vợ chồng
ly dị. Anh nói
với tôi lúc nào
anh cũng chung
thủy với chị Mỹ
Hà, và vẫn còn
thương vợ dù
rằng chia tay
vĩnh viễn. Bây
giờ anh về Việt
Nam để quên sầu
và làm lại cuộc
đời. Anh lấy
điện thoại tay
ra, cho vợ chồng
chúng tôi xem
ảnh hai cô con
gái xinh đẹp của
hai người, lúc
bấy giờ hình như
vào khoảng 12,
14 tuổi, tôi
không nhớ rõ.
Anh bảo hai con
gái anh ở lại
bên Mỹ sống với
"dì tụi nó"
(tôi đoán
anh nói "dì" là
hai cô em của
anh, Thái Hiền
hay Thái Thảo).
Anh về SàiGòn xa
cách con nên nhớ
con, cứ thỉnh
thoảng xem ảnh
của con mình
trong điện
thoại.
Chúng tôi
ngồi ăn trên lầu
của nhà hàng Tự
Do (đối diện với
Sheraton, trên
đường Đồng
Khởi), nhìn
xuống dưới nhà
ngay giữa có một
sân khấu nhỏ có
một anh đang
chơi piano và
một chị chơi
violon trong khi
khách ăn. Anh
Quang nói nghe
họ chơi nhạc
mang lại cho anh
thật nhiều kỷ
niệm vì chính
nơi đây, nhà
hàng Tự Do, là
nơi đầu tiên anh
trình diễn khi
bước vào nghiệp
hát xướng vào
năm 17, 18 tuổi.
Thông
thường, chỉ cần
nói chuyện với
một người lạ
khoảng vài mươi
phút là mình có
thể đoán biết
tính tình người
đó như thế nào.
Qua buổi ăn tối
hôm đó và lần kế
tiếp tôi về Việt
Nam hai năm sau
(lúc ấy anh vừa
kết hôn với chị
Yến Xuân), tôi
biết anh Quang
là một người
chồng chung tình
chỉ nghĩ đến vợ
con . Anh cũng
là người hiền
hòa, khiêm
nhường, nhút
nhát, một người
không bao giờ
muốn gây tiếng
vang đến cho
mình. Anh là một
người cảm thấy
thoải mái hơn
nếu được đứng
đằng sau bức màn
sân khấu để sự
chú ý, sự vồn
vã, sự náo
nhiệt, tập
trung vào người
khác, không phải
vào mình. Cái cá
tính nhút nhát
không vì thế mà
tạo ra anh là
người không có
chân tình, ngược
lại là đằng
khác: nói chuyện
với một người lạ
hoàn toàn không
quen biết chỉ
gặp mặt lần đầu,
thế mà anh đã
thổ lộ nỗi lòng
của anh như
chúng tôi đã
quen anh rất
thân. Cái chân
tình này không
thể nào giả dối
vì trước đó qua
điện thoại, biết
rằng chị bạn nói
là vợ tôi thích
tiếng hát Duy
Quang, anh mang
theo một CD đem
tặng cho vợ tôi.
Chiếc CD nhạc
này không phải
là CD in hàng
loạt bán trên
thị trường, mà
anh đã bỏ công
thu riêng ở nhà.
Anh viết tựa đề
mười bốn bài
nhạc bằng tay
trên một mẩu
giấy trắng, và
trên CD ký tên
với chữ viết
"Mến tặng Ngọc -
Loan".
Nếu tôi
phải viết một
bài bình luận về
ông Phạm Duy, tôi
sẽ dùng những
lời tuyên bố của
ông ta khi từ Mỹ
trở về Việt Nam
sống nốt quãng
đời còn lại để
thẳng thắn chỉ
trích ông ta về
một con người
sống không có
chính nghĩa,
không có lập
trường. Một
người có lập
trường tỏ tường
như tôi không
thể nào chấp
nhận những lời
tuyên bố của ông
Phạm Duy. Thế
nhưng Phạm Duy
là Phạm Duy, Duy
Quang là Duy
Quang. Tuy hai
người là bố con,
tôi không thể
nào giận cá chém
thớt.
Tôi không
bao giờ trở lại
Việt Nam trong
bất cứ một cương
vị nào, một lãnh
vực nào để kiếm
tiền, thế nhưng
tôi là tôi, tôi
không phải là
anh Duy Quang.
Tôi không bị mất
tài sản một sớm
một chiều như
anh Duy Quang.
Tài chánh của
tôi cũng không
bị hiểm nghèo và
kiệt quệ
như anh Duy
Quang. Tôi cũng
trẻ hơn anh
Quang, may mắn
hơn là sang Mỹ ở
lứa tuổi trẻ hơn
để hấp
thụ Anh ngữ
nhanh hơn, dễ
dàng hơn trong
việc tìm kiếm
việc làm so với
người lớn tuổi.
Vì thế tôi không
thể nào ở trong
địa vị chỉ trích
anh Quang về
Việt Nam tìm
miếng sống, nhất
là khi anh im
hơi lặng tiếng,
không tuyên bố
thối om như
nhiều ca sĩ về
chiều hết tiền ở
hải ngoại về
Việt Nam kiếm
sống.
Hery David
Thoreau, một nhà
thơ, văn sĩ,
triết lý gia
người Mỹ nói:
"The most I
can do for my
friend is
simply his
friend", "Điều
đáng giá nhất
tôi có thể làm
được cho bạn
tôi là giữ gìn
tình bạn".
Hôm nay
đây, một người
tôi quý báu vào
bậc anh đang
chiến đấu chống
chọi với bệnh
nan giải ung thư
gan. Tôi chỉ
muốn viết vài
lời bày tỏ cho
mọi người biết
tôi rất hân hạnh
được biết anh
Duy Quang như là
một người bạn.
Với mùa Giáng
Sinh gần kề, tôi
hy vọng và cầu
mong Ơn trên
chữa lành cho
anh Quang chóng
được tai qua nạn
khỏi.
Nguyễn Tài
Ngọc
December
2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét