Không được lên án, thóa mạ các ý kiến trái chiều
Hồ Đức Yên
(Tường thuật góp ý Hiến pháp của CLB Truyền thống kháng chiến – Khối Thanh niên, TP HCM)
Ngày
6.3, tại Bảo tàng cách mạng TP.HCM, Khối Thanh niên thuộc Câu lạc bộ
Truyền thống kháng chiến đã tổ chức góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
1992. Trong phần chương trình, hội nghị đã nghe ông Trần Quốc Thuận,
nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giới thiệu tóm tắt Kiến nghị 7
điểmcủa Nhóm 72 trí thức: Quyền lập hiến phải thuộc về toàn dân, không
thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào; Lời nói đầu không phải
là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào; sửa
Dự thảo theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948
và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; sở hữu tư nhân, tập
thể, cộng đồng về đất đai cùng tồn tại với sở hữu nhà nước; các cơ quan
nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và luật; thành lập Tòa án Hiến pháp với
chức năng phán quyết; lực lượng vũ trang trung thành với Tổ quốc và
nhân dân, không trung thành với bất kỳ tổ chức nào (yêu cầu bỏ quy định
lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam); phải có
trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến pháp; và cuối cùng là gia hạn thời
gian lấy ý kiến của nhân dân đến hết năm 2013.
Đường lối của Đảng phải minh bạch
Nếu
mở đầu cho chương trình là bản góp ý của ông Nguyễn Văn Thuyền, nguyên
Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm CLB Kháng chiến TP.HCM, (do tuổi cao không
tham dự, được đọc lại tại hội nghị) với tinh thần chủ yếu là sự cần
thiết của điều 4 trong Hiến pháp, cùng câu hỏi gay gắt “ai là kẻ mưu
toan dẹp bỏ điều 4”, thì ngay sau đó là các ý kiến đầy tâm huyết thể
hiện xu hướng ngược lại.
Đặt
vấn đề nên hay không nên có điều 4, luật sư Nguyễn Đăng Liêm, nguyên
Hiệu trưởng Đại học Gia Định cho rằng: Hiến pháp không thể tự định trước
cái quyền Đảng Cộng sản “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”
được. Hiến pháp “khẳng định ý chí của nhân dân” thì trước hết Đảng phải
được nhân dân trao quyền lãnh đạo. Nhưng vấn đề là nhân dân có trao
quyền đó hay không? Trong khí hoạt động của Đảng thời gian qua không đảm
bảo công khai, minh bạch; nhiều đường lối, chính sách và thực hiện
chính sách không của dân, vì dân đã dẫn đến sai lầm, yếu kém, tiêu cực
và đặc biệt là tham nhũng trầm trọng.
Tình
trạng đó có nguyên nhân là người dân không được thực sự làm chủ, hoặc
hơn thế là quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm. Vì vậy, Điều 6 viết:
“Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực
tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông
qua các cơ quan khác của Nhà nước” là không thể. Bởi Quốc hội, Hội đồng
nhân dân cũng chỉ là “cánh tay nối dài của Đảng”. Đó là chưa kể nhiều
những văn bản dưới luật được thực thi đã vi phạm Hiến pháp. Với tổ chức
để người dân “thực hiện quyền dân chủ trực tiếp đại diện” như thế thì
làm sao “giám sát” được Đảng và lấy gì để “buộc” Đảng phải “chịu trách
nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”? (Điều 4, Khoản 2).
85 triệu dân đang ngồi trên con tàu lao dốc không phanh
Tán
thành với quan điểm của ông Nguyễn Đăng Liêm, ông Lê Công Giàu, nguyên
Phó bí thư Thành đoàn TP.HCM, đã đưa ra một lập luận đầy tính nhân văn.
Theo ông, những tổ chức là “cánh tay nối dài của Đảng” thì không thể
phản biện được Đảng. Trước đây, Bác Hồ đã đề ra hai Đảng Xã hội và Dân
chủ; tất nhiên là hai đảng này không cạnh tranh nổi với Đảng Cộng sản,
nhưng ít nhất cũng là tổ chức phản biện trong Quốc hội đối với đường lối
của Đảng Cộng sản. Hiện về danh nghĩa chúng ta có hệ thống kiểm soát
quyền lực, nhưng trên thực tế hệ thống kiểm soát này không thể kiểm soát
được. Có thể ví đây là một cái thắng (phanh) lúc ăn lúc không, thậm chí
có lúc chạy tuột luôn. Thử hỏi, các đồng chí ngồi trên xe máy không có
thắng, liệu có dám chạy không? Vậy mà hiện nay con tàu ViệtNamvới tám
mươi sáu triệu dân phải ngồi trên một hệ thống thắng không ăn, đang tuột
dốc với tốc độ cao, cực kỳ nguy hiểm. Thắng không ăn đồng nghĩa với hệ
thống kiểm soát quyền lực bị vô hiệu, đã dẫn đến hư hỏng không thể sửa
được. Hãy thử nhìn ra các nước, chỉ với 30 năm họ đã là một nước công
nghiệp hóa, dân chủ, tự do. Còn Việt Nam ta kể từ khi có Đảng đã hơn 80
năm, có chính quyền gần 70 năm và giải phóng cũng gần 40 năm mà vẫn lạc
hậu. Điều đó có nghĩa là đường lối của Đảng không còn phù hợp nữa, phải
thay đổi.
“Nói
Đảng nhưng thực chất là các vị trong Bộ Chính trị và một trăm bảy mươi
mấy vị ủy viên Trung ương lãnh đạo đất nước và quyết định thể chế chính
trị. Vậy bây giờ mấy vị này phải đề ra giải pháp đường lối đưa đất nước
đi lên. Nếu không được là có tội với dân tộc. Nếu không được thì phải
chấp nhận đa đảng”. Ông Lê Công Giàu nói.
“Phải dứt khoát bỏ tất cả các cụm từ xã hội chủ nghĩa”
Đó
là một trong hai quan điểm khẳng định “dứt khoát” của ông Hồ Hiếu,
nguyên cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận,
TP.HCM. Thứ nhất, tên nước không thể kèm theo ý thích của một số người
theo chủ nghĩa này, không theo chủ nghĩa kia; hay là theo cái đạo này,
bỏ cái đạo khác. Đó là chưa kể xã hội chủ nghĩa là chưa có thật, rất xa
với và không biết bao giờ sẽ có. Đặt tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa là người cộng sản đã lạm quyền. Đề nghị lấy lại tên nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, cái tên do Bác Hồ khai sinh.
Đảng nên bình tĩnh và xem lại mình
Ông
Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng phản
ánh một thực trạng bức xúc, đó là tình hình đất nước đang rất khó khăn
với bao âu lo, nhưng Đảng và dân mỗi người lo một cách khác nhau. Đảng
lo giữ gìn thể chế, sự tồn vong của chế độ; dân lo đời sống khó khăn,
kinh tế sa sút, tham nhũng trầm trọng… Dân và Đảng không gặp nhau, không
còn đâu là ý Đảng, lòng dân. Ông Ngãi đề xuất: “Hiện, đang có góp ý
Hiến pháp của 72 trí thức (gọi tắt là Kiến nghị 72 – đã có hơn 9.000
người ký tên) với Kiến nghị 7 điểm đúng đắn. Vì vậy, Đảng nên gặp gỡ để
bàn bạc trao đổi, sửa Hiến pháp theo tinh thần của các kiến nghị nêu
trên nhằm phát huy dân chủ và hoà hợp dân tộc là những đòi hỏi hết sức
bức xúc của nhân dân trong giai đoạn trước mắt, cũng như cho sự phát
triển bền vững lâu dài của đất nước”.
Từ
ý nghĩa này, ông Võ Văn Thôn, nguyên Chủ tịch UBND Q3, Giám đốc Sở Tư
pháp đề xuất, góp ý Hiến pháp là việc hệ trọng, Đảng nên hết sự bình
tĩnh, lắng nghe. Đã có chủ trương đúng đắn “góp ý không có vùng cấm”,
vậy đề nghị Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, cũng như báo chí, đài truyền
hình của Đảng không nên lên án, đả kích những góp ý trái chiều.
Hội
nghị cũng thu được nhiều ý kiến sắc bén qua các nội dung: Công chức nhà
nước ở các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp… đều ăn lương do dân
đóng góp. Bộ máy Nhà nước của dân phải phục vụ nhân dân, đương nhiên
phải phi chính trị hóa, kể cả công an, quân đội. Phải có tòa án bảo vệ
Hiến pháp, ngay đến Hiến pháp 92 cũng có những cái hay, cái đúng nhưng
thường bị các nghị định, nghị quyết sai vô hiệu hoặc đi ngược lại với
Hiến pháp. Lập hiến (xây dựng, ban hành hay sửa đổi hiến pháp) là quyền
của nhân dân, nhưng với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 này thì vẫn là do
Đảng lập, Đảng soạn. Vì vậy phải viết lại Hiến pháp…
Hội
nghị sôi nổi trong suốt bốn tiếng đồng hồ. Ngay cả bên lề, cũng có
những ý kiến xác đáng, ấy là: Góp ý hiến pháp không được báo đài phản
ánh trung thực. Một buổi như hôm nay chẳng hạn, chỉ có hai ý kiến đồng ý
điều 4, chín ý kiến đề nghị bỏ điều 4, nhưng lại sẽ tường thuật “Hầu
hết ý kiến khẳng định cần có điều 4 trong Hiến pháp”!
H. Đ. Y.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét