NGÀY VĂN CÔNG TOÀN QUÂN
Đã thành thông lệm sau Tết Nguyên Đán, khi không khí vui xuân chưa phai nhạt, thì cái nhóm anh chị em tự mệnh danh là Văn Công Toàn Quân thường tụ họp với nhau ở một địa điểm nào đó, góp kinh phí và tổ chức ăn uống, hội hè vui vẻ với nhau.
Đó là nét chung còn thiếu gì trường hợp không nói ra miệng nhưng cũng thường coi đây là “Chợ Tình Văn Công”. Cũng tốt chứ sao? Người Mèo còn làm được thì tại sao ta không làm?
Cái cần bàn bây giờ là cái mũ Toàn Quân nó còn hợp nữa không? Hay chỉ là những diễn viên văn công quân đội nghỉ hưu, cư ngụ ở khu vực Hà Nội và phụ cận.
Thời kỳ đầu văn công quân đội ra đời, cũng khá đông. Từ khi ta học tập Trung Quốc thành lập ra những bộ phận làm công tác văn nghệ nhằm úy lạo tinh thần quân đội và nhân dân (một hình thức công tác chính trị trong lực lượng vũ trang) cái tên Văn Công, chắc chắn cũng mượn của Tàu.
Trong kháng chiến chống Pháp, một trong những đội văn nghệ vũ trang đầu tiên là dội thuộc Trung Doàn 148, hoạt động ở mặt trận Lao Hà. Đội này bị Phỉ tàn sát. Những Đại đoàn chủ lực, đều có một đội Văn Công, thuộc biên chế Phòng Chính Trị. Các đội Văn Công 308, 304, 320, 312, 316, 324, 325, 330 v.v... lần lượt ra đời rồi đến các binh chủng: Công Binh, Pháo mặt đất, Pháo Cao Xạ, Hải Quân, Không Quân, Đặc Công, Biên Phòng, Công An, Tổng Cục Hậu Cần, Các Khu Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc, Tả Ngạn, Hữu Ngạn, Khu IV, Khu V, Khu VI, Trường Sơn v.v... các đội kể không xiết. Ngoài ra có một đơn vị được gọi là Đoàn đó là Đoàn Văn Công Tổng Cục Chính Trị, mà có lúc lên đến ba đoàn Một, Hai, Ba.
Với dàn nhạc một quản có tăng cường bộ đồng và trống định âm, với những Ngọ, Quế, Thản, Lộc, Thắng, Lê Lan, Phú,Cương,Thơn, Thiên, Thuần, Cầu, Việt Lập, Tranh, Phùng, Tuy, Doãn Mạch... Dưới ngọn đũa của Nhạc Trưởng Lê Đóa thì ai cũng muốn múa, và ai cũng trở nên hát vang hơn, lộng lẫy hơn.
Tôi nhớ đã có lần gọi là họp mặt Toàn Quân tại Bảo Tàng Quân Đội. Tôi đã ghi hình và phỏng vấn các Đoàn Trưởng Hoàng Cầm. Đức Toàn, Trọng Loan, Ngọc Trác, Thành Chính, Thanh Vân, Nguyễn Bính, Nguyễn Thông và nhiều nữa hầu hết các đoàn trưởng các đoàn, đúng là toàn quân. Nhiều năm sau họp tại Hội Trường 66 đều có mặt Anh Văn và Chị Hà cùng dự. Có lần anh Lành (Tố Hữu) và anh Chiến (Văn Tiến Dũng) cũng đến vui với anh chị em, đây là dịp cho các chị lớn tuổi như Thùy Chi, Kim Ngọc tung hoành. Đã có lần chị Kim Ngọc dang tay thách mời anh Hồng Cư hôn, nhưng Trung Tướng nhà ta đã khiêm tốn.
Nói đến văn công toàn quân mà không nói đến những anh chị em đã ngã xuống trên chiến trường thì là một điều đáng trách. Ngoài đôi vợ chồng ngã xuống tại mặt trận Lao Hà, sau này còn biết bao nhiêu người đã nối gót họ. Anh Úy diễn viên ca TCCT đi B đã trở thành liệt sĩ, dũng sĩ diệt Mỹ. Ngọc Lạn, cây Flutte đã ngã xuống ở chiến trường Khu VI. Thanh Lâm Accordeoniste Trị Thiên Huế, Nguyệt Ba, Kim Yến, Phạm Lập, Lê Đình Tiểng tại chiến trường B2, Chu Nghi, Ngọc Minh và Quy, Văn Dũng, Thanh Tùng diễn viên múa, trên đường Trường Sơn... Chắc rằng còn nữa mà tôi chưa kể được hết. Xin có lời tạ tội!
Kể lại vài nét như thế để thấy cái gọi là “toàn quân” bay giờ nó ẻo uột ra sao? Hàng năm, vào dịp họp mặt truyền thống của các đơn vị đều có giới thiệu “đại biểu toàn quân”, cũng có lẵng hoa tặng, nâng ly, chạm cốc, chúc tụng, đáp từ đấy nhưng nó hình thức và nhạt nhẽo vì nó chẳng đại điện cái gì và cho ai? Nó chỉ mang tính hình thức giáo điều.
Đã mấy năm nay, tôi bỏ cái họp toàn quân, không phải không nhớ tới anh chị em. Với cái đầu chưa đến nỗi lẫn như tôi, thì tôi còn nhiều đối tượng để mà nhớ mà muốn gặp, nhưng:
Khi nghe nói đi họp Toàn Quân thì thấy ngượng, cứ như mình ăn gian nói dối. Vả lại, “ăn có mời, làm có khiến” Đừng tùy tiện gặp đâu gọi đấy, gọi ai thì gọi... Đành là Ban Kiên Lạc làm việc không công, cái đó hoan nghênh, nhưng cũng nên góp ý để khỏi phí Ngày Xuân, đừng uổng tuổi già.
Năm nay vẫn chúc các bạn vui vẻ khỏe mạnh.
Tôi xin kiếu! .
Đã thành thông lệm sau Tết Nguyên Đán, khi không khí vui xuân chưa phai nhạt, thì cái nhóm anh chị em tự mệnh danh là Văn Công Toàn Quân thường tụ họp với nhau ở một địa điểm nào đó, góp kinh phí và tổ chức ăn uống, hội hè vui vẻ với nhau.
Đó là nét chung còn thiếu gì trường hợp không nói ra miệng nhưng cũng thường coi đây là “Chợ Tình Văn Công”. Cũng tốt chứ sao? Người Mèo còn làm được thì tại sao ta không làm?
Cái cần bàn bây giờ là cái mũ Toàn Quân nó còn hợp nữa không? Hay chỉ là những diễn viên văn công quân đội nghỉ hưu, cư ngụ ở khu vực Hà Nội và phụ cận.
Thời kỳ đầu văn công quân đội ra đời, cũng khá đông. Từ khi ta học tập Trung Quốc thành lập ra những bộ phận làm công tác văn nghệ nhằm úy lạo tinh thần quân đội và nhân dân (một hình thức công tác chính trị trong lực lượng vũ trang) cái tên Văn Công, chắc chắn cũng mượn của Tàu.
Trong kháng chiến chống Pháp, một trong những đội văn nghệ vũ trang đầu tiên là dội thuộc Trung Doàn 148, hoạt động ở mặt trận Lao Hà. Đội này bị Phỉ tàn sát. Những Đại đoàn chủ lực, đều có một đội Văn Công, thuộc biên chế Phòng Chính Trị. Các đội Văn Công 308, 304, 320, 312, 316, 324, 325, 330 v.v... lần lượt ra đời rồi đến các binh chủng: Công Binh, Pháo mặt đất, Pháo Cao Xạ, Hải Quân, Không Quân, Đặc Công, Biên Phòng, Công An, Tổng Cục Hậu Cần, Các Khu Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc, Tả Ngạn, Hữu Ngạn, Khu IV, Khu V, Khu VI, Trường Sơn v.v... các đội kể không xiết. Ngoài ra có một đơn vị được gọi là Đoàn đó là Đoàn Văn Công Tổng Cục Chính Trị, mà có lúc lên đến ba đoàn Một, Hai, Ba.
Với dàn nhạc một quản có tăng cường bộ đồng và trống định âm, với những Ngọ, Quế, Thản, Lộc, Thắng, Lê Lan, Phú,Cương,Thơn, Thiên, Thuần, Cầu, Việt Lập, Tranh, Phùng, Tuy, Doãn Mạch... Dưới ngọn đũa của Nhạc Trưởng Lê Đóa thì ai cũng muốn múa, và ai cũng trở nên hát vang hơn, lộng lẫy hơn.
Tôi nhớ đã có lần gọi là họp mặt Toàn Quân tại Bảo Tàng Quân Đội. Tôi đã ghi hình và phỏng vấn các Đoàn Trưởng Hoàng Cầm. Đức Toàn, Trọng Loan, Ngọc Trác, Thành Chính, Thanh Vân, Nguyễn Bính, Nguyễn Thông và nhiều nữa hầu hết các đoàn trưởng các đoàn, đúng là toàn quân. Nhiều năm sau họp tại Hội Trường 66 đều có mặt Anh Văn và Chị Hà cùng dự. Có lần anh Lành (Tố Hữu) và anh Chiến (Văn Tiến Dũng) cũng đến vui với anh chị em, đây là dịp cho các chị lớn tuổi như Thùy Chi, Kim Ngọc tung hoành. Đã có lần chị Kim Ngọc dang tay thách mời anh Hồng Cư hôn, nhưng Trung Tướng nhà ta đã khiêm tốn.
Nói đến văn công toàn quân mà không nói đến những anh chị em đã ngã xuống trên chiến trường thì là một điều đáng trách. Ngoài đôi vợ chồng ngã xuống tại mặt trận Lao Hà, sau này còn biết bao nhiêu người đã nối gót họ. Anh Úy diễn viên ca TCCT đi B đã trở thành liệt sĩ, dũng sĩ diệt Mỹ. Ngọc Lạn, cây Flutte đã ngã xuống ở chiến trường Khu VI. Thanh Lâm Accordeoniste Trị Thiên Huế, Nguyệt Ba, Kim Yến, Phạm Lập, Lê Đình Tiểng tại chiến trường B2, Chu Nghi, Ngọc Minh và Quy, Văn Dũng, Thanh Tùng diễn viên múa, trên đường Trường Sơn... Chắc rằng còn nữa mà tôi chưa kể được hết. Xin có lời tạ tội!
Kể lại vài nét như thế để thấy cái gọi là “toàn quân” bay giờ nó ẻo uột ra sao? Hàng năm, vào dịp họp mặt truyền thống của các đơn vị đều có giới thiệu “đại biểu toàn quân”, cũng có lẵng hoa tặng, nâng ly, chạm cốc, chúc tụng, đáp từ đấy nhưng nó hình thức và nhạt nhẽo vì nó chẳng đại điện cái gì và cho ai? Nó chỉ mang tính hình thức giáo điều.
Đã mấy năm nay, tôi bỏ cái họp toàn quân, không phải không nhớ tới anh chị em. Với cái đầu chưa đến nỗi lẫn như tôi, thì tôi còn nhiều đối tượng để mà nhớ mà muốn gặp, nhưng:
Khi nghe nói đi họp Toàn Quân thì thấy ngượng, cứ như mình ăn gian nói dối. Vả lại, “ăn có mời, làm có khiến” Đừng tùy tiện gặp đâu gọi đấy, gọi ai thì gọi... Đành là Ban Kiên Lạc làm việc không công, cái đó hoan nghênh, nhưng cũng nên góp ý để khỏi phí Ngày Xuân, đừng uổng tuổi già.
Năm nay vẫn chúc các bạn vui vẻ khỏe mạnh.
Tôi xin kiếu! .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét