Đằng
sau “cơn ác mộng kinh hoàng nhất của Bill Gates” là chàng trai 19 tuổi
người Miami, Blake Ross, với sự ra đời của trình duyệt Firefox...
.Thần đồng Blake Ross sẽ thắng "thần đồng" B.Gates?.
Các nhà phân tích cho rằng
trình duyệt Firefox do Ross tạo ra có tốc độ nhanh hơn, đa năng hơn và
bảo vệ người dùng tốt hơn trước virus và phần mềm gián điệp so với
Internet Explorer. Không chỉ có vậy, hệ thống này còn cho phép người
dùng tải miễn phí từ Internet và tiếp cận mã nguồn cũng như công nghệ
của nó như một phần mềm mã mở. Kể từ khi ra mắt vào tháng 11 năm ngoái,
Firefox đã được tải khoảng 19 triệu lượt, khiến nó trở thành trình duyệt
phổ biến thứ hai trên thế giới. Tạp chí công nghệ Business 2.0 cho biết
các chuyên gia trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin gán cho phần
mềm mới danh hiệu “Ác mộng kinh hoàng nhất của Microsoft”. Bài báo ca
ngợi Ross là một thần đồng phần mềm. Ross còn là một tay piano tài năng
và “một cây bút sáng tạo đến kinh ngạc”, theo lời mẹ cậu. “Bất cứ cái gì
nó làm, nó đều làm tốt” - Bà cho biết.
Ở
tuổi lên 7, Ross đã ghiền trò chơi điện tử mô phỏng SimCity nổi tiếng.
Cậu say sưa thiết kế và lên kế hoạch ngân sách cho thành phố ảo của mình
nhiều giờ mỗi ngày. Lên 10 tuổi, cậu đã tự xây dựng website riêng, sau
đó tự viết các ứng dụng máy tính và các trò chơi trực tuyến. Chẳng bao
lâu sau, Ross liên tục gửi email cho các nhà sản xuất để thông báo về
lỗi phần mềm của họ. Ở tuổi 14, Ross được mời tới thực tập tại Cty
Netscape ở thung lũng Silicon. Mẹ cậu đã phải làm tài xế riêng cho con
trai mình ở California trong 3 mùa hè liên tiếp. Tại Netscape, Ross được
giới thiệu với Mozilla Foundation - Tổ chức phi lợi nhuận vận động cho
“sự lựa chọn và đổi mới trên web”. Lúc bấy giờ Mozilla đang nỗ lực phát
triển một trình duyệt mã mở thay thế Internet Explorer của Microsoft,
vốn bị nhiều nhà phân tích coi là ngày càng trở nên lủng củng và lạc
hậu.
Tại
đây, Ross cùng người bạn David Hyatt bắt tay vào xây dựng một trình
duyệt nhỏ hướng tới người dùng, với công việc chủ yếu là đơn giản hóa
trình duyệt Netscape và bộ phần mềm Mozilla, nền tảng của chương trình,
vì họ cho rằng nó sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu chỉ còn các tính năng
duyệt web cơ bản. Dự án “bên lề” mang tính thử nghiệm đó đã trở thành
Firefox đầy sức mạnh bây giờ. Ross và Hyatt mạnh dạn loại bỏ tất cả mã
cũ và viết lại toàn bộ hệ thống để nó có thể hỗ trợ tất cả các website
trên Internet. Vì đây là chương trình mã mở, hàng nghìn tình nguyện viên
đã khảo sát mã lập trình và gợi ý các phương pháp cải thiện hiệu suất
và sửa lỗi. “Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp về những đêm dài tại Netscape ngồi
đọc tất cả những hồi đáp về chương trình của chúng tôi” - Ross hồi
tưởng. Ross nhanh chóng chứng tỏ mình là một thành viên xuất sắc của đội
ngũ đông đảo tại Mozilla, những người đã trăn trở với dự án trong suốt 5
năm. “Đây là một nỗ lực to lớn và tự nguyện" - Ross nhận xét.
Trên
thực tế, cả Hyatt và Ross đều ra đi trước khi chương trình hoàn tất,
nhưng Mozilla vẫn ghi nhận họ với thành tích mang lại sự đột phá cho dự
án. Sau khi rời thung lũng Silicon để nhập học tại Đại học Stanford,
Ross vẫn tiếp tục “có những đóng góp to lớn”, Mozilla cho biết. Mặc dù
để hạ bệ được Internet Explorer, Firefox còn một chặng đường dài phải
vượt qua nhưng khoảng cách đang dần được thu hẹp. Theo WebSideStory, một
trang tin chuyên theo dõi việc sử dụng các trình duyệt, tính đến đầu
tháng 1/2005, Firefox đã giành được 4,6% thị trường web browser toàn cầu
và dự báo tỷ lệ này có thể tăng tới 10% vào giữa năm nay. Trong khi đó,
thị phần của Internet Explorer giảm từ 95,5% tháng 6/2004 xuống còn
90,6% đầu năm nay. Dù khá bận rộn, Ross và các cộng sự vẫn đang tiếp tục
phát triển phiên bản 2.0 để nâng cấp Firefox vì cậu hiểu khi sự phổ
biến của Firefox ngày một tăng, tin tặc cũng sẽ bắt đầu để ý đến nó và
những nguy cơ bảo mật sẽ lớn dần.
.40 Tỷ Phú Mỹ Công Khai Hứa
Hiến Tặng Một Nửa Gia Sản.
Theo công bố đăng trên trang http://www.givingpledge.org/ của
tổ chức Giving Pledge hôm 4/8, hai tỷ phú Bill Gates và Warren Buffett
đã kêu gọi được 40 tỷ phú khắp nước Mỹ cống hiến phần lớn tài sản của
mình, khoảng 50% số tài sản hoặc hơn, cho mục đích từ thiện. Tổ
chức Giving Pledge được thành lập cách đây 6 tháng và là đứa con tinh
thần của cựu giám đốc Microsoft Bill Gates và cố vấn đầu tư Warren
Buffett.
Cho
đến ngày 4/8, cuộc vận động này đã nhận được sự ủng hộ của người sáng
lập Tập đoàn Truyền thông CNN Ted Turner, thị trưởng thành phố New York
Michael Bloomberg, nhà đồng sáng lập hãng Oracle Lary Ellison, giám đốc
Hollywood George Lucas...Cố vấn đầu tư Warren Buffett nói rằng họ chỉ
đơn giản bắt đầu việc kêu gọi từ hơn 40 tỷ phú Mỹ theo bảng danh sách
bình chọn của tạp chí Fortune, những đại gia đang nắm giữ khoảng 1.200
tỷ USD. Giám đốc điều hành Công ty Đầu tư Berkshire Hathaway cho hãng
tin AFP biết rằng họ đã có sự khởi đầu tuyệt vời khi 40 người đồng ý
tham gia. Ý
tưởng tặng một nửa tài sản cho từ thiện chỉ mang tính đạo đức, không
mang tính ràng buộc về pháp lý. Hiện tại, nhóm này vẫn chưa công bố kế
hoạch cụ thể sử dụng số tiền nhận được. Tuy nhiên, các thành viên đã đưa
ra một số ý kiến tài trợ về y tế, giáo dục và nghệ thuật.
Hôm
thứ Tư 4 tháng Tám, một tin vui đã đến với công chúng: 40 nhà tỷ phú
Hoa Kỳ hứa sẽ hiến tặng một nửa gia tài của họ cho từ thiện. Người ta
cũng phải kể đến công lao và lòng hào hiệp của hai nhà tỷ phú Warren
Buffett và Bill Gates giúp đưa ra tấm gương sáng trong việc vận động để
có tài lực thực hiện những điều tốt lành cho nhân loại. Người Mỹ có
tiếng là một dân tộc đầy sáng tạo. Họ sáng tạo không những trong nghệ
thuật, kỹ thuật, khoa học và nhiều lãnh vực khác mà ngay cả đến công
việc từ thiện cũng cho thấy họ là những người có nhiều sáng kiến. Đầu
tiên, trước khi vận động những người được xếp vào cùng "làng" tỷ phú,
bản thân của chủ tịch kiêm tổng giám đốc chấp hành công ty đầu tư
Berkshire Hathaway Inc, ông Warren Buffett, đã đưa ra môt tấm gương
sáng.
Năm
2006, ông quyết định tặng 99% gia tài của ông cho từ thiện. Lúc đó tài
sản của ông trị giá 44 tỷ đô la. Sau 5 năm lợi nhuận thu về từ những
khoản đầu tư trong lúc ông vẫn tặng tiền cho 5 quỹ từ thiện, tài sản của
ông lên tới 46 tỷ. Về phần hai ông bà Bill và Melinda Gates thì hầu hết
số tiền tặng giữ của họ được bỏ vào quỹ từ thiện mang tên hai ông bà và
một số quỹ khác. Tài sản của quỹ này, tính đến cuối tháng Sáu, là 33 tỷ
và tính từ năm 1994 đã cho đi những số tiền lên tới 22 tỷ 930 triệu đô
la.
Theo
nhà tỷ phú Warren Buffett cho biết thì sau sáu tuần lễ mở cuộc vận động
có tên là The Giving Pledge, ông, hai ông bà Gates, cùng với những
người khác đã gọi chừng 70 - 80 cú điện thoại đến cho những cá nhân giàu
nhất nước Mỹ, và đã có 38 tỷ phú hứa hiến tặng một nửa gia sản. Những
người này hiện cư ngụ ở 13 bang nước Mỹ, phần lớn là California và New
York . Ông Buffett cho biết, trong số những người chưa cam kết, một số
muốn dấu danh tính, một số thì không muốn lên tiếng, và một số lại không
hào hứng gì đối với chiến dịch này. Theo chương trình dự tính thì nhiều
người đã có tên trên danh sách hứa hiến tặng sẽ được yêu cầu gọi điện
thoại vận động những tỷ phú khác. Đã vậy, ông Warren Buffett cho biết sẽ
có nhiều bữa ăn tối được tổ chức trên khắp nước trong những tháng sắp
tới để nói chuyện về cuộc vận động lòng hảo tâm của các tỷ phú. Tỷ phú
Buffett rất hài lòng với kết quả sơ khởi. Ông cho biết ông và ông Bill
Gates sẽ gặp những nhóm người thật giàu ở Trung Quốc và Ấn Độ trong vòng
6 tháng tới để nói chuyện từ thiện. Hai ông hy vọng là ý tưởng về lòng
hào hiệp sẽ lan tỏa đi khắp nơi. Tuy nhiên ông cho biết là ông và ông
Bill Gates không có ý định dẫn đầu chiến dịch vận động toàn cầu huy động
lòng hảo tâm. Hai
ông Buffett và Bill Gates ước tính nỗ lực của họ có thể sẽ vận động
được các tỷ phú có tên trên danh sách những người giàu nhất của tạp chí
Forbes cam kết tặng đến 600 tỉ đô la. Chỉ
trong sáu tuần lễ mà hai nhà tỷ phú này dã vận động được 38 tỷ phú khác
công khai tuyên bố sẽ cống hiến một nửa tài sản là chuyện thành công
quá mức, bởi vì thế giới mạnh thường quân thường chuyển động khá chậm
chạp.
Theo
bà Stacey Palmer, chủ biên của tờ The Chronicle, những người có tên
trên danh sách hứa tặng này đều là những mạnh thường quân đã được biết
tiếng từ lâu nay. Nếu có thêm những người mới sẽ càng hào hứng thêm. Bà
Palmer cũng cho rằng ngoài chuyện vận động các tỷ phú, nếu vận động các
triệu phú và đến cả người làm ăn bình thường còn có thể mời gọi thêm
được rất nhiều người đóng góp. Hai ông Buffett và Bill Gates không vận
động các tỷ phú tặng riêng cho một quỹ nào, và còn nhắc nhở họ không
những hiến tặng mà còn phải cho một cách sáng suốt và nên học hỏi từ các
mạnh thường quân khác về cung cách tặng giữ sao cho đồng tiền được chi
tiêu thật đúng chỗ. Lại có những cặp thật giàu có nhưng muốn dấu danh
tính, và đã được nhà tỷ phú Buffett giải thích rằng điều quan trọng là
nên nêu ra một tấm gương về những gì mà họ làm cho người khác.
Theo
ông Steyer, đứng đầu một trong những công ty đầu tư lớn nhất điều hành
các quỹ đối trọng, thì chiến dịch The Giving Pledge có thể giúp cải
thiện hình ảnh của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Thông thường những
nhà kinh doanh không chiếm được lòng tin của công chúng và họ bị coi là
con buôn chỉ cần biết tới lợi nhuận. Theo ông Steyer thì sự tham gia của
các tỷ phú vào cam kết hiến tặng tài sản cho công ích cho thấy là những
doanh nhân giàu có này không phải chỉ biết có quyền lợi riêng. Họ có
những trách nhiệm to lớn hơn và là người của một cộng đồng rộng lớn
hơn. Trước đây trong năm, tạp chí Forbes đã xếp hạng ông Bill Gates là
người giàu thứ nhì thế giới, tỷ phú Buffett đứng hạng ba. Người giàu
nhất thế giới là công dân Mexico, ông Carlos Slim, có tài sản trị giá
khoảng 53,5 tỷ đô la. Trong số những người đưa ra cam kết hiến tặng một
nửa gia sản có tỷ phú Bloomberg hiện là thị trưởng thành phố New York,
ông vua truyền thông Ted Turner, tỷ phú dầu hỏa T. Boone Pickens và đạo
diễn loạt phim "Star Wars" George Lucas.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét