Chuyện lạ: Báo Quân đội Nhân dân giới thiệu tiểu thuyết của Orwell
Gần đây báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng giới thiệu nhiệt tình tiểu thuyết khiêu dâm 50 sắc thái.
Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan ngôn luận của Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đăng lại bài giới thiệu bạn đọc tim đọc tiểu thuyết chống Cộng kinh điển của nhà văn Orwell. Ban Tuyên giáo đã giới thiệu rồi, các báo khác có chi phải ngại nữa? Nghĩ cũng khôi hài, các báo tích cực chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" nhất, thường được coi là nơi giữ vững lý tưởng Cộng sản nhất, lại là ngọn cờ đầu giới thiệu nhiệt tình tác phẩm chống Cộng kinh điển, trước tất cả các cơ quan truyền thông khác. Đúng là dưới chân đèn là nơi tối nhất.
QĐND Online - Cuốn tiểu thuyết kinh điển của George Orwell: “Chuyện ở nông trại” đã được Công ty Cổ phần Văn hóa Truyền thông Nhã Nam
xuất bản. “Chuyện ở nông trại” là một tác phẩm ngụ ngôn kinh điển về xã
hội của thế kỷ 20. Sau hơn nửa thế kỷ từ lần xuất bản đầu tiên, “Chuyện
ở nông trại” đã in được hàng triệu bản, được dịch ra 70 thứ tiếng trên
thế giới và thường xuyên được tái bản. Cuốn sách có mặt trong 100
tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh của Tạp chí Time; đồng thời đứng ở
vị trí 31 trong danh sách tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20.
George
Orwell sinh ngày 25-6-1903 tại Motihari, Bengal (hiện là Bihar), Ấn Độ.
Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là: “Chuyện ở nông trại” và “1984”,
cả hai đều được viết lúc cuối đời.
“Chuyện
ở nông trại” viết năm 1943, xuất bản năm 1945, cuốn sách nhanh chóng
tìm được sự đồng cảm của đông đảo bạn đọc khắp nơi và mang lại cho
Orwell thành công cả về tiền bạc lẫn danh tiếng.
“Chuyện
ở nông trại” mở đầu khi bọn gia súc trong một nông trại nằm ở một vùng
nông thôn của nước Anh nghe theo lời Ông Cả (một chú lợn thông thái)
tiến hành khởi nghĩa, lật đổ ông chủ trại Jones, chiếm lấy quyền điều
hành nông trại. Chúng âm thầm chuẩn bị, nhưng phải đến sau khi Ông Cả
qua đời, bọn gia súc mới nổi dậy thành công dưới sự lãnh đạo của hai chú
lợn là Nã Phá Luân và Tuyết Cầu. Khi trại đã về tay gia súc, chúng đề
ra những nguyên tắc đẹp đẽ, mọi gia súc trong trại đều phải tuân theo,
với mong muốn từ nay tất cả đều được sống một cuộc sống tươi đẹp, ấm no
và “mọi con vật đều bình đẳng”.
Nội
dung câu chuyện mà Orwell xây dựng trong “Chuyện ở nông trại” đã khiến
người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách khi đã cầm lên. Có thể nói
rằng, Orwell đã kể nên một câu chuyện ngụ ngôn có màu sắc khôi hài mà
ngay cả trẻ thơ cũng đọc được (Theo THU THỦY).
NNS: Trại súc vật (tên nguyên gốc là Animal Farm: A Fairy Story (Trại súc vật: Một truyện cổ tích), nhưng A Fairy Story đã bị các nhà xuất bản Hoa Kỳ bỏ đi trong lần xuất bản năm 1946, là một tiểu thuyết trào phúng chỉ trích (CS) Liên Xô thời Stalin của nhà văn Anh sinh tại Ấn Độ tên là George Orwell (1903-1950). Tác phẩm lần đầu xuất bản ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau được in ở Mỹ.Sau hơn 50 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới kể cả tiếng Telugu (một dân tộc ở bắc Ấn Độ), tiếng Ba Tư, tiếng Iceland và tiếng Ukraina và thuờng xuyên được tái bản. Tạp chí Time đã chọn cuốn sách này là một trong 100 tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh (1923 tới 2005); nó cũng đứng ở vị trí 31 trong Danh sách Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20. Nó cũng giành một Giải Hugo quá khứ năm 1996 và cũng có mặt trong Những cuốn sách hay của thế giới phương Tây.
Trong tác phẩm, George Orwell đã dùng hình tượng những gia súc
trong trang trại để thể hiện những tiên đoán của ông về một nhà nước Xã
hội Chủ nghĩa. Tác phẩm được hoàn thành năm 1945, vào thời điểm đó phương Tây
không có thông tin đầy đủ về những nhà nước này, như Liên Xô, và hệ tư
tưởng Xã hội Chủ nghĩa đang ở thời kỳ thịnh vượng nhất chưa bộc lộ những
yếu kém của mình.
Tiểu thuyết không chỉ đề cập tới sự tham nhũng bởi các lãnh đạo của nó mà còn cả việc tiên đoán sự đồi bại, độc ác, dửng dưng, lãnh đạm, ham danh lợi và thiển cận có thể tiêu diệt bất kỳ khả năng nào của xã hội không tưởng này. Nó cũng còn cho thấy nguy cơ để sự dửng dưng, ngụy biện và tranh quyền trong cuộc cách mạng có thể dẫn tới sự rối loạn nếu sự chuyển tiếp êm đẹp sang một chính phủ của nhân dân không được diễn ra.
Tiểu thuyết không chỉ đề cập tới sự tham nhũng bởi các lãnh đạo của nó mà còn cả việc tiên đoán sự đồi bại, độc ác, dửng dưng, lãnh đạm, ham danh lợi và thiển cận có thể tiêu diệt bất kỳ khả năng nào của xã hội không tưởng này. Nó cũng còn cho thấy nguy cơ để sự dửng dưng, ngụy biện và tranh quyền trong cuộc cách mạng có thể dẫn tới sự rối loạn nếu sự chuyển tiếp êm đẹp sang một chính phủ của nhân dân không được diễn ra.
Animal Farm đã hai lần được chuyển thể thành phim. Animal Farm năm 1954 là phim truyện hoạt hình và phim Animal Farm
năm 1999 là một phiên bản TV live action, cả hai đều khác biệt một chút so với
tiểu thuyết. Trong bộ phim năm 1954 Napoleon bị lật đổ trong một cuộc
cách mạng thứ hai trong khi trong bộ phim năm 1999 chế độ của Napoleon
tự sụp đổ, như trường hợp xảy ra ở Liên xô và các nước Đông Âu.
Nội dung "Chuyện ở Nông trại" thật ngắn gọn như sau:
Thủ lĩnh (Old Major), chú lợn đực già tại Trại Manor có một ngày kêu gọi các loài vật khác
trong Trại tới một cuộc họp, tại đó nó so sánh con người với những kẻ ăn bám
và dạy các con vật một bài hát cách mạng, "Beasts of England" (Những
con quái vật của nước Anh). Khi Thủ lĩnh chết ba ngày sau, hai con lợn
trẻ, Snowball và Napoleon, nắm quyền chỉ huy và biến giấc mơ của Thủ
lĩnh thành một triết lý đầy đủ. Các con vật nổi dậy và đuổi ông chủ
Jones khỏi trang trại, đổi tên nó là "Trại súc vật." Bảy điều răn của Chủ nghĩa súc vật
được viết trên tường của một nhà kho để tất cả mọi con vật có thể đọc
được. Điều thứ 7 là quan trọng nhất, "Mọi con vật đều bình đẳng." Tất cả
các con vật đều phải làm việc, nhưng chú ngựa thồ, Boxer, làm việc
nhiều hơn những con khác và nhận câu châm ngôn — "Tôi sẽ làm việc nhiều
hơn nữa."Sau khi Khi Ông Jones tìm các lấy lại trang trại, bị các con vật đánh bại ông và Napoleon và Snowball bắt đầu một cuộc cạnh tranh quyền lãnh đạo. Napoleon đã thắng, thực hiện những thay đổi. Những cuộc hội họp sẽ không còn được tổ chức nữa và thay vào đó là một Uỷ ban của những con lợn sẽ quyết định điều gì sẽ xảy ra với trang trại. Napoleon lạm dụng quyền lực, vì thế cuộc sống trở nên khó khăn hơn cho các con vật; những con lợn áp đặt thêm nhiều biện pháp kiểm soát trong khi vẫn giữ các ưu tiên cho chúng, vì thế tạo ra một thứ giống với một tầng lớp cai trị tư bản đỏ. Trong khi đó, chú ngựa thồ Boxer được dạy châm ngôn thứ hai: "Napoleon luôn luôn đúng.". Bài hát "Beasts of England" cũng bị cấm vì lý do nó không thích hợp, bởi theo Napoleon giấc mơ của Trại súc vật đã trở thành hiện thực. Nó được thay thế bằng một bài hát ca ngợi Napoleon, và nó có vẻ đã chấp nhận cách sống giống con người. Các con vật, dù lạnh, đói khát và phải làm việc quá sức, vẫn tin tưởng theo tuyên truyền tâm lý rằng chúng vẫn đang sống tốt đẹp hơn so với cuộc sống trước kia với Ông Jones, người chủ cũ Trang trại Manor.
Nhiều năm trôi qua, và những con lợn học đi thẳng, mang theo roi da, và mặc quần áo. Bảy điều răn được giảm xuống còn một câu duy nhất: "Tất cả các loài vật đều bình đằng, nhưng một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác". Napoleon tổ chức một bữa tiệc cho những con lợn và người ở trong vùng (trong Trại Foxwood bên cạnh, của Ông Pilkington), người đã chúc mừng Napoleon vì có những con vật làm việc nhiều nhất nước với phần ăn ít nhất. Napoleon thông báo liên minh của mình với loài người, chống lại các tầng lớp lao động của cả hai "thế giới". Sau đó nó xoá bỏ các hành động và truyền thống liên quan tới Cách mạng, và đổi lại tên trang trại thành "Trại Manor". Các con vật trong trại bây giờ đã nhận được ra khuôn mặt của những con lợn cầm quyền đã bắt đầu thay đổi và còn nhận ra rằng những bộ mặt của những con lợn lãnh đạo khi đó hầu như đã giống với mặt người và rằng không ai có thể nhận ra sự khác biệt giữa chúng...
"Trại súc vật" của Orwel phản chiếu hình ảnh có tính chất ngụ ý về Liên bang Xô viết, về Chủ nghĩa Cộng sản, đặc biệt trong giai đoạn thập niên từ 1910 đến 1950, cũng như diễn tiến quan niệm của cách mạng và chính phủ Nga về việc làm thế nào để thực hiện nó.
ĐÔNG A
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét