Nửa tháng nằm viện, những điều chưa
nói.
Sau “Phóng Sự Nằm Viện”, đến “Bệnh nhân tim mạch và tim mạch
bệnh viện”, rồi “mắt thấy tai nghe và suy ngẫm”
bây giờ đến bài này.
Đầu tiên là nói đến cái thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT).
Mặt trước
Dòng đầu tiên: BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Dòng thứ hai: BẢO
HIỂM Y TẾ
Rồi đến 6 nhóm số nằm trong khung (không rõ ý nghĩa)
Họ và Tên người được cấp thẻ.
Một số nội dung khác…..
Cuối cùng là chữ ký và con dấu của GIÁM ĐỐC BHXH TP. HÀ NỘI.
Để hình thành nên chiếc thẻ, tất phải đủ thứ văn bản kèm
theo đầy đủ lý lịch và điều kiện của người được cấp thẻ. Được cấp thẻ từ nhiều
chục năm nay, tôi chỉ có một lần phải đi đổi thẻ vì người lập thẻ và người ký
thẻ cho tôi một cái tên đệm là “Thị” có nghĩa là tôi là đàn bà. Thế là tôi mắc
tội “nằm cáng không chính chủ” giống như người đi xe không chính chủ.
Lần thứ hai này là khi nói chuyện tôi chỉ được hưởng 95%
viện phí. Một chú em tôi kêu trời, em còn được hưởng cả 100% sao anh lại chỉ có
95%?
Chú hỏi thế thì anh cũng chịu, vì người lập thẻ không phải
chị hàng cá chợ Đức Viên, mà là một văn phòng có đủ văn bản nói về những cán bộ
hưu trí, như anh chẳng hạn. Anh đi “Làm Cách mạng” từ 15 tháng 7 năm 1947, đến
khi về hưu 1991, niên số phục vụ quy đổi là 54 năm 6 tháng. Luật là sau 30 năm
phục vụ liên tục thì được nghỉ chế độ hưu trí. Anh thừa thủ tục là 24 năm 6
tháng mà không biết cho ai? Các loại huân huy chương khen thưởng tổng kết theo
niên hạn, anh không thiếu thứ gì. 1991 nghỉ hưu chẳng lẽ anh không có Huân
Chương Chống Mỹ Cứu Nước Hạng Nhất? Không hiểu sao bà Giám Đốc BHXH TP. HÀ NỘI
lại cấp cho anh cái thẻ chỉ được hưởng 95%>
Sau này hỏi thăm nhiều người mới được biết có chế độ Bảo
hiểm Y Tế ưu tiên cho người có Huân Chương Hạng Nhất. truyền miệng thôi, chứ
bằng ấy báo đài không thấy một chữ thông báo nào cho đàng hoàng chính danh (?).
Muốn được hưởng chế độ 100% BHYT phải mang giấy chứng nhận huân chương đi xin
đổi thẻ. Trời ơi đất hỡi, đến năm nay còn cố dặn ra cái cục của “chế độ xin
cho”. Thế này thì cả cái cơ quan lập ra để quản lý BHXH làm gì?
Chuyện thứ hai liên quan đến cái thẻ BHYT là khi vào viện,
bộ phận tiếp nhận đòi phải nộp 1.000.000 đồng, dù cho có thẻ BHYT. Thôi thì
“Nhập gia tùy tục…tĩu” nộp cho xong. Coi như thuế giá trị gia tăng của cái thẻ.
Khuyến khích chế độ chăm sóc bệnh nhân, bệnh viện cho phép
bệnh nhân được thuê người chăm sóc với giá từ 100 ngàn đến 300 ngàn đồng một
ngày (thuế Tiêu thụ đặc biệt). Ai có tiền thì cứ chơi, chỉ không biết những
“ÔSin” này có phải nộp tiền “bảo kê” cho ai không? Không thuê ÔSin thì người
nhà có thể tự chăm cho bệnh nhân nhưng phải nộp thẻ bảo hiểm cho tấm áo vàng là
600.000đ, một tháng. (20.000 đ, một ngày, khoác lên người) Không biết khoản này
có được tính vào chế độ BHYT hay không?
Khi ra viện muốn được nhận lại Y bạ, phải gặp một bộ phận,
tính tính toán toán thế nào đó? Thừa tiền thì nhận lại, thiếu tiền thì đóng cho
đủ mới được lấy lại Y bạ, trong đó có đơn thuốc và phác đồ điều trị tiếp theo.
Đây cũng là cái duyên nợ cuối cùng của người cầm thẻ BHYT
mỗi khi vào viện.
Cái hóa đơn của tôi cụ thể như sau (không kể tiền chụp cắt
lớp là 1.400.000vnđ,- phải đóng tiền tươi ngay tại “quầy”)
BIÊN LAI THU TIỀN VIỆN PHÍ
……
Chẩn đoán hình ảnh 121.100
Thăm dò chức năng 3.300
Thuốc 9.232
Tiền giường 52.800
Xét nghiệm 15.750
Tổng tiền 202.182,35
Viết bằng chữ: HAI TRĂM LẺ HAI NGÀN MỘT TRĂM TÁM MƯƠI HAI ĐỒNG XU (?)
Cái biên lai này đội mũ:
TỔNG CỤC THUẾ - CỤC THUẾ TP. HÀ NỘI – Bệnh viện Hứu Nghị.
Cái biên lai kết toán: 202.182,35, là khoản tôi phải nộp lại
viện. Nếu nó là 5% Viện phí thì tổng chi (100%) sẽ là:
4.043.600vnđ,-
Trong đó khoản chi về thuốc có tỷ lệ thấp nhất.
Nhưng khi ra viện thì thuốc ghi trong Y bạ là tự túc.
Mua chưa hết đơn đã hết 889.600vnđ,-
Cái khoản đáng bảo hiểm nhất là tiền thuốc men, thì lại giao
cho Nhà Thuốc? Thế này thì người ký thẻ BHYT nên giao cho các ông bà Dược Sĩ
chủ các cửa hiệu thuốc là đúng hơn cả.
Một hình ảnh ghê rợn đáng ra không nên kể nhưng có cất kỹ
cũng đến mối mọt, nên cũng bầy ra luôn.
Lúc vào siêu âm tim và động mạch hay tĩnh mạch gì đó ở đùi
và chân, tôi suýt vã mồ hôi, mặc dù trong phòng máy lạnh chạy vù vù. Ánh sáng
mờ mờ, không rõ mặt bác sĩ, chỉ đồ chừng ba mươi gì đó khi nghe tiếng hỏi:
-
Bác
có mặc quần đùi không thế?
Bàng hoàng như mất chủ động vì đi xe không chính chủ… May
quá trấn tĩnh được, tôi trả lời: - Có ạ!
-
Bác
bỏ quần ngoài ra và nằm xuống đây! Vừa nằm xuống lại nghe hỏi:
-
Sao
quần đùi dài thế? Quần lửng à? Thôi, bác vén quần lên.
Cái đáng quan ngại nhất lúc này mới xuất hiện. Đã già lại
còn phì đại tuyến tiền liệt nên khoản tiểu xón tránh sao được, phiền nhất là
cái hương Channel Five nó cứ ngào ngạt tỏa lên, mình thì quen rồi… Không biết
bác sĩ thì sao? Trời tối nên không nhìn rõ nàng có cau mày hay không? Thôi thì
“Lương y như từ mẫu” bác sĩ chắc rằng cũng chỉ coi mình như con nít “dấm đài”
là cùng.
Bác sĩ điều trị cho dãy phòng chúng tôi được tập thể bệnh
nhân khen là ăn nói dịu dàng, tận tình chu đáo. Tôi cũng đồng tình thế, nhưng
khi cầm lại y bạ thì thoáng phân vân với câu:
“Trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo, nhưng (liệu) cỗ
lòng có ngon?”
:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét