Lê
Thành Ân muốn trở thành
đại sứ kế tiếp của Mỹ tại Việt Nam
đại sứ kế tiếp của Mỹ tại Việt Nam
Bản dịch
của Lê Thiên Hà (Defend
the Defenders)
Có hai
cách mà các đại sứ
Mỹ nhiều tham vọng
vẫn tiến hành hòng
thuyết phục tổng
thống Mỹ bổ nhiệm
mình vào vị trí đầy
vinh dự đó. Đầu tiên
là cách cổ điển, dựa
trên tài năng, qua
đó các quan chức
ngoại giao cao cấp
của Mỹ với lý lịch
ngoại giao nổi bật
được thẩm tra thầm
lặng và cẩn thận
trong nhóm chóp bu
của Bộ Ngoại giao.
Những ai vượt qua sự
soi xét của các đồng
nghiệp sẽ lọt vào
danh sách chuyển
sang Nhà Trắng để
tổng thống phê chuẩn
chính thức, thường
chỉ mang tính chất
thủ tục. Cách thứ
hai, mang tính chất
chính trị, được (đôi
khi diễn ra đầy tai
tiếng) dành cho
những nhân vật nổi
tiếng, các chiến hữu
của tổng thống, và
các nhà tài trợ lớn
cho chiến dịch tranh
cử đã bỏ tiền cho
chiếc ghế đại sứ.
Song bây giờ lại
xuất hiện thêm nhân
vật Tổng Lãnh sự Mỹ
tại SG, quan chức
ngoại giao người Mỹ
gốc Việt là Lê Thành
Ân, với phương thức
thứ ba đầy mới mẻ:
một phương thức
rất-Á-Châu.
Lê Thành
Ân muốn trở thành
đại sứ kế tiếp của
Mỹ tại Việt Nam. Để
phục vụ cho mục đích
đó, vị tổng lãnh sự
vẫn đang làm việc
sau hậu trường ít
nhất là từ tháng Bảy
năm ngoái với một
mạng lưới đồng minh
người Mỹ gốc Việt,
một số trong đó có
các mối quan hệ
chính trị và kinh tế
ở cả Washington lẫn
Hà Nội. Mặc dù Lê
Thành Ân đã hối thúc
những người ủng hộ
tìm kiếm sự hậu
thuẫn của Quốc hội,
song mục tiêu chính
của chiến dịch vận
động vẫn là người đề
cử: Tổng thống
Barack Obama.
Để đạt
được mục đích ấy, Lê
Thành Ân cùng các
đồng minh của mình
đã thể hiện sự táo
bạo theo kiểu Châu
Á. Một trong những
người ủng hộ chủ
chốt của Lê Thành Ân
trong cộng đồng
người Mỹ gốc Việt là
David Duong, nhà
quyên góp của Obama
từ khu vực Vịnh San
Francisco. Theo
Trung tâm Phản hồi
Chính trị (Center
for Responsive
Politics) thì Duong
đã đóng góp hơn
150.000USD cho Obama
và Đảng Dân chủ kể
từ năm 2008. Qua
nội dung các bức thư
điện tử trao đổi
giữa Lê Thành Ân và
Duong mà tác giả bài
báo này đã nhìn
thấy, Duong từng kể
lại rằng ông ta đã
trực tiếp tiếp cận
Obama để nhấn mạnh
năng lực làm đại sứ
của Lê Thành Ân tại
một buổi gây quỹ của
Đảng Dân chủ ở
California hồi đầu
tháng này.
Nhà
Trắng thông báo,
Obama đã có mặt ở
miền bắc California
để tham gia gây quỹ
vào ngày 3 và 4
tháng Tư. Doanh nhân
Duong thông báo cho
Lê Thành Ân trong
một email rằng ông
ta đã trao cho Tổng
thống một bức thư,
cùng với danh sách
những người ủng hộ
ứng viên Lê Thành
Ân, tại một buổi gây
quỹ diễn ra vào tối
3/4.
Danh
sách những người ủng
hộ Lê Thành Ân –
được in lại dưới bài
này để phục vụ công
chúng – có trên 70
cái tên. Nổi bật
ngay vị trí đầu tiên
là cựu giám đốc nhân
sự của Obama, Rahm
Emanuel, người hiện
là thị trưởng thành
phố Chicago. Ngày
4/4, Duong thông báo
cho Lê Thành Ân
trong một email rằng
ông ta đã hối thúc
Obama lần thứ hai.
“Sáng nay, tôi đã dự
bữa ăn gần trưa với
Tổng thống cùng 27
người khác và đã nói
chuyện về anh cũng
như bức thư mà tôi
đã trao cho ông ta
tối qua.”
Duong
cho ông tổng lãnh sự
biết là ông ta đã
nhận được lời đáp
thân thiện từ phía
Obama: “Chúng ta cần
làm việc và có vài
hạ nghị sỹ và/hoặc
thượng nghị sỹ Mỹ
giới thiệu anh. Điều
này sẽ đảm bảo rằng
anh sẽ được chọn”
Các
email này cho thấy,
trong khi ông ta tìm
cách thúc đẩy điều
mà Lê Thành Ân liên
tục nhắc đến như là
“tư cách ứng viên”
của mình, vị tổng
lãnh sự lại không
chỉ đơn thuần là một
người quan sát thụ
động. Lê Thành Ân đã
tham gia vào việc
soạn thảo và biên
tập nhiều bức thư
ủng hộ và giới
thiệu. Trước khi
doanh nhân Duong đến
từ bang California
trao bức thư cho
Obama ngày 3/4, Lê
Thành Ân đã nhắc
đồng minh của mình
sửa một lỗi in ấn.
Ngay sau khi được
Dương thông báo là
bức thư đã được trao
cho Obama, Lê Thành
Ân đã bày tỏ sự biết
ơn của mình trong
một email khác. Từ
chiếc iPad của mình,
ông tổng lãnh sự đã
bày tỏ “tôi cảm
kích” trước những nỗ
lực của những người
bạn tốt “trong việc
thúc đẩy tư cách ứng
viên của tôi” như
thế nào.
Duong và
Lê Thành Ân đã không
phản hồi một số
email đề nghị bình
luận về vụ việc. Một
nỗ lực đề nghị Nhà
Trắng bình luận cũng
không thu được kết
quả. Một cuộc gọi
đến văn phòng báo
chí của Emanuel thì
nhận được gợi ý là
nhà báo hãy gửi
email đề nghị thị
trưởng phản hồi – mà
sau đó đã không được
trả lời.
Duong,
người đặt chân đến
Mỹ không một xu dính
túi sau khi phe cộng
sản giành chiến
thắng trong cuộc
chiến tranh Việt
Nam, là một câu
chuyện thành công
của một người nhập
cư Mỹ điển hình: một
doanh nhân của một
công ty quản lý rác
thải California
Waste Solutions,
hiện có những hợp
đồng nhiều triệu
dollar với các cơ
quan chính phủ ở cả
Mỹ lẫn Việt Nam (ở
Việt Nam thì đã
thông qua một công
ty con triển khai
một khu chôn lấp
chất thải rắn trị
giá 400 triệu USD,
theo website của
công ty và các bài
báo tiếng Việt).
Ngoài
hoạt động kinh
doanh, năm 2010
Duong còn được Tổng
thống Obama bổ nhiệm
vào Quỹ Giáo dục
Việt Nam (VEF), tổ
chức nhận tài trợ
của chính phủ Mỹ để
cấp học bổng giáo
dục bậc cao cho sinh
viên Việt Nam. Doanh
nhân người Mỹ gốc
Việt này được giới
thiệu cho Nhà Trắng
thông qua Hạ nghị sỹ
Barbara Lee, đảng
viên Đảng Dân chủ
bang California và
là người mà Duong đã
đóng góp vào quỹ
tranh cử. Duong đã
ca ngợi “sự ủng hộ
đầy đủ” mà ông ta
nhận được nhờ hoạt
động từ thiện của
mình từ các cấp lãnh
đạo trong chính phủ
Việt Nam, kể cả Thủ
tướng Nguyễn Tấn
Dũng.
Duong
không phải là người
Việt tha hương duy
nhất, trong mạng
lưới những người ủng
hộ Lê Thành Ân, biết
khai thác mối quan
hệ với chính quyền
Việt Nam hiện nay,
thể chế mà ông ta đã
trốn chạy từ khi còn
là một đứa trẻ. Một
người ủng hộ chủ
chốt khác dường như
là Bùi Duy Tâm, một
bác sỹ từng giúp
giới thiệu vị tổng
lãnh sự với những
người bạn Mỹ gốc
Việt ở Bắc
California.
Bác sỹ
Tâm lại là một công
chuyện thành công
khác của người nhập
cư. Là một người
đang thọ tuổi bát
tuần, ông nổi tiếng
trong cộng đồng
người Mỹ gốc Việt
nhờ các hoạt động y
tế nhân đạo trên quê
hương mình, trong đó
có chiến dịch hỗ trợ
Việt Nam chống bệnh
gan. Phó Thủ tướng
Trương Vĩnh Trọng
từng đến thăm gia
đình bác sỹ Tâm ở
San Francisco năm
2010. Đài Tiếng nói
Việt Nam, phát thanh
bằng Tiếng Việt và
11 thứ tiếng khác,
tường thuật: “Phó
Thủ Tướng nêu bật
những đóng góp to
lớn của bác sỹ Tâm
cho cộng đồng người
Việt ở Mỹ và Tổ
quốc. Bác sỹ Tâm nói
là ông rất xúc
động.”
Ngày
28/7/2012, Tổng Lãnh
sự Lê Thành Ân gửi
cho bác sỹ Tâm một
email cá nhân qua
dịch vụ Hotmail (có
lẽ là để tránh những
cấm kỵ liên bang
giống như những quy
định trong đạo luật
Hatch – ngăn cấm
viên chức chính phủ
sử dụng máy tính và
thời gian làm việc
chính thức của chính
phủ để tham gia hoạt
động chính trị).
“Cám ơn sự hào hiệp
của ngài qua bản
phác thảo bức thư
giới thiệu”, vị tổng
lãnh sự nói với bác
sỹ. “Xin cho tôi vài
ngày để xem xét và
chuẩn bị một bản tái
phác thảo của bức
thư, bởi đây là một
vấn đề rất nhạy
cảm”, Lê Thành Ân tỏ
ra cẩn trọng.
Vài tuần
sau khi họ trao đổi
qua email, Lê Thành
Ân đi nghỉ phép ở
California. Phần lớn
thời gian nghỉ phép
chính thức tại tiểu
bang này đã được sử
dụng để thúc đẩy “tư
cách ứng viên” của
vị tổng lãnh sự
“trong vai trò đại
sứ kế tiếp tại Việt
Nam”, ông nói trong
một email như vậy.
Việc
tiết lộ tư cách ứng
viên như thế có thể
gây tranh cãi trong
cộng đồng người Mỹ
gốc Việt. Nhiều
người Mỹ gốc Việt
từng trốn chạy khỏi
chế độ cộng sản đã
bắt đầu chấp nhận
việc bình thường hoá
quan hệ ngoại giao
và thương mại với Hà
Nội, mặc dù vẫn tồn
tại những quan điểm
khác biệt tự nhiên
về chính trị, vẫn
còn những lằn ranh
đỏ rõ ràng cho những
người Việt lưu vong
nào luôn yêu quê
hương của họ. Một
trong những lằn ranh
rõ ràng đó – có lẽ
là rõ ràng nhất –
liên quan đến một
thực tế là việc các
công dân Việt Nam tụ
họp ôn hoà để ủng hộ
quyền bầu cử dân chủ
vẫn bị xem là có
tội. Công dân Việt
Nam vẫn bị bỏ tù vì
bày tỏ những quan
điểm như vậy.
Tôi hỏi
bác sỹ Tâm và David
Duong là liệu họ có
tin rằng việc cổ suý
dân chủ nên bị ngăn
cấm về mặt pháp lý
trên quê hương họ
hay không. Không ai
trả lời câu hỏi này.
Thực tế những người
tha hương xuất chúng
này sẵn sàng nhìn
sang chỗ khác và
ngậm miệng trước
những vấn đề nhân
quyền cốt lõi – có
lẽ là nếu làm khác
sẽ bất tiện cho việc
duy trì những thương
vụ hiện hành với
chính quyền cộng sản
Việt Nam – sẽ bị
nhiều người coi là
chướng tai gai mắt.
Và quay trở lại quê
hương, người ta có
thể hình dung ra mức
độ phản ứng khi
thông tin ấy đến tai
những công dân Việt
Nam đang vật vã
trong nhà tù vì họ
đã đủ dũng cảm để
ủng hộ quyền bầu cử.
Thành
viên duy nhất trong
mạng lưới những
người ủng hộ Lê
Thành Ân hồi âm đề
nghị bình luận về
bài viết này là
Trương Ngọc Phương,
giám đốc điều hành
của Trung âm Dịch vụ
Quốc tế
(International
Service Center) trụ
sở ở Harrisburg,
bang Pennsylvania.
Trung tâm này ra đời
năm 1976, nhằm hỗ
trợ những người tị
nạn Việt Nam trốn
chạy khỏi cuộc tiếp
quản của phe cộng
sản một năm trước
đó. Hiện nay nó cũng
hỗ trợ những đối
tượng khó khăn khác,
kể cả nạn nhân của
thảm hoạ bão Katrina
ở bang Louisiana.
Trương
từ chối trả lời
phỏng vấn về công
việc giữa ông ta với
Lê Thành Ân liên
quan đến một hy vọng
cho vị trí đại sứ
(đồng thời cũng từ
chối bày tỏ quan
điểm về các luật lệ
bài dân chủ của
chính phủ Việt Nam).
Dù vậy, nhân viên
công tác xã hội của
bang Pennsylvania
này vẫn sẵn sàng lý
giải sự ủng hộ mà
ông dành cho chiến
dịch vận động của Lê
Thành Ân nói chung.
Trương
nói với tôi trong
một email: “Chúng
tôi chỉ là một nhóm
nhỏ những người đại
diện cho cộng đồng
và doanh giới tình
cờ biết được những
hành động tuyệt vời
mà ông Lê Thành Ân
đã có khả năng hoàn
thành trên cương vị
Tổng Lãnh sự tại Tp
HCM ba năm qua. Xuất
phát từ sự ngưỡng mộ
ông Lê Thành Ân, và
xuất phát từ sự tôn
trọng dành cho Đại
sứ đương nhiệm của
Mỹ tại Việt Nam,
David Shear, chúng
tôi quyết định tổ
chức một chiến dịch
thận trọng nhằm huy
động sự hỗ trợ bổ
sung cho tư cách ứng
viên của ông Lê
Thành Ân.” (ông tổng
lãnh sự cũng được
gửi bản copy của
email này.)
Trong
một thông điệp mà
Trương gửi cho những
người ủng hộ tiềm
năng của vị tổng
lãnh sự, ông lập
luận rằng Lê Thành
Ân là người Việt Nam
tương đương với Gary
Locke, đại sứ đương
nhiệm của Mỹ ở Trung
Quốc và là cựu bộ
trưởng thương mại.
Trương viết: “Việc
bổ nhiệm Gary Locke
làm Đại sứ Mỹ tại
Trung Quốc đã tạo ra
một tiền lệ xứng
đáng được lặp lại.
Sự phụng sự mẫu mực
của Đại sứ Locke nhờ
nhiều vào bản sắc
một người Mỹ gốc Hoa
của ông. Những phẩm
chất của ông cho
phép ông tìm ra
những lĩnh vực hợp
tác hiệu quả giữa
hai nền văn hoá và
hai quốc gia.”
Thật là
một điều rất bất
thường – có lẽ là
chưa có tiền lệ –
khi một thành viên
tích cực của ngành
ngoại giao Mỹ lại
tiến hành một chiến
dịch gây áp lực
chính trị bí mật để
Nhà Trắng đề cử vào
cương vị đại sứ tới
một quốc gia quan
trọng.
Một cái
nhìn sơ qua về bối
cảnh của những gì mà
những người mong
muốn trở thành đại
sứ thường làm sẽ
minh hoạ cho mức độ
bất thường đó. Hai
cách đầu tiên để trở
thành đại sứ là
những cách bình
thường. Đại sứ đương
nhiệm của Mỹ tại
Việt Nam, David
Shear, xuất thân từ
hàng ngũ tinh hoa
của ngành ngoại giao
Mỹ. Shear có bằng
thạc sỹ của Học viện
Quan hệ Quốc tế
thuộc Đại học John
Hopkins (John
Hopkins School of
Advanced
International
Service), thành thạo
tiếng Nhật và tiếng
Trung, và từng là
phó trợ lý ngoại
trưởng phụ trách
Châu Á trước khi
được Bộ Ngoại giao
thẩm tra và bổ nhiệm
làm đại sứ ở Hà Nội
năm 2011. Phương
thức truyền thống
này chiếm khoảng 2/3
tổng số đại sứ của
Mỹ. Các đại sứ Mỹ
tại Việt Nam trước
đây đều xuất thân từ
hàng ngũ tinh hoa:
những quan chức
ngoại giao với nhiều
kinh nghiệm về an
ninh quốc gia như
Michael Michalak,
Michael Marine và
Raymond Burghardt.
Đại sứ
đầu tiên của Mỹ tại
Việt Nam, Douglas
“Pete” Peterson,
người phục vụ từ năm
1997 – 2001, là một
vụ bổ nhiệm mang màu
sắc chính trị. Song
Peterson lại được
xem là một sự lựa
chọn xuất sắc. Ông
là cựu thành viên
đáng kính của Quốc
hội Mỹ và là cựu tù
binh trong trong
chiến tranh Việt
Nam.
Đối với
phương thức chính
trị nói chung, hãy
hình dung Caroline
Kennedy, người được
cho là sẽ sớm thay
thế đại sứ Mỹ tại
Nhật Bản, John Roos,
một luật sư vùng
Silicon Valley với
kinh nghiệm ngoại
giao đến từ việc bỏ
ra hơn 500.000USD để
ủng hộ chiến dịch
tranh cử tổng thống
năm 2008 của Obama.
Phải chăng Roos đã
mua chiếc ghế đại
sứ? Tất nhiên. Song
nhờ hệ thống tài trợ
chiến dịch tranh cử
của Mỹ mà luật chống
hối lộ không bao giờ
nhảy vào cuộc chơi
miễn là có
nháy-và-gật khi cuộc
giao dịch xong, và
không có việc bánh
ít trao đi bánh quy
trao lại – điều
“không bao giờ” diễn
ra.
Chắc
chắn, những giới
lãnh đạo hoạch định
chính sách ngoại
giao Mỹ có lý do
chính đáng để e dè
trước những vụ bổ
nhiệm mang màu sắc
chính trị như thế.
Trên hết, vị trí đại
sứ – hoặc bất kỳ vị
trí chính quyền nào
– không bao giờ nên
bán chác. Có lẽ điều
đáng ngạc nhiên là
hệ thống này lại
thường cho ra kết
quả tốt, khi mà một
số chiến hữu của
tổng thống hoá ra
lại là những nhà
ngoại giao lành
nghề, đại diện cho
quốc gia của mình
một cách đáng khâm
phục. Pamela
Harriman, người được
Bill Clinton cử sang
Paris, là một dẫn
chứng tức thời. Bên
cạnh đó là cựu ngôi
sao phim trẻ em
Shirley Temple
Black, người từng
đóng vai trò đại sứ
Mỹ tại cả Ghana lẫn
Czechoslovakia những
năm 1970 và 1980 một
cách đáng ngưỡng mộ.
Và khi mà vị đại sứ
với nhiều mối quan
hệ chính trị lại là
một nhân vật ít được
ngưỡng mộ, mọi đại
sứ quán Mỹ dường như
đều có một vị phó
đại sứ thượng thặng
nhằm đảm bảo những
lợi ích ngoại giao
quan trọng của Mỹ
không bị ảnh hưởng.
Giống như các đại sứ
chuyên nghiệp, các
phó đại sứ cũng xuất
thân từ hàng ngũ
tinh hoa của ngành
ngoại giao và có thể
được tin cậy trong
việc quản lý hoạt
động ngoại giao đích
thực.
Lê Thành
Ân không đến từ hàng
ngũ tinh hoa đó. Ông
ta là một cựu viên
chức dân sự trong
Hải quân Mỹ, sau 15
năm phục vụ trong
quân ngũ đã tham gia
ngành ngoại giao vào
năm 1991. Bản sơ yếu
lý lịch chính thức
trong Bộ Ngoại giao
của Lê Thành Ân được
đăng trên website
của lãnh sự quán cho
biết, một cách dễ
nhầm lẫn, rằng ông
ta “sinh ra và lớn
lên” ở Việt Nam,
điều sau đó lại mâu
thuẫn với lời khẳng
định ông ta là “một
người bản địa bang
Virginia”. Kết quả
tìm kiếm những thông
tin công khai sẵn có
gợi lên rằng Lê
Thành Ân trên thực
tế ra đời đâu đó ở
Việt Nam, mặc dù
chính xác thời gian
và địa điểm ra đời,
cũng như thời điểm
ông ta rời quê
hương, thì vẫn chưa
rõ.
Theo bản
sơ yếu lý lịch của
Lê Thành Ân thì ông
ta giành được bằng
thạc sỹ chuyên ngành
quản trị công nghệ
khoa học
(engineering
administration) của
Đại học George
Washington năm 1978.
Lê Thành Ân trở
thành thành viên cao
cấp ngành ngoại giao
Mỹ từ năm 2001. Song
công việc trong Bộ
Ngoại giao của ông
ta dường như lại tập
trung vào khía cạnh
quản lý của ngành
ngoại giao, liên
quan đến những chủ
đề như các toà nhà
và công việc hành
chính, chứ ít dính
dáng đến những vụ
việc về an ninh quốc
gia.
Lê Thành
Ân là người vinh dự
được trao giải
thưởng quản lý hàng
đầu của Bộ Ngoại
giao năm 2006,
“Luther I. Replogle
Award for Management
Improvement”. Bất kể
phần thưởng ấy đáng
ca ngợi đến đâu – và
đó thực sự là một
vinh dự đáng kể –
những thành tích như
thế lại gợi lên rằng
tình trạng thiếu
kinh nghiệm ngoại
giao cấp cao của ông
ta thậm chí có lẽ
còn không đủ điều
kiện để trở thành
một phó đại sứ ở đại
sứ quán Mỹ tại Hà
Nội, chứ chưa nói gì
đến đại sứ.
Vị tổng
lãnh sự tại SG mà Lê
Thành Ân thay thế,
Kenneth Fairfax, nay
là đại sứ Mỹ tại
Kazakhstan. Song
Fairfax lại là một
trong những ngôi sao
của ngành ngoại
giao, công việc
trước đây của ông ở
những vị trí nhạy
cảm bao gồm một
nhiệm kỳ làm quan
chức cấp cao trong
Hội đồng An ninh
Quốc gia, nơi ông
phụ trách vấn đề vũ
khí hạt nhân. Trong
thời gian này, các
nhà ngoại giao ở đại
sứ quán Mỹ tại Hà
Nội phải giải quyết
những vấn đề ngoại
giao nhạy cảm, còn
lãnh sự quán tại Tp
HCM do Lê Thành Ân
đứng đầu lại thường
được coi là một
trung tâm chuyên xử
lý visa.
Một sự
phỏng đoán dựa theo
kinh nghiệm ở đây là
Tổng Lãnh sự Lê
Thành Ân sẽ không
được trao chiếc ghế
đại sứ mà ông ta
đang tìm kiếm. Hãy
thử hình dung phản
ứng từ ngành ngoại
giao Mỹ nếu Lê Thành
Ân thành công trong
việc được Nhà Trắng
đề cử bằng cách đẩy
mục đích chính trị
phải chạy vòng quy
trình thẩm tra thông
thường của Bộ Ngoại
giao, trong đó có
việc tiếp cận trực
tiếp tổng thống – và
tại một buổi gây
quỹ.
Type Vietnamese anywhere !
http://www.angeltech.us/viet-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét