Một chút thơ làm duyên khởi
Ngày
nay có gần 3
triệu người
Việt Nam sống
ngoài quê
hương nên gọi
là “Dân Việt
Nam Hải
Ngọai”. Một
món nổi tiếng
mà họ đã phổ
biến khắp nơi
theo buớc chân
lưu vong của
họ là “Phở”. Ở
vùng Bắc Mỹ,
nơi nào có
cọng đồng Việt
kể như là có
ít nhất một
tiệm phở. để
không những
dân Việt đến
ăn mà còn thu
hút khách Mỹ
địa phương.
Trước vài tiệm
phở mở ra có
thời, vào giờ
ăn trưa, khách
Mỹ phải xếp
hàng dài đợi
ăn.
Tuy
nhiên, có một
vấn đề khá ngộ
là món phở là
món quốc hồn
quốc túy của
Việt Nam,
nhưng có thể
nói danh từ về
thịt bò của
phở thì người
mình chỉ ăn mà
ít để tâm tìm
hiểu.
Do đó, tôi có
làm một bài
thơ cảm hoài
sau theo ngẩu
hứng:
Dăm
vần Lục Bát :
Đố Ai
!
Đố ai
bò xẻo mấy nơi
Để ta
gọi phở đãi
chơi bạn bè!
Đố ai
nhớ kể đủ
nghe,
Để ta
thưởng thức
phủ phê cuộc
đời!
Chín,
tái, gân, nạm
ai ơi,
Sách
giòn, gầu béo
muốn thôi hay
ngừng?
Vè,
vú, ngầu pín
tưng bừng,
Hành
dấm, nước béo
em cưng nhớ
dùm!
Ngò
gai, húng quế
tùm lum,
Tương
đen, ớt đỏ bỏ
chung tuyệt
vời!
Giá
sống tươi mát
gọi chơi,
Ngọt
thơm bùi béo
kêu trời đã
ghê!
Yêu
nhau lạc nẻo
sông Mê,
Việt
Nam bát phở
mọi bề nhớ
thương.
Đôi
ta cách nẻo
sông Tương,
Cùng
húp nước phở
như dường bên
nhau!
Chữ
rằng: Quân tử
hảo cầu
Bò
ngon, phở béo
ở đâu cũng
tìm!
Phương
trời lưu lạc
cánh chim,
Việt
Nam bằng hữu
trong tim dạt
dào
Tình
quê lưu luyến
làm sao,
Cùng
ăn tô phở nôn
nao giải bầy!
Cùng
nhau ước hẹn
một ngày
Ôm
nhau vồn vã
vòng tay nồng
nàn!
Sành ăn và tận dụng của trời cho!
Có
người thắc mắc
về nét ăn cầu
kỳ của dân
Việt trên
miếng thịt bò:
Tại sao phải
đòi hỏi tỉ mỉ
về những chi
tiết trong một
tô phở trong
khi tô mì hay
hủ tiếu của
Tàu không như
vậy, nào là
chín, tái,
gầu, nạm, gân
, sách… nào là
húng quế, ngò
gai, giá sống,
nào là tương
đen, ớt đỏ,
chanh dấm …tùm
lum.
Trong
bài Luận về
Phở đăng trên
báo Quốc Gia
số 52, tháng
7, năm 1996,
ông Phạm Hồng
Hà đã viết:
Theo
những người
lớn tuổi kể
lại thì buổi
đầu ở miền Bắc
chỉ có phở bò
chín. Nghĩa là
cả xương và
thịt đều được
cho vào nồi
ninh. Thịt bò
làm phở chín
cũng không cần
chọn lọc gì
cả. Gân cốt,
bạc nhạc cho
vào ninh nhừ
vừa phải vớt
ra đúng lúc để
ráo nước, rồi
thái mỏng xếp
lên trên mặt
trên của bát
phở.
Làm
bạn với quán
phở không phải
chỉ có những
người cần ăn
cho no để có
sức “kéo cầy”
hoặc trẻ em
thì ấm bụng
tới trường, mà
còn có nhiều
đệ tử
lưu-linh.
Những vị này
vào quán phở
thường gọithêm
vài ly rượu
trắng. Uống
rượu mà không
có cái gì sậm
sựt thì cũng
nhạt nhẽo.
Thành thử mấy
vị kêu chủ
quán chọn cho
miếng sụn,
miếng thịt bắp
có gân cốt để
nhâm nhi. Lần
lần những bộ
phận của con
bò như gân,
gầu,sách
được ooi như
đặc sản của
từng quán phở
bò.
Đây
cũng gọi là
một sự giải
thích đáng chú
ý. Như vậy, về
phương diện
tuổi tác,
miếng “chín”
là miếng thịt
hàng thủy tổ
trong bát phở
thuở ban đầu
thời còn mồ ma
nhà văn Thạch
Lam tác giả Ba
mươi sáu phố
phường, còn
bao nhiêu
“tái, nạm,
gân, gầu v.v…”
đóng vai vệ
tinh châu tuần
thì thuộc thế
hệ hậu duệ trẻ
trung mới được
phát kiến về
sau trong nghệ
thuật ăn phở
bò…
Theo
tôi thì sự
tình phát kiến
đã bắt nguồn
từ tinh thần
tận dụng kiệm
uớc của Á
Đông… đi cùng
với sự sành
ăn. Vỏ quít,
cùi bưởi còn
biến chế thành
trần bì nấu
lục tầu xá,
thành mứt!
Tim, lòng,
gan, phèo phổi
heo còn chế
thành phá lấu.
Ngay cả đống
xương phở “xí
quách” (còn
gọi là món
“cải mả”) cũng
không đến nỗi
quăng cho chó
gặm trước khi
cho bợm nhậu
nhâm nhi. Do
đó, bao nhiêu
thứ bạc nhạc
sao lại không
thành món kỳ
trân khoái
khẩu nhĩ?
Việt
Nam mình há
chẳng có câu:
Hết nạc vạc
tới xương! Gặm
xương quả là
môt cái thú
đối với nhiều
người Á Đông
trong tinh
thần “ tay
làm hàm nhai,
tay quai miệng
trễ” và
khi ăn vật
thực của trời
cho hay do
công lao bàn
tay kiếm ra
thì luôn giữ
tinh thần tận
dụng : Ăn
hết đánh đòn,
ăn còn đánh
chết! Mẹ
tôi thường răn
dạy tôi trên
mâm cơm nếu mà
tôi vì tham ăn
hóc uống không
giữ ý tứ mà
gắp lấy một
miếng ngon thì
cái tội là “bị
đòn” vì vô lễ
và không biết
nhường nhịn,
nhưng lỡ đã
gắp ăn thì ăn
cho hết, chớ
có bỏ mứa thì
phãi tội với
trời đất, tội
đó nặng vô
cùng, kiếp sau
đầu thai làm
con vịt bòn ăn
đồ thừa thãi
bỏ đi.
Và
một điều khác
cũng cần biết
là trong nét
sành ăn vật
ngon là biết
thưởng thức “
cấu trúc sơ
thớ”(texture)
của thực phẩm!
Ăn một miếng
Sandwich Mỹ bổ
béo nhưng ỉu
xèo, một miếng
bít-tết
“tender
loin”nhũn mềm
như môi phụ
nữ, ngon thì
có ngon nhưng
cái ngon đâu
sánh bằng cái
thú “nhai” và
thưởng thức
cái cứng giòn,
cái dai dai,
sừn- sựt “miệng
nhai, tai nghe”
của ổ bánh mì
kẹp thịt VN
hay gặm một
khúc xương còn
dính gân, nạm
nhỉ? Do đó, ăn
một tô phỡ
Việt Nam đúng
điệu khác hẳn
một tô súp Tây
phương ăn khai
vị chỉ dùng
muỗng mà
“húp”, vì bao
nhiêu cơ bắp
của hàm nhai (
masticator)
trên mặt của
người ăn tha
hồ có dịp khai
triển thi thố
làm lông tóc
thái dưong
tưng bừng mở
hội! Cái ngon
phải đến từ
răng nhai!
Một cục gân bằng mười cân thuốc bổ!
Nói
đến kỳ trân
thì trong tô
phỡ Việt Nam,
bên cạnh thịt
thì có thêm
thứ là “Vú
sữa” và “
Ngầu Pín” gọi
là ăn theo
kiểu tạng phũ
liệu pháp
(organotherapy),
ăn gì thì bổ
nấy hay chủ
trương “ăn nên
thuốc”
Vú bò
cái là một kỳ
trân của Phở
Hòa Pasteur
trước 1975, ăn
rất thơm và
ngầy ngậy ,
nhưng hình như
không sẵn vì
lấy đâu ra đồ
trân phẩm của
bò cái đang
nuôi cho con
bú cho những
người phàm
tục. Tuy
nhiên thì món
ngầu- pín thì
luôn luôn sẵn.
( Ở Hoa Kỳ, vô
chợ Mỹ thì đôi
khi có thể
kiếm ra ngầu
pín gọi là bull
pizzles,
còn hòn dái bò
gọi là bull
fryes, giá
rẻ khá hấp dẫn
nhưng phải
quen mặt và
dặn trước)
Ngầu-
pín tức là chữ
Ngưu Tiên
đọc theo âm
Quảng Đông (牛
鞭),
danh từ này
còn gọi là Âm
Hành khi
nói đến trong
sách thuốc ( 陰
莖) tức chỉ
cái chuôi, cái
cán , cái chầy
(hành) ở chỗ
kín như thơ
của Hồ Xuân
Hương nói bóng
bẩy là cán cân
Tạo Hóa trong
bài Khóc Ông
Phủ Vĩnh
Tường:
Cán
cân Tạo Hóa
rơi đâu mất,
Miệng
túi Càn Khôn
khép lại rồi.
Theo
sách thuốc Bản
Thảo Cang Mục
của Lý Thời
Trân, thức ăn
gì cũng là vị
thuốc cả: lá
sách bò hay
Ngưu Bách Diệp
trị chứng say
rượu, ngầu-pín
trị chứng bạch
đái nơi phụ nữ
hiếm muộn,
khỏi cần bàn
đến cái công
hiệu của ngầu
pín, trứng dái
và vú sữa nơi
nam giới không
bổ chiều ngang
thì cũng tăng
chiều dọc! “
Một cục gân
bằng mười cân
thuốc bổ” mà!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét