“Việt Nam là một phần đời của tôi” | |
Đó
là câu nói của Bs Philipp Rösler, Bộ trưởng Kinh tế của Đức (người sắp
đi thăm chính thức Việt Nam) trong bài phỏng vấn dưới đây.
| |
Đọc bài phỏng vấn
này, thú thật, tôi không có cảm tình với người phóng viên. Phóng viên
muốn khai thác cái gốc Việt Nam của ông ta, nhưng ông thì muốn nói cái
bức tranh lớn hơn.Thật ra, câu đó cũng có thể áp dụng cho … tôi. Dù ở ngoài này nhiều hơn ở trong nước, nhưng
tôi lúc nào
cũng nghĩ Việt Nam là một phần lớn của đời tôi. ông Rösler còn có một câu chuyện thú vị khác, và câu chuyện này làm tôi nhớ chuyện xưa
…
Chúng ta biết rằng
ông Rösler sinh năm 1973 ở Sóc Trăng, và được hai bà soeur nôi nấng
trong cô nhi
viện. ông không biết cha mẹ mình là ai. Đến tháng thứ 9 thì ông được
một gia đình người Đức xin làm con nuôi. Cha nuôi của ông là một sĩ quan
trong quân đội. Đến khi ông 4 tuổi thì cha mẹ nuôi li dị. Trong môi
trường như thế mà ông học hành thành tài (bác sĩ) và thành danh (tham
gia chính trường). Nay ông là Bộ trưởng Kinh tế của Đức. Hành trình và
sự nghiệp của ông quả thật đáng nể. Nhưng với người Đức, vốn nổi tiếng
kì thị, thì có khi họ có cái nhìn khác.
Một anh bạn bên Đức
có kể một câu chuyện về ông Rösler rất thú vị. Lúc ông ấy được bổ nhiệm
làm Bộ trưởng Y tế, Rösler đến thăm một cơ sở của Bộ Y tế Đức, nhưng
người gác cổng không cho vào! ông gác cổng hỏi (tôi dịch nôm na): “Mày là ai mà dấm dớ đến đây?” ông Rösler trả lời tỉnh queo: “Tao là
tân Bộ trưởng đây!”. ông gác cổng cười rú lên rồi bảo: “Sao chú mày không bảo ngay là Hoàng đế của China có phải là dễ tin hơn không!”.
Có lẽ các bạn
trong nước sẽ không có cảm nhận gì đặc biệt khi đọc câu chuyện trên,
nhưng tôi và những người như tôi thì hiểu và thấm lắm. Người Âu Mĩ nói
chung vẫn xem thường người có sắc diện Á châu. Đối với họ, những người
như tôi (như những ai từng đi tị nạn) đến từ một nước nghèo nàn, chiến
tranh triền miên, đen đúa, v.v. thì được xếp vào nhóm “lạc hậu”. Lạc hậu ở đây có nghĩa là kém văn minh.
Dĩ nhiên, chúng ta có thể cãi một cách hàn lâm thế nào là văn minh và
thế nào là lạc hậu. Dĩ nhiên, họ không nói ra, nhưng suy nghĩ của họ là
như thế. Theo kinh nghiệm của tôi, người Đức và
Anh (kể cả Úc) là những người hay có những suy nghĩ lệch lạc và có thể
nói lạc hậu như thế. Có lần tôi được hỏi là “Mày biết làm phân số không?”. ông Rösler này cũng được nhìn như thế. Một người có khuôn mặt Á châu mà lại dám nói tao là tân bộ trưởng thì
đúng là chuyện khôi hài với người gác cổng (chắc là ít học thức và
thiếu thông tin). Nhưng cách ứng xử của ông Rösler kể ra cũng hay.
Câu chuyện của ông
Rösler cũng giông giống với câu chuyện của ông Nguyễn
Cao Kỳ mà tôi từng nghe qua. Nghe rằng khi sang Mĩ có lần ông Kỳ làm
nghề lái taxi hay đi taxi, và có một cuộc đối thoại thú vị với ông da
đen. ông Mĩ da đen hỏi: Ở Việt Nam mày làm nghề gì? ông Kỳ, một người rất giỏi tiếng Anh, trả lời: Tao từng là phó tổng thống. ông da đen cười rũ rượi nói: Thôi, mày nên tìm việc gì làm cho ổn định, đừng có mơ tưởng nữa. Dĩ nhiên, ông Nguyễn Cao Kỳ đâu có chấp gì với một người như thế. Tôi đoán ông Kỳ, một Buddha Child, chắc cười trong
bụng.
Cá nhân tôi cũng có
vài kinh nghiệm vui vui. Thỉnh thoảng, đi chợ tôi hỏi chuyện với người
bán hàng, và có ít nhất 2 lần họ nói không hiểu tôi nói gì (kiểu nghiêng
tai rồi nói I beg your pardon). Với kinh nghiệm của người ở đây lâu năm, tôi biết đó là một thái độ bỡn cợt, họ xem
thường mình. Tôi thậm chí còn đoán được họ sẽ nói gì kế tiếp! Thái độ đó hơi rẻ tiền! Trong tình huống như thế, tôi thường trả
lời tỉnh queo rằng tao nói chuyện cho hàng trăm hay
hàng ngàn người nghe và hiểu; nếu mày không hiểu tao nói, thì tao nghĩ
mày cần phải xem lại khả năng tiếng Anh của mày và nên tự vấn có nên làm
việc ở đây nữa hay không.
Ngay cả trong đề bạt
chức danh khoa bảng, tôi nghĩ Úc cũng có thái độ
phân biệt. Họ phân biệt tinh vi hơn nhiều. Tôi thường nói đùa rằng
những kẻ kì thị chủng tộc mà ít học thì cùng lắm họ chỉ chửi vài câu
(kiểu như go back to where you come from), nhưng
những kẻ có học thì họ làm … bài bản hơn. Những kẻ có học này không chửi
đổng như thế, nhưng họ tổ chức thành những hội đồng để làm khó ứng
viên, một cách làm rất ư là … khoa học. Do đó, tôi thường nói với các
bạn
nghiên cứu sinh rằng để bằng các đồng nghiệp người Úc, chúng ta phải
hơn họ 2 cái đầu. Nếu tiêu chuẩn của họ là A, thì mình phải có 2A. Phải
như thế thì mình mới có lí do ứng phó một cách hoàn toàn tự tin (và nếu
cần, trịch thượng
Chính vì thế mà tôi
không bao giờ nghĩ mình là người Úc. Dù mang quốc tịch Úc, nhưng cũng
như Rösler, tôi nghĩ Việt Nam là một phần đời
của tôi. Có khác chăng là cái phần đời này lớn hơn bất cứ phần đời nào
khác.
|
Bài đăng phổ biến
-
Trước Hiểm Họa Mất Nước Một Lần Nữa: Nhắc Lại Chuyện Nhà Minh Cướp Sách Của Ta Đem Về Tàu TS. Phạm Cao Dương 嶺南摭怪列傳 – Lĩnh Nam ch...
-
Vương triều Nguyễn trị vì 143 năm (1802 -1945). Trong số 13 vị vua, Hàm Nghi và Bảo Đại vẫn nằm lại đất khách quê người. Những...
-
HÀ NỘI (NV) - Thủ tướng CSVN, ông Nguyễn Tấn Dũng, tỏ ý sẽ không từ chức sau khi bị một đại biểu Quốc Hội đặt câu hỏi đại ý là ông có nê...
-
ÚM BA LA! CỦA TA HAY CỦA ĐỨA NÀO? CHUYỆN CƯỜI DÀNH CHO NGƯỜI HẾT RĂNG T rước khi đi tắm, vợ báo tin vui với chồng là nàng có t...
-
Y học : “bóp vú” có thể làm ngăn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư KHONG CO THUOC TRI CANCER NAO RE TIEN VA DE TIM...
-
Truyện hay về Y Khoa ... Trich tu THLongThanh Sinh nhật lần thứ bốn mươi của tôi, vợ tôi bảo năm chẵn nên làm mấy mâm cơm mời bạn...
-
TỰ BẠCH TÓM TẮT ĐỜI TÔI, VỚI NHỮNG NẺO ĐƯỜNG Chặng đường hình thành do những khoảng cách, có chặng do không gian và cũn...
Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013
“Việt Nam là một phần đời của tôi”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét