Người
ngồi bên trái tôi là Đại Tá Phạm Công Cửu. Trong kháng chiến chống
Pháp, Cửu là Tiểu đội trưởng liên lạc. Trong trận Hói Đào (1950) Cửu đi
đầu, đi sau Cửu là một liên lạc viên rồi đến tôi. Người thứ hai đạp phải
mìn, nhưng chúng tôi vẫn tiềm nhập.
1951, sau Chiến dịch Quang Trung, về đóng quân tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) Trang Nguyên đổi miếng vải bạt được con vịt, giao cho Cửu toàn quyền chế biến. Bữa chén có cả hạng mục tiết canh đông úp bát. 1953 gặp nhau tại Rừng Thông (Thanh Hóa), Cửu đổi chiếc mũ lá cho tôi và nói: - Chia tay! tớ đi Tây Nguyên đây. Từ Tây Nguyên về, Cửu đã là Đại Đội Trưởng, về Thủ Đô duyệt binh.
Sau đó bặt tin, nghe nói Cửu được đi học chỉ huy Tăng Thiết Giáp tại Phrun-De. Không nói với ai, nhưng tôi cứ băn khoăn, không hiểu cái thằng ngọng lờ nờ này nó nói tiếng Nga thế nào? Sau này nghe Cửu kể lại thì ra anh chàng đã tốt nghiệp sau cuộc diễn tập Hiệp Đồng Binh Chủng của các học viên thuộc nhiều nước. Đến đây thì tôi thực sự tâm, khẩu phục anh chàng Cửu Vổ (biệt danh của Phạm Công Cửu). Học về Tăng nhưng đi B hồi đó chưa có Tăng, nên Cửu về làm Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 66, Sư đoàn 304.
Tháng 11 năm 1965 Mỹ đổ quân vào Thung lũng Ia Drang, mở đầu chiến dịch tìm diệt. Mỹ đã bất ngờ đổ quân vào nơi đóng quân của một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 66. Tao ngộ chiến xẩy ra...
Phần tiếp theo xin để Wikipedia kể tiếp:
...Trong khi đó, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 Tiền Phương và Trung Đoàn 66 tìm cách chế ngự trận đánh. Hay tin các chỉ huy trưởng không có mặt tại các vị trí chỉ hủy, Trung Đoàn Phó Phạm Công Cửu, đang ở bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 7 khi cuộc tấn công xảy ra, báo động cho tiểu đoàn chuẩn bị rút ra.
Đem theo mình một nhóm sĩ quan của Tiểu Đoàn 7, Cửu tiến tới để lượng định tình hình. Ông tới vùng của Tiểu Đoàn 9 vào lúc trưa và chứng kiến cảnh hỗn độn, với nhiều thương binh di chuyển về hậu cứ và không ai biết rõ điều gì ̣đang xảy ra. Viên chính ủy phó tiểu đoàn chỉ báo cáo được cho ông là địch quân chỉ gồm toàn lính Mỹ (không có lính Nam Việt Nam) và chúng rất hiếu chiến và trang bị đầy đủ.
Châu, tới nơi trễ sau hơn, gặp Đại Đội 13 của Tiểu Đoàn 9 trên đường rút lui và ra lệnh để lại sau một trung đội để cầm chân lính Mỹ. Trong khi trung đoàn trưởng Trung Đoàn 66 vắng mặt, Châu đứng ra chỉ huy.
Xế chiều, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 Tiền Phương ra lệnh cho Châu tấn công vị trí lính Mỹ với lực lượng sẵn có. Châu phái lính của Tiểu Đoàn 7 nhập với các đơn vị rải rác của Tiểu Đoàn 9. Châu đặt Cửu chỉ huy trực tiếp cuộc tấn kích.
Cuộc tấn kích dự định khởi sự vào lúc 0300 ngày 15 tháng 11, nhưng vì không quen địa thế và mưa pháo Mỹ, mãi đến hừng đông các quân lính mới sắp xếp xong vào vị trí. Hai đại đội của Tiểu Đoàn 7 và các đơn vị của Tiểu Đoàn 9 chuẩn bị đánh một mặt của tuyến phòng Mỹ trong khi đại đội súng ống của Tiểu Đoàn 7 dàn trận phía mặt kia làm lực lượng ngăn chận. Thế dàn trận này cũng cho phép dùng súng liên thanh ria qua đầu họ.
Cửu khẳng định là báo cáo qua rađiô với Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 Tiền Phương là lính mình đã tràn ngập tuyến phòng Mỷ, thu góp được hơn 70 khẩu súng và quân số còn lại của lực lượng là 150 người, có nghĩa là thiệt hại từ 300 đến 400 người. Cửu nhìn nhận là lúc đầu Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 không tin bản báo cáo của mình và gạn hỏi Cửu có đích thân kiểm chứng bản báo cáo hay chỉ chuyển đạt các báo cáo từ các đơn vị trực thuộc trình lên. Sự thật thì một khúc tuyến phòng của Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 7 Kỵ Binh Mỹ bị chọc thủng nhất thời, nhưng cuộc xâm nhập bị trám lại ngay và tuyến phòng Mỹ đứng vững. Bốn mươi hai lính Mỹ bí giết và 20 bị thương...
1967, trong chuyến đi biểu diễn phục vụ Lục Quân 1 tại Sơn Tây. Cửu đã từ chỗ ngồi của khán giả lẻn ra sau sân khấu gặp và ôm chầm lấy tôi, ghé vào tai tôi thì thầm; “Báo tin sầu cho mày, tao hai gạch ba sao rồi nhé!”. Thì ra thằng bạn thuở “hàn vi” nay đã là Thượng Tá.
Sau khi chụp ảnh chung với tôi (tấm ảnh kèm) ông bạn tôi đã qua đời với quân hàm Đại Tá.
1951, sau Chiến dịch Quang Trung, về đóng quân tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) Trang Nguyên đổi miếng vải bạt được con vịt, giao cho Cửu toàn quyền chế biến. Bữa chén có cả hạng mục tiết canh đông úp bát. 1953 gặp nhau tại Rừng Thông (Thanh Hóa), Cửu đổi chiếc mũ lá cho tôi và nói: - Chia tay! tớ đi Tây Nguyên đây. Từ Tây Nguyên về, Cửu đã là Đại Đội Trưởng, về Thủ Đô duyệt binh.
Sau đó bặt tin, nghe nói Cửu được đi học chỉ huy Tăng Thiết Giáp tại Phrun-De. Không nói với ai, nhưng tôi cứ băn khoăn, không hiểu cái thằng ngọng lờ nờ này nó nói tiếng Nga thế nào? Sau này nghe Cửu kể lại thì ra anh chàng đã tốt nghiệp sau cuộc diễn tập Hiệp Đồng Binh Chủng của các học viên thuộc nhiều nước. Đến đây thì tôi thực sự tâm, khẩu phục anh chàng Cửu Vổ (biệt danh của Phạm Công Cửu). Học về Tăng nhưng đi B hồi đó chưa có Tăng, nên Cửu về làm Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 66, Sư đoàn 304.
Tháng 11 năm 1965 Mỹ đổ quân vào Thung lũng Ia Drang, mở đầu chiến dịch tìm diệt. Mỹ đã bất ngờ đổ quân vào nơi đóng quân của một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 66. Tao ngộ chiến xẩy ra...
Phần tiếp theo xin để Wikipedia kể tiếp:
...Trong khi đó, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 Tiền Phương và Trung Đoàn 66 tìm cách chế ngự trận đánh. Hay tin các chỉ huy trưởng không có mặt tại các vị trí chỉ hủy, Trung Đoàn Phó Phạm Công Cửu, đang ở bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 7 khi cuộc tấn công xảy ra, báo động cho tiểu đoàn chuẩn bị rút ra.
Đem theo mình một nhóm sĩ quan của Tiểu Đoàn 7, Cửu tiến tới để lượng định tình hình. Ông tới vùng của Tiểu Đoàn 9 vào lúc trưa và chứng kiến cảnh hỗn độn, với nhiều thương binh di chuyển về hậu cứ và không ai biết rõ điều gì ̣đang xảy ra. Viên chính ủy phó tiểu đoàn chỉ báo cáo được cho ông là địch quân chỉ gồm toàn lính Mỹ (không có lính Nam Việt Nam) và chúng rất hiếu chiến và trang bị đầy đủ.
Châu, tới nơi trễ sau hơn, gặp Đại Đội 13 của Tiểu Đoàn 9 trên đường rút lui và ra lệnh để lại sau một trung đội để cầm chân lính Mỹ. Trong khi trung đoàn trưởng Trung Đoàn 66 vắng mặt, Châu đứng ra chỉ huy.
Xế chiều, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 Tiền Phương ra lệnh cho Châu tấn công vị trí lính Mỹ với lực lượng sẵn có. Châu phái lính của Tiểu Đoàn 7 nhập với các đơn vị rải rác của Tiểu Đoàn 9. Châu đặt Cửu chỉ huy trực tiếp cuộc tấn kích.
Cuộc tấn kích dự định khởi sự vào lúc 0300 ngày 15 tháng 11, nhưng vì không quen địa thế và mưa pháo Mỹ, mãi đến hừng đông các quân lính mới sắp xếp xong vào vị trí. Hai đại đội của Tiểu Đoàn 7 và các đơn vị của Tiểu Đoàn 9 chuẩn bị đánh một mặt của tuyến phòng Mỹ trong khi đại đội súng ống của Tiểu Đoàn 7 dàn trận phía mặt kia làm lực lượng ngăn chận. Thế dàn trận này cũng cho phép dùng súng liên thanh ria qua đầu họ.
Cửu khẳng định là báo cáo qua rađiô với Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 Tiền Phương là lính mình đã tràn ngập tuyến phòng Mỷ, thu góp được hơn 70 khẩu súng và quân số còn lại của lực lượng là 150 người, có nghĩa là thiệt hại từ 300 đến 400 người. Cửu nhìn nhận là lúc đầu Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 không tin bản báo cáo của mình và gạn hỏi Cửu có đích thân kiểm chứng bản báo cáo hay chỉ chuyển đạt các báo cáo từ các đơn vị trực thuộc trình lên. Sự thật thì một khúc tuyến phòng của Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 7 Kỵ Binh Mỹ bị chọc thủng nhất thời, nhưng cuộc xâm nhập bị trám lại ngay và tuyến phòng Mỹ đứng vững. Bốn mươi hai lính Mỹ bí giết và 20 bị thương...
1967, trong chuyến đi biểu diễn phục vụ Lục Quân 1 tại Sơn Tây. Cửu đã từ chỗ ngồi của khán giả lẻn ra sau sân khấu gặp và ôm chầm lấy tôi, ghé vào tai tôi thì thầm; “Báo tin sầu cho mày, tao hai gạch ba sao rồi nhé!”. Thì ra thằng bạn thuở “hàn vi” nay đã là Thượng Tá.
Sau khi chụp ảnh chung với tôi (tấm ảnh kèm) ông bạn tôi đã qua đời với quân hàm Đại Tá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét