CÁI
HỘT THỊ
Dân
ta trải qua một nghìn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây và bảy
mươi năm Cộng Sản lãnh đạo. Số năm còn lại của lịch sử Việt Nam là do Phong
Kiến, gồm các triều đại vua chúa Việt Nam cai trị.
Những
con số trên là tính cho tròn số, ví dụ dân ta đi theo cộng sản, tính từ tháng 8
năm1945 thì mới được gần 69 năm. Không tính các vị “lão thành” hay “tiền bối”,
vì các vị này “xé rào” theo cộng sản từ trước, nên số niên hạn trong căn cước của
các vị ấy khác với toàn dân ta. Thực tế là 69 năm ấy dân ta mới đi theo “cái
bào thai thiếu tháng cộng sản”. Cái đáng tiếc ở đây là nó tuy chưa thành hình
nhưng đã tự biến chất. Cho đến giờ phút này đã ai tường cái diện mạo nó mồm
ngang mũi dọc ra sao? Tất cả mới là “nghe đồn” vầ “tưởng tượng”. Nghe từ cái
miệng của các nhà tuyên giáo, nói sao biết vậy. Để củng cố lòng tin đi theo
cách mạng, dân ta chỉ còn biết nhìn và soi vào thực tế của cái đảng bằng xương
bằng thịt, đó là đảng viên (chứ theo lý thuyết thì nó chệch hướng khá xa rồi,
thậm chí nhiều nguyên lý ngược lại).
Thời
gian đầu đảng viên với quần chúng chung sống với nhau bằng Thuế Nông Nghiệp,
quần áo hầu hết đều do những nguồn dệt thủ công, đi chân đất hay đi dép cao xu
cũng không có gì phân biệt. Ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu… theo Ba cùng. Cảnh đó
kéo dài được 9 năm, cuối năm 1954 đã có nhiều sự thay đổi về hoàn cảnh. Bầm với
Bủ an cư ở vùng đồi cọ, lạc nghiệp với mảnh sân hợp tác, hân hoan với con đường
thênh thang 8 thước. Hầu hết số gọi là cán bộ thì phải mau mau về thị thành
trông nom những căn biệt thự có nguy cơ bị đế quốc và tư sản bỏ hoang. Công
việc bề bộn, đất nước một chốc được mở rộng mênh mông nên phải kiếm cho được
cái ô tô mới quán xuyến được sự chỉ đạo quan trọng đến các hang cùng ngõ hẻm.
Sự nghiệp “cướp chính quyên” từ ngày đầu mới có độ một ngàn đồng Đông Dương
trong kho bạc nhà nước, bây giờ cơ ngơi, tài sản, bất động sản của Đế quốc, Tư
sản hằng hà sa số, tha hồ mạnh tay hoàn thành cái công cuộc cướp chính quyền
rỗng tuếch ban đầu. Toàn dân vui lây vì tưởng của cải và sự nghiệp đã thực sự
về tay nhân dân lao động(?).
Cuộc
sống chung dưới thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đôi lúc, đôi chỗ cũng xảy ra
những lục đục, nhưng cũng chưa thật gay gắt, nếu có mâu thuẫn gì cũng phải dẹp
đi để tập trung vào sự nghiệp “chống Mỹ cứu nước”. Sau tháng 4 năm1975, không
còn gì phải tránh né, kiêng dè, những gì kìm hãm bấy nay được thả ga, thả
phanh, được đánh vỗ mặt các “đối tượng” của cách mạng. tình hình không khác gì
năm 1954, thậm chí còn quyết liệt hơn, vì vậy phương châm “Ông Thay ăn một, Bà
Cốt ăn hai” là cái tỷ lệ đã trở nên lạc hậu.
Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ra đời thúc đẩy Việt Nam ngày càng xa rời Dân Chủ Cộng
Hòa. Những điều trước kia không được làm thì nay được thực hiện vô tư, ví như
ăn hối lộ trước kia là vi phạm đạo đức cách mạng thì nay Kinh tế thị trường cho
phép được “bôi trơn”, là tỷ lệ phần trăm được quy định rõ ràng bằng giấy trắng
mực đen của bên B dành cho bên A.
Ruộng
đất thuộc sở hữu toàn dân, thực chất đây là cái quỹ đen trá hình của giới cầm
quyền. Chìa khóa tuy để ở một nơi tưởng như nghiêm mật, nhưng bất cứ lúc nào
cũng có thể mở cho phe nhóm từ cao đến thấp.
Quyền
lợi đẻ ra ở những dự án, những hợp đồng, mặc nhiên được Đảng, được Chính quyền
cho phép nên tội gì mà không xơi? Đã xơi thì xơi cho bõ miệng. Nên nhớ rằng
những món ngon này không dành cho nhân dân lao động. Những món này không phải
chỉ xuất phát từ miệng túi này sang miệng túi kia, mà thậm chí móc ra từ mồm
những người lao động đói rách. Hành sử như thế thì làm sao dân không kêu? Mà hễ
kêu nhỏ thì bị lờ tịt, còn kêu rống lên thì bị đàn áp bị bịt miệng. Thế là Dân
chủ và Phản dân chủ ra đời. Bức tranh giầu nghèo cho ta thấy khoảng cách trên
trời dưới đất mà không có chân trời. Người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, anh
đi đường anh, tôi đi đường tôi.
Việt
Nam là một nước có hai chính quyền cai trị. Chính phủ thứ nhất là các bộ máy
lãnh đạo của Đảng từ thấp đến cao. Chính phủ thứ hai là bộ máy hành chính từ Trung
Ương đến địa phương. Giá như biên chế lại làm một thì đỡ gánh nặng cho dân biết
bao nhiêu? Còn nếu nhất thiết phải duy trì cả hai thì ắt có một bên bất lực
không cần tồn tại. Đến một lúc nào đó, nhân dân sẽ phải bỏ phiếu tín nhiệm cho
toàn thể nhân viên công quyền của cả hai bộ máy. Khẩu hiệu “Mỗi người làm việc
bằng hai” nên đổi lại là “Hai người làm việc bằng một”. Mới nghe qua tưởng như
luận điệu của thế lực thù địch, nhưng thực ra hiện tượng này nó đã mang tính tiêu
cực phản động từ trong trứng.
Tiếng
rằng có một “nhà nước kép” cai trị, nhưng sao có những lúc tưởng như đất hoang
vô chủ?
Trong
các cuộc chống xâm lăng của phong kiến phương bắc, các bậc tiền bối của chúng
ta như Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc
Tuấn, Trần Quang Khải, Nguyễn Trãi. Quang Trung v.v… đều có những tuyên bố làm
nức lòng quân sĩ, làm run sợ đối phương.
Thời
hiện đại có hành động Võ Nguyên Giáp bỏ Hội nghị trù bị Đà Lạt 1946 ra về, với
cái rập cửa coi như đóng lại cuộc đàm phán. Sau đó là lời kêu gọi Toàn Quốc
Kháng Chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh. Lời phát biểu của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng
với George Bidault tại Hội Nghị Genève 1954, hay sau này trong lời kêu gọi
Không có gì quý hơn độc lập tự do tháng 6 năm 1967 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dõng
dạc gọi thẳng: -“Này Tổng Thống Mỹ Johnson!...” Nó làm hả lòng hả dạ và nức
lòng toàn dân cho đến tận mai sau.
Vừa
qua, ngày 2 tháng 5 năm 2014 Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan HD981
ngay trong thềm lục địa thuộc vùng chủ quyền của Việt Nam, đem theo hàng trăm
tầu các loại, kể cả tầu chiến dương oai diễu võ. Ngay lúc đó Trung Ương đảng
Cộng Sản Việt Nam đang họp, nhưng vì thận trọng hay lý do gì đó mà không có một
thái độ phản ứng hợp thời. Tiếp đó cả tháng trời Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam họp để bàn rất nhiều điều, nhưng không hề đả động gì đến
hành động mang tính xâm lược của Trung Quốc, sự bức bách dẫn đến việc một “ông
Nghị” Sài Gòn phải xé rào, cướp micro mà nhắc nhở, nhưng Chủ tịch Quốc Hội vẫn
một mực “uyển chuyển”.
Những
cuộc biểu tình phản đối Trung quốc bá quyền của nhân dân trước hành động thờ ơ
của Đảng, Quốc Hội và Chính phủ bỗng trở nên lạc lõng. Dân chúng chờ mãi một
lời chỉ dẫn từ lãnh đạo, nhưng càng chờ càng mông lung. Một vài phát biểu của
Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, chủ tịch Quốc Hội hay Thủ tướng thì đều mang tính
cá nhân. Chưa có một nghị quyết nào nhân danh Quốc Gia, Dân tộc.
Việt Nam chưa bao giờ yếm thế, hèn kém đến như thế? Phải chăng các vị tiền
bối thiếu cái khôn ngoan “chín chắn” như tầng lớp lãnh đạo hiện nay?
Thận
trọng? hay có mưu đồ gì cao sâu chưa bộc lộ lúc này vì không muốn lộ vở? hoặc
quá tin vào lời tuyên bố không muốn bá quyền của Tập Cận Bình? hay chót “ngậm
hột thị”… mà cái hột thị do Trung Quốc nó ấn vào mồm quá to nên không thể nói năng
gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét